Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

101 CÂU HỎI VỀ BỆNH HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN) - Phần 2


Chương trình “Tư vấn điều trị hen phế quản” -  do Đài Tiếng Nói Nhân Dân TPHCM sản xuất, nhãn hàng thuốc hen P/H tài trợ đã chính thức lên sóng trên tần số 99.9MHz và tần số 97.3 MHz. FM Cần Thơ từ tháng 05/2014. Chương trình có sự tham gia tư vấn của các bác sỹ và chuyên gia đầu ngành về sức khỏe ở Việt Nam: ThS. BS. Lê Khắc Bảo - Phó khoa hô hấp Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tổng thư ký Hội Hô Hấp Tp.HCM; Bác sỹ - Lương y Nguyễn Hữu Trường, Bác sỹ - Lương y Nhữ Đình Thảo – Hội viên hội Đông y Việt Nam.

Sau đây là trích dẫn hơn 100 câu hỏi của thính giả gửi về cho chương trình đã được các bác sỹ - lương y tư vấn và giải đáp trực tiếp:


Câu hỏi 18: Những dấu hiệu nhận biết hen phế quản ở trẻ em thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác (như viêm phế quản, viêm …). Những lưu ý mà phụ huynh cần biết khi nhận biết hen phế quản ở trẻ?


Triệu chứng hen ở trẻ em rất giống với các bệnh hô hấp khác ở trẻ vì thế phải khám bác sỹ để được chẩn đoán chính xác. Những đặc tính sau đây tuy không giúp chẩn đoán chắc chắn hen suyễn nhưng khi hiện diện thì giúp chẩn đoán hen rất cao:
+ Ho và khò khè tái đi tái lại nhiều lần đặc biệt hay xuất hiện về đêm, tiếp xúc thời tiết lạnh, sau khi chạy chơi, sau khi cười hay khóc.
+ Có triệu chứng mũi đi kèm: chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt xì hơi. Có chàm da hay lác sữa
+ Tiền căn gia đình có người cũng mắc hen hay các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng.


Câu hỏi 19: “Con tôi lúc nhỏ đã quen ngủ có quạt, nếu không sẽ ra mồ hôi và nóng nực không ngủ được, nửa đêm cháu thường hay ho và thở khò khè , đi bác sĩ lấy thuốc uống thì hết được một thời gian, sau đó lại bị.


6 tháng trở lại đây, mức độ khò khè tăng lên, cháu có biểu hiện khó thở, nhiều khi cháu phải rướn lên mới thở được. Như vậy có phải hen suyễn chưa?
Đặc trưng của hen suyễn là bệnh hay tái đi tái lại mãi với bốn triệu chứng chính là ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Như vậy nếu cháu có triệu chứng khò khè tái đi tái lại, nhiều hơn về đêm đôi khi kèm khó thở thì rất có khả năng cháu mắc hen suyễn.
Tuy nhiên cần nhớ chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em không đơn giản vì có nhiều bệnh khác cũng có triệu chứng như vậy. Tốt nhất là dẫn cháu đi khám bác sỹ để được chẩn đoán chính xác.


Câu hỏi 20: Ở người cao tuổi, trí nhớ đôi khi không còn minh mẫn, diễn tả các triệu chứng không chính xác nên khó khăn khi nhận biết hen phế quản. Có thể gây nhầm lẫn hen phế quản với một số bệnh khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn, khí phế thũng, viêm mũi, xoang, lao phổi, trào ngược dạ dày, bệnh tim…Xin bác sỹ cho biết, khi chẩn đoán, nhận biết hen phế quản ở người cao tuổi cần lưu ý những gì?


Khi chẩn đoán, nhận biết hen phế quản ở người cao tuổi ta cần lưu ý những điều sau:

1. Tiền sử bệnh: Ở người cao tuổi tiền sử bệnh là dấu hiệu quan trọng để xác định bệnh hen phế quản. Ta cần xác định xem người bệnh có từng bị hen phế quản không? Thường phát cơn hen khi nào? Nguyên nhân khởi phát cơn hen phế quản là gì?

2. Triệu chứng khi phát bệnh : chủ yếu là

- Ho, khó thở thành cơn thường về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Khi cơn hen phế quản kết thúc thì hết các triệu chứng.

- Khi thở ra, có tiếng cò cử mà bạn và người khác cũng nghe thấy.


Câu hỏi 21: Khoảng một tuần nay tôi bị ho, đờm nhiều, khò khè, ngực như bị bóp chặt lại, thở ra khó khăn, đặc biệt vào 2 – 3h sáng. Cứ cách khoảng 6 tháng, khi thời tiết thay đổi tôi cũng đã từng bị như vậy, tình trạng đã kéo dài 5 – 6 năm nay. Xin bác sỹ cho biết, tôi có phải bị hen phế quản hay không? Tôi có nghe nói, người bị bệnh hen sẽ có các cơn khó thở thường xuyên, như trường hợp của tôi thì mới chỉ bị có 2 lần/năm, như vậy có phải là hen hay chưa?

Những triệu chứng mà bạn vừa kể là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản mạn tính và hen phế quản. Vì bạn chưa nói rõ các triệu chứng của bạn là xảy ra từng cơn trong tuần nay hay kéo dài liên tục cả tuần nay nên để xác định bạn  bị hen phế quản hay là viêm phế quản cần dựa vào yếu tố sau:

Nếu như cả tuần nay các triệu chứng của bạn gồm ho, đờm nhiều, khò khè, ngực như bị bóp chặt lại, thở ra khó khăn, đặc biệt vào 2 – 3h sáng xảy ra thành từng cơn kéo dài 5-15 phút. Sau khi hết cơn sẽ không còn các triệu chứng đó nữa thì bạn bị bệnh hen phế quản.

Nếu như các triệu chứng của bạn kéo dài suốt cả tuần sau đó giảm dần hoặc tự khỏi thì bạn bị viêm phế quản mạn tính.

Người bi bệnh hen phế quản có các cơn khở thường xuyên hoặc không thường xuyên tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Câu hỏi 22: Tôi bị ho 4 tháng nay, ban đầu là ho khan dần dần ho có đàm, đi mấy bệnh viện họ chẩn đoán là viêm PQ, nhưng gần đây tôi có biểu hiện là ngày nào cũng ho nhất là tầm 5-10 h tối kèm theo tức khò khè đôi khi nghe rõ tiếng cò cừ và rất khó thở. Tôi đi khám lại thì họ bảo là bị hen. Xin bác sỹ cho biết tôi có bị hen hay không và mức độ nặng hay nhẹ? Tôi được biết thông tin, thuốc hen P/H điều trị hiệu quả bệnh, vậy tôi có thể sử dụng thuốc hen P/H hay không?

Dấu hiệu đặc trưng để phân biệt hen phế quản hay viêm phế quản đó là các triệu chứng ho, có đàm, khó thở, có tiếng cò cử phát thành từng cơn. Khi cơn hen phế quản kết thúc thì hết các triệu chứng. Những triệu chứng bệnh hen phế quản của bạn diễn ra hằng ngày cho thấy bạn bị hen phế quản mức độ nặng .

Thuốc Hen P/H là thuốc thảo dược được bào chế theo bài thuốc cổ phương “Tiểu Thanh Long thang gia giảm”. Nguyên tắc điều trị của Thuốc Hen P/H là tập trung điều trị căn nguyên sinh bệnh hen. Tức là nâng cao chức năng và điều hòa hoạt động giữa các tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu. Từ đó, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể. Nhờ vậy, số lần lên cơn khó thở thưa hơn và cơn hen nhẹ dần, từ đó không tái phát.

Bạn có thể dùng thuốc hen PH để giảm các triệu chứng ho, đờm nhiều, khò khè, khó thở và để phòng chống cơn hen tái phát. Để đạt hiệu quả trong điều trị bệnh nhân cần kiên trì uống huốc Hen P/H đủ liều và đúng lộ trình.

Câu hỏi 23: Dấu hiệu báo trước của một cơn hen cấp tính ?


Trước khi lên cơn hen thực sự, một số bệnh nhân có các triệu chứng báo trước như là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa cổ và muốn ho.
Một số trường hợp khác bệnh nhân chỉ thấy các triệu chứng hen suyễn lâu nay vẫn có ví dụ như ho, khò khè, khó thở, nặng ngực hôm nay nặng hơn thường ngày. Nếu dùng thuốc xịt theo liều lượng của bác mà triệu chứng ho, khó thở, khò khè, nặng ngực vẫn còn thì đó là dấu hiệu có thể hen đã vào cơn hen cấp.


Câu hỏi 24: Theo mức độ nặng hay nhẹ của cơn hen có thể phân loại hen phế quản như thế nào?


Điều quan trọng cần nhớ là bệnh hen nhẹ cũng có thể vào cơn hen mức nặng và gây tử vong như thường, ngược lại bệnh hen nặng cũng có thể có cơn hen nhẹ như thường.
Vì lẽ đó người ta không dựa vào mức độ nặng nhẹ của cơn hen mà phân loại bệnh hen.
Bệnh hen được phân loại dựa vào mức độ kiểm soát bệnh dựa trên 5 tiêu chí:
+ Triệu chứng hen vào ban ngày ≤ 2 lần / tuần
+ Triệu chứng hen vào ban đêm không có
+ Cần phải dùng thuốc giảm triệu chứng ≤ 2 lần/ tuần
+ Giới hạn hoạt động làm việc, sinh hoạt không có
+ Chức năng phổi bình thường
Nếu cả năm tiêu chí đều đạt thì gọi là hen kiểm soát; Nếu chỉ đạt 3 – 4 tiêu chí thì gọi là hen kiểm soát một phần; Nếu đạt 0 – 2 tiêu chí thì gọi là hen không kiểm soát. Nghiên cứu cho thấy hen càng không kiểm soát thì nguy cơ vào cơn hen cấp càng cao.


Câu hỏi 25: Anh Nguyễn Hữu Phước, 35 tuổi trú tại Long An hỏi “Tôi có các triệu chứng ho, khó thở, khò khè, nặng ngực từ năm 37 tuổi. Trong suốt gần 10 năm qua, tôi thường đi khám tại một phòng khám tư và được bác sỹ cho thuốc uống, thuốc xịt để dùng mỗi khi lên cơn khó thở. Đặc biệt gần đây, những cơn khó thở thường xuyên tái phát ở mức độ nặng. Tôi thật sự lo lắng và phân vân, không biết phải điều trị như thế nào? Xin bác sỹ tư vấn”

Bạn đang điều trị sai cách: Không chỉ điều trị các cơn hen cấp tính mà cần điều trị dự phòng.
Điều trị dự phòng hiện nay có hai hướng: Theo đông y, theo Tây y.
Điều trị dự phòng theo Tây y: uống thuốc hàng ngày, hàng năm và thậm chí xác định cả đời
Dự phòng theo Đông y:
Mục đích của điều trị thuốc Đông y là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế bệnh mới khỏi dứt điểm được.
Thuốc hen điều trị theo Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.
Trong điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc Đông y không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ - điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.
Trên thị trường hiện có sản phẩm thuốc hen P/H của công ty đông dược phúc hưng điều trị hiệu quả hen phế quản theo đông y, có thể ngăn ngừa cơn hen không tái phát.


Câu hỏi 26: Dân gian vẫn gọi bệnh nhân hen phế quản là máy dự báo thời tiết. Theo Đông y, tại sao bệnh nhân hen phế quản nhạy cảm với thay đổi thời tiết khí hậu?

Với bệnh nhân hen phế quản, sức khỏe thường không tốt, sức đề kháng kém. Mỗi khi thay đổi thời tiết, cơ thể khó và chậm thích ứng với sự thay đổi bất thường dẫn đến việc dễ lên cơn hen trong giai đoạn chuyển mùa.
Để hạn chế cơn hen cấp tính tái phát, bệnh nhân hen phế quản cần lựa chọn thuốc điều trị hiệu quả và chú ý chăm sóc sức khỏe bằng cách ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn các đồ ăn dễ gây dị ứng với bản thân, không nên uống rượu bia, không nên ăn các chất kích thích, không hút thuốc lào, thuốc lá; tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe;


Câu hỏi 27: Tôi bị hen phế quản mãn tính đã  10 năm nay. Tuy nhiên chỉ khi thời tiết giao mùa cơn hen mới hay tái phát. Thời điểm hiện nay tôi không có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh hen, đến tầm tháng 09 – tháng 10, cơn khó thở mới trở lại.  Càng có tuổi thì mức độ bệnh càng nặng lên. Vậy tôi nên điều trị ra sao và bằng thuốc nào?


Điều trị bệnh hen phế quản quan trọng nhất là phòng chống cơn hen tái phát. Trong trường hợp của bạn, cơn hen thường khởi phát lúc thời tiết bắt đầu chuyển lạnh và bệnh có dấu hiệu nặng dần do lớn tuổi. Để điều trị hiệu quả bệnh hen phế quản, bạn nên điều trị bằng thuốc Đông y có nguồn gốc thảo dược, để tránh được các tác dụng phụ thường gặp khi sự dụng thuốc Tây như : loét dạ dày tá tràng ; loãng và xốp xương ; ức chế miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, điều trị hen phế quản bằng Đông y còn giúp điều hòa, phục hồi và nâng cao chức năng của các tạng tỳ, phế, thận bị suy yếu. Từ đó, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể. Nhờ vậy, số lần lên cơn khó thở thưa hơn và cơn hen nhẹ dần, từ đó không tái phát.


Câu 28: Thưa bác sĩ, tại sao hen phế quản được gọi là bệnh mạn tính?


Hen là một bệnh dị ứng biểu hiện tại đường hô hấp, gây tổn thương viêm mạn tính đặc trưng theo cơ chế dị ứng tại khí phế quản.
Nguyên nhân gây hen hiện nay chưa rõ, người ta cho rằng hen là do tương tác giữa cơ địa dễ mắc hen và yếu tố có hại từ môi trường. Như vậy gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong sinh hen và giải thích vì sao hen là mạn tính.


Câu 29: Hen phế quản mạn tính (lâu năm) không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm & ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như thế nào?


Hen không điều trị đúng cách trước mắt sẽ làm chất lượng cuộc sống suy giảm: bệnh nhân khó thở, khò khè liên tục, mất ngủ, phải nhập viện điều trị liên tục, nghỉ làm, nghỉ học.v.v
Lâu dài bệnh ngày càng nặng hơn và dẫn đến các biến chứng mạn tính như suy hô hấp mạn, tâm phế mạn, tức là suy tim do bệnh phổi, đa hồng cầu gây cô đặc máu và cuối cùng sẽ làm giảm tuổi thọ.


Câu 30: K-cort không phải là một thuốc được chỉ định để điều trị suyễn (hen) và thực tế các bác sĩ cũng không chỉ định thuốc này để cắt cơn suyễn, tuy nhiên thực tế còn nhiều người dân chưa nhận thức đầy đủ về việc sử dụng loại thuốc này. Vậy xin bác sỹ cho biết những hậu quả K – cort có thể gây ra?


K cort chính là thuốc corticoid đường toàn thân dùng qua đường tiêm. K cort dùng điều trị hen suyễn sẽ phải tiêm đi tiêm lại nhiều lần và dẫn đến tác dụng phụ do dùng corticoid toàn thân kéo dài: loãng xương, đái tháo đường, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, hội chứng Cushing: mặt tròn như mặt trăng, da mỏng dễ bầm máu, suy thượng thận mạn tính nghĩa là tuyến thượng thận sẽ mất chức năng không còn tự tiết hormone được nữa, bệnh nhân có nguy cơ tụt huyết áp, suy tuần hoàn khi cơ thể vì lý do nào đó bị stress như nhiễm trùng, bỏng .v.v.
 

(Còn tiếp)

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát