Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Đông y điều trị hen

Các bài thuốc điều trị hen phế quản


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Bài thuốc cổ phương 1000 năm tuổi Tiểu thanh long thang (Thương hàn luận)
  2. Bài thuốc Ma hoàng thang (Thương hàn luận)
  3. Bài thuốc Tô tử giáng khí thang (Hòa tể cục phương)
  4. Bài thuốc Định suyễn thang  (Nhiếp sinh chúng diệu phương)

Hen phế quản là một loại bệnh thuộc phạm vi chứng háo xuyễn, đàm ẩm của y học cổ truyền hay xảy ra ở những người có tình  trạng dị ứng. Nguyên nhân do các tạng Tỳ – Phế - Thận suy yếu, chức năng suy giảm và không được điều hòa nên gây bệnh. Phế chủ khí, khí không thăng giáng mà nghịch lên gây ho, khó thở, đàm ẩm của bệnh hen.


Phương pháp điều trị hen phế quản bằng phương pháp y học cổ truyền đã được khẳng định tác dụng lâu dài, bền vững mà lại sự cân bằng chức năng ngủ tạng, nâng cao sức khỏe làm bệnh tự tiêu tan. Các bài thuốc đông y điều trị hen phế quản được ghi lại trong các sách cổ y học lưu truyền.

 

Dưới đây là một số bài thuốc cổ phương thường dùng trong điều trị hen phế quản: 

 

Bài thuốc cổ phương 1000 năm tuổi Tiểu thanh long thang (Thương hàn luận)

 

Ma hoàng 12g, Bạch thược 12g, Quế chi 12g, Can khương 12g, Bán hạ 12g, Chích thảo 12g, tế tân 6g, Ngũ vị tử 6g.

 

Trong bài các vị thuốc phối hợp với nhau theo Quân - Thần - Tá - Sứ:


Ma hoàng, Quế chi có tác dụng phát hãn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn.
Bạch thược hợp Quế chi để điều hòa vinh vệ.
Can khương, Tế tân vừa có tác dụng phát tán phong hàn, vừa ôn hóa đờm ẩm.
Bán hạ trị táo thấp, hóa đờm.
Ngũ vị tử liễm phế, chỉ khái.
Cam thảo làm giảm bớt tính cay nóng của Ma hoàng, Quế chi, Can khương.

Tác dụng của bài thuốc Tiểu thanh long thang: Giải biểu, tán hàn, ôn phế, hóa ẩm.

 

Bài thuốc Ma hoàng thang (Thương hàn luận)

 

Ma hoàng 12g. Hạnh nhân 8g. Quế chi 12g, Chích thảo 4g.  Sắc uống ngày 3 lần, uống lúc thuốc nóng khi ra mồ hôi là được, không cần uống tiếp.

 

Trong bài:


Ma hoàng là chủ dược có tác dụng phát hãn, giải biểu, tán phong hàn, tuyên phế, định suyễn.
Quế chi phát hãn giải cơ, ôn thông kinh lạc làm tăng thêm tác dụng phát hãn của Ma hoàng và chứng đau nhức mình mẩy.
Hạnh nhân tuyên phế, giáng khí giúp Ma hoàng tăng thêm tác dụng định suyễn.
Chích thảo tác dụng điều hòa các vị thuốc làm giảm tính cay táo của Quế chi và làm giảm tác dụng phát tán của Ma hoàng.

Tác dụng của bài thuốc: Phát hãn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn.

 

Bài thuốc Tô tử giáng khí thang (Hòa tể cục phương)

 

Tô tử 8 - 12g, Trần bì 6 - 8g, Nhục quế 2 - 3g, Đương quy 12g, Tiền hồ 8 - 12g, Chế Bán hạ 8 - 12g, Hậu phác 6 - 8g, Chích thảo 4 - 6g, Sinh khương 3 lát

 

Trong bài:


Tô tử: trị ho bình suyễn. Chế Bán hạ giáng nghịch trừ đờm là chủ dược.
Hậu phác, Trần bì, Tiền hồ hợp lực tuyên phế giáng khí hóa đờm, chỉ khái.
Nhục quế để ôn thận nạp khí.
Đương quy: dưỡng huyết và làm giảm bớt tính táo của các vị thuốc.
Cam thảo: kiện tỳ, điều hòa các vị thuốc.
Sinh khương: hòa vị, giáng nghịch.

Các vị hợp lại thành bài thuốc có tác dụng giáng khí trừ đờm, bình suyễn chỉ khái.

 

Bài thuốc Định suyễn thang  (Nhiếp sinh chúng diệu phương)

 

Ma hoàng 6 - 12g,Tang bạch bì 12g, Hạnh nhân 6 - 8g, Chế Bán hạ 6 - 12g, Bạch quả (sao) 10 - 20g, Tô tử 6 - 8g, Hoàng cầm 8 - 12g, Khoản đông hoa 12g, Cam thảo 4g, sắc uống, chia 2 lần trên ngày.

 

Trong bài:


Ma hoàng: tuyên giáng phế khí để bình suyễn kiêm giải biểu hàn.
Tang bạch bì: thanh phế, chỉ khái, bình suyễn là chủ dược.
Hạnh nhân, Tô tử, Bán hạ chế: giáng khí bình suyễn, hóa đàm chỉ khái.
Bạch quả: hóa đàm, liễm phế, bình suyễn.
Hoàng cầm: kết hợp Tang bạch bì thanh phế nhiệt.
Khoản đông hoa hợp Bán hạ trừ đàm chỉ khái.
Cam thảo: điều hòa các vị thuốc.

Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng tuyên phế, giáng khí, bình suyễn, thanh nhiệt hòa đàm.
 

Văn Tỉnh ghi chép.
 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát