Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Tư vấn điều trị

Bệnh hen suyễn là gì? Những biến chứng thường gặp của hen suyễn


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Bệnh hen suyễn là gì?
  2. Những dạng hen suyễn khó chuẩn đoán
  3.    Hen suyễn chỉ có biểu hiện ho
  4.    Co thắt phế quản do vận động
  5.    Hen suyễn ở trẻ em dưới 5 tuổi
  6.    Hen suyễn ở người già
  7.    Hen suyễn liên quan tới nghề nghiệp
  8. Những biến chứng của bệnh hen suyễn
  9.    Viêm phế quản
  10.    Khí phế thũng
  11.    Tâm phế mãn tính
  12.    Suy hô hấp
  13.    Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não
  14.    Xẹp phổi
  15.    Tràn khí màng phổi
Tỷ lệ tử vong do hen suyễn chỉ đứng sau ung thư. Vậy bệnh hen suyễn là gì ? Và những biến chứng chết người của bệnh hen suyễn là g? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau. 
 
Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một bệnh mạn tính. Môi trường ô nhiễm khiến căn bệnh này ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những nước phát triển. Theo thống kê, ở Mỹ có hơn 500.000 người mắc bệnh hen suyễn phải nhập viện mỗi năm, và có đến 5.000 ca tử vong do bệnh gây ra. Vậy bệnh hen suyễn là gì và nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn ra sao? 
 

Bệnh hen suyễn là gì?

 
Hen suyễn là một loại bệnh lý gây co thắt phế quản, làm cản trở sự lưu thông của không khí trong phổi. Nếu bị hen suyễn đường dẫn khí luôn trong tình trạng bị viêm nhiễm, phù nề và dễ bị kích ứng. Sự có thắt và viêm đường dẫn khí sẽ làm thu hẹp đường dẫn khí, khiến bạn khó thở, lồng ngực nặng, thở khò khè kèm tiếng ran rít, cò cữ. Trong một vài trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết ra quá nhiều, có thể gây tắc nghẽn đường dẫn khí.
 
Hen suyễn là một loại bệnh mãn tính nên bạn phải chịu đựng nó trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên không phải tất cả người mắc bệnh hen suyễn đều ở thể nặng. Bạn có thể tự phân loại mức độ nặng nhẹ của bệnh hen suyễn dựa trên những biểu hiện thường gặp như sau:
 
Nhẹ – không liên tục: Thời gian kéo dài cơn hen không quá 1 giờ. Tần số xuất hiện cơn suyễn thường không quá hai lần một tuần và gặp những triệu chứng về đêm không quá hai lần một tháng. Độ nặng của cơn hen có thể thay đổi nhưng giữa các cơn hen không có triệu chứng.
 
Nhẹ – liên tục: Cơn hen có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc này tần số xuất hiện cơn hen nhiều hơn hai lần một tuần, triệu chứng về đêm nhiều hơn hai lần một tháng.
 
Trung bình – liên tục: Bệnh nhân lên cơn hen với cường độ nặng hơn và có thể kéo dài hàng ngày. Người bệnh phải thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày và cần đến sự can thiệp của thuốc cắt cơn để giảm triệu chứng hen suyễn.
 
Nặng – liên tục: Khi người bệnh mắc hen suyễn nặng, cơn hen đến liên tục, các triệu chứng về đêm thường xuyên xảy ra và người bệnh phải giới hạn sinh hoạt hàng ngày.
 

Những dạng hen suyễn khó chuẩn đoán

 
Để điều trị và kiểm soát bệnh hen suyễn một cách hiệu quả thì việc chẩn đoán chính xác bệnh là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, có những dạng hen suyễn mà biểu hiện của bệnh lại giống với các bệnh hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh… làm cho việc chuẩn đoán gặp khó khăn. Sau đây là những dạng hen suyễn khó chuẩn đoán, bệnh nhân và thầy thuốc cần lưu ý.
 

Hen suyễn chỉ có biểu hiện ho

 
Ho thường là biểu hiện phổ biển nhất của các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm. Do đó để chẩn đoán bệnh hen suyễn chỉ có biểu hẹn ho cần ghi nhận về sự thay đổi chức năng hô hấp khi gây thắt phế quản bằng cách tạo kích thích hen suyễn
 

Co thắt phế quản do vận động

 
Đối với bệnh hen suyễn thì vận động là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng hen suyễn, đặc biệt đối với trẻ em thì đây là nguyên nhân duy nhất kích hoạt cơ hen suyễn. Bằng cách chạy bộ trong vòng từ 8 đến 10 phút chúng ta cũng có thể chẩn đoán được bệnh hen suyễn.
 

Hen suyễn ở trẻ em dưới 5 tuổi

 
Ở độ tuổi này, trẻ em rất mắc phải các chứng bệnh có biểu hiện giống bệnh hen suyễn như thở khò khè, ho…Tuy nhiên, để chuẩn đoán hen suyễn chủ yếu dựa vào phán đoán lâm sàn và cần được xem xét định kỳ khi trẻ lớn.
 

Hen suyễn ở người già

 
Ở người già sức khỏe yếu rất dễ bị mắc cách bệnh liên quan đến phổi. Để phân biệt được bệnh hen suyễn với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người già rất khó khăn cần phải được theo dõi thường xuyên và cần được xét nghiệm cẩn thận.
 

Hen suyễn liên quan tới nghề nghiệp

 
Đối với các bệnh nhân hen suyễn liên quan tới nghề nghiệp thì trước khi đến nơi làm việc họ thường không có biểu hiện hen suyễn. Tuy nhiên, khi đến nơi làm việc do môi trường thì những biểu hiện hen suyễn lại xuất hiện. Biểu hiện hen suyễn có mối quan hệ mật thiết với nơi làm việc do đó làm cho việc chẩn đoán gặp không ít khó khăn.
 
 
bệnh hen suyễn là gì
 
 
Muốn cắt cơn, người bệnh nên dùng các thuốc giãn phế quản dạng xịt
 
 

Những biến chứng của bệnh hen suyễn

 
Hen suyễn là loại bệnh thường gặp nhưng mọi người thường ít để ý đến và khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn. Những biến chứng của bệnh hen suyễn rất nặng, và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
 

Viêm phế quản

 
Đây là một biến chứng của bệnh hen phế quản mãn tính hay còn gọi là hen phế quản bội nhiễm. Bệnh thường có những biểu hiện như sốt, khó thở tăng, đờm nhiều, thường có màu vàng hoặc xanh do nhiễm khuẩn, xét nghiệm đờm thấy bạch cầu thoái hóa và tạp khuẩn. Xét nghiệm máu người bệnh thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa nóng – lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút sinh sôi, gây ra các đợt cúm, viêm nhiễm đường hô hấp và vùng tai – mũi – họng làm cho bệnh hen suyễn biến chứng nặng hơn.
 

Khí phế thũng

 
Khi hen phế quản biến chứng thành bệnh khí phế thũng sự đàn hồi của các phế nang ở người bệnh giảm dần thể tích khí cặn tăng khiến bệnh nhân khó thở khi gắng sức, thở ra ít, môi và các đầu chi tím tái, ho khạc đờm nhiều.
 

Tâm phế mãn tính

 
Thường gặp ở bệnh nhân mắc hen thể nặng. Triệu chứng điển hình là thở gắng sức, tím tái, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn, đau vùng hạ sườn phải. Thời gian biến chứng thành bệnh tâm phế mãn tính ở người mắc hen phế quản khác nhau, có thể kéo dài 5, 10 năm hoặc lâu hơn.
 

Suy hô hấp

 
Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen. Bệnh thường gặp ở những người mắc hen ác tính hoặc hen cấp tính, với biểu hiện khó thở, đôi khi ngừng thở, phải dùng máy hỗ trợ thở, tím tái liên tục.
 

Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não

 
Tình trạng suy hô hấp kéo dài khiến não thiếu oxy, trong các thể hen nặng, có lúc ngừng hô hấp hay tim ngừng đập. Những trường hợp này bệnh nhân thường lên cơn ngạt thở đột ngột, làm tăng CO2 trong máu, dẫn đến hôn mê và tử vong.
 

Xẹp phổi

 
Một biến chứng nữa của bệnh hen suyễn là xẹp phổi. Hơn 1/3 trẻ em gặp biến chứng xẹp phổi khi mắc bệnh hen suyễn. Khi hen ổn định thì tình trạng này sẽ khỏi.
Những biến chứng nặng nề của bệnh hen suyễn không chỉ gây mất mát lớn đến cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến toàn xã hội. Do đó, chúng ta cần có sự hiểu biết sâu rộng về bệnh hen để có những phương pháp phòng tránh và điều trị đúng đắn ngay từ giai đoạn chớm bệnh.
 

Tràn khí màng phổi

 
Lúc này các phế nang giãn rộng, tại những vùng phế nang giãn mạch máu thưa thớt, áp lực trong phế nang tăng mạnh. Khi người bệnh ho mạnh hay hoạt động quá sức, các thành phế nang dễ bị bục vỡ. Tràn khí mang phổi hai bên là nguyên nhân gây tử vong ở người hen suyễn. Bệnh tràn khí màng phổi thường gặp ở khoảng 5% hen mãn tính.
 
Lưu ý, người bệnh hen suyễn cần luôn mang bên người thuốc cắt cơn dạng hít để sẵn sàng sử dụng khi thấy triệu chứng hen xuất hiện.
 
Khi gặp cơn hen ác tính hay nghi ngờ có các biến chứng của hen suyễn, cần khẩn cấp đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
 
Ngoài dùng thuốc cắt cơn, người bệnh cần dùng các thuốc dự phòng để hạn chế cơn hen tái phát. Lạm dụng thuốc cắt cơn mà không chú ý điều trị dự phòng chính là nguyên nhân chính khiến các cơn hen cấp tính có thể tái phát thường xuyên với mức độ ngày càng trầm trọng. 
 
Tổng đài tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35.
 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát