Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Đông y điều trị hen

Hen phế quản theo y học cổ truyền


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. KHÁI NIỆM
  2. NGUYÊN NHÂN GÂY HEN PHẾ QUẢN
  3.    Hen phế quản theo Y học hiện đại
  4.    Hen phế quản theo y học cổ truyền
  5. TRIỆU CHỨNG CỦA HEN PHẾ QUẢN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
  6.    A- Thực Suyễn
  7.    B- Hư Suyễn
  8. ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
  9. BÀI THUỐC 1500 TUỔI TRỊ HEN PHẾ QUẢN THEO Y HOC CỔ TRUYỀN

Hen phế quản theo y học cổ truyền có gì khác biệt với hen phế quản theo y học hiện đại? Thuốc điều trị hen phế quản theo y học cổ truyền có hiệu quả không? Lưu ý gì khi điều trị hen phế quản theo y học cổ truyền, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau. 

 

KHÁI NIỆM

 

Hen Phế Quản theo y học cổ truyền thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn). Chứng háo suyễn thường gặp trong các bệnh hen phế quản, phế quản viêm thể hen, phế khí thủng, tâm phế mạn (hen tim) và nhiều bệnh khác như phổi viêm, áp xe phổi, bụi phổi, lao phổi, giãn phế quản...

 

Hen phế quản hay hen suyễn đều là cách gọi về bệnh lý hen phế quản. 

 

NGUYÊN NHÂN GÂY HEN PHẾ QUẢN

 

Hen phế quản theo Y học hiện đại

 

Hen phế quản theo Y học hiện đại có thể phân loại như sau:

+ Hen Ngoại Sinh : Nhóm người bệnh thường hen suyễn từ nhỏ, trẻ tuổi, có tiền sử dị ứng rõ ràng.

+ Hen Nội Sinh : thường bắt đầu xuất hiện sau nhiều đợt nhiễm trùng hô hấp kéo dài trên bệnh nhân lớn tuổi, không có tiền căn dị ứng.

 

 

Quan niệm hen phế quản theo y học cổ truyền và hen phế quản theo y học hiện đại có nhiều khác biệt

 

Theo y học hiện đại thì các yếu tố được xem là nguồn gốc đưa đến cơn hen suyễn là:

1- Dị ứng (có khoảng 20 – 30% do di truyền) mà chất gây nên dị ứng có thể là vi khuẩn, sán lãi, các chất hít vào như phấn hoa, bụi nhà, khói, lông da thú vật, chất độc hoá học, thuốc trị bệnh, có thể là thức ăn… Hoặc cơn hen xuất hiện theo mùa.

 

2- Thức ăn và thuốc

- Trong một số thức ăn có dị ứng tố như sữa bò, trứng, cá, tôm, cua... hoặc một số hoa quả...

- Thuốc Aspirin và những chất đồng loại có thể gây nên cơn hen trong vòng 2 giờ sau khi uống.

 

3- Không khí ô nhiễm

 

4- Nghề nghiệp: Có thể do tiếp xúc với dị nguyên đặc biệt hoặc do tác dụng của chất kích thích trên một cơ địa có hen dị ứng tiềm ẩn sẵn.

 

5- Nhiễm trùng hô hấp: thường là yếu tố làm cho bệnh trở nên kịch phát.

 

6- Thần kinh: những sang chấn về tâm lý có thể là nguyên nhân gây ra cơn hen.

 

7- Hoạt động thể lực: cơn hen khởi phát mỗi khi người bệnh vận động gắng sức.

 

Hen phế quản theo y học cổ truyền

 

Chứng hen suyễn (hen phế quản theo y học cổ truyền) có thể phát sinh do 4 nguyên nhân chính sau đây:

 

1- Do Ngoại Tà xâm nhập : Thường gặp loại Phong hàn và phong nhiệt.

Phong hàn phạm vào Phế khiến Phế khí bị ủng tắc thăng giáng thất thường, nghịch lên thành suyễn.

Phong nhiệt từ đường hô hấp vào Phế hoặc phong hàn bị uất lại hoá thành nhiệt không tiết ra được gây ngưng trệ ở phế thành Háo suyễn.

 

2- Do Phế Thận Hư Yếu: Do ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày làm Phế bị suy, phế khí và đường hô hấp bị trở ngại gây nên suyễn. Hoặc do Thận hư yếu không nhuận được Phế, không nạp được khí gây nên suyễn.

Như vậy bệnh suyễn chủ yếu ở Phế, có quan hệ với Thận và nếu nặng hơn có quan hệ cả với Tâm. Vì theo Nội Kinh: mọi chứng ho, đầy tức, hơi thở đều thuộc về Phế. Phế chủ khí, khí chủ thăng giáng. Khí thuận (giáng) thì bình thường, Phế nghịch (đi lên) thì gây nên suyễn. Ngoài ra Tâm Phế suy yếu lâu ngày, Phế khí thiếu làm ảnh hưởng đến tim cũng gây ra suyễn. Tương ứng chứng bệnh Tâm Phế mạn của y học hiện đại

 

3- Do Tỳ phế hư yếu: Tỳ hư sinh đàm thấp thịnh ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc. khí đạo không thông làm cho khó thở. Hoặc bệnh lâu ngày phế hư không chủ khí sinh khí nghịch khó thở. Thận chủ nạp khí, do bẩm sinh hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến thận, thận không nạp được khi cũng sinh khó thở.

 

4- Do Đờm Trọc Nội Thịnh : Do ăn uống không điều độ hoặc bừa bãi làm ảnh hưởng đến công năng vận hoá của Tỳ, tích trệ lại thấp đờm. Trong thức ăn có những chất làm tổn thương tỳ vị, tỳ vận hoá kém, thuỷ cốc dễ sinh thấp đàm ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc, phế khí bị trở ngại gây nên hen. Thường gặp ở những bệnh nhân tỳ hư, đàm thịnh. Hoặc người vốn có đờm thấp tích trệ đi ngược lên lên gây thành đờm, ủng trệ ở Phế, làm cho khí cơ và sự thăng giáng của Phế bị ngăn trở gây ra suyễn. Hoặc do Phế nhiệt nung nấu tân dịch thành đờm, đờm hoả gây trở ngại thành suyễn.

 

So sánh với các nguyên nhân gây ra hen phế quản theo y học hiện đại nêu ra, có thể thấy:

 

+ Tuy Y học cổ truyền không nêu lên yếu tố dị ứng (allergy) và vi trùng, nhưng cũng đã thống nhất với Y học hiện đại về nhận định rằng sự thay đổi thời tiết, ăn uống và lao lực cũng có thể là những yếu tố gây nên hen suyễn.

+ Sự thay đổi về tinh thần như quá sợ, quá giận dữ, bi quan... cũng là những yếu tố làm cho cơ năng vỏ não hỗn loạn, gây nên sự mất thăng bằng giữa hai hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm đều là cơ địa dễ gây nên hen suyễn.

 

 

Hen phế quản điều trị theo Tây y thường tập trung cắt cơn là chính

trong khi y học cổ truyền thiên về giải quyết căn nguyên sinh bệnh

 

TRIỆU CHỨNG CỦA HEN PHẾ QUẢN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

 

Hen phế quản theo y học cổ truyền phân làm 2 thể chính: Thực Suyễn và Hư Suyễn.

 

A- Thực Suyễn

 

1- Suyễn Do Phong Hàn Phạm Phế: thở gấp, ngực tức, ho có đờm, lúc mới bị thường sợ lạnh, đầu đau, cơ thể đau nhức, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù  Khẩn

 

Biện chứng: Phế chủ hô hấp, bì mao, khi bị phong tà xâm nhập vào làm cho bế tắc bên ngoài, phế khí bị uất không thăng giáng được gây ra ho, suyễn, tức ngực. Vì phong hàn bế ở bên ngoài và kinh lạc, do đó, thấy sợ lạnh, đầu đau, không ra được mồ hôi. Mạch Phù là bệnh ở phần Biểu, Khẩn là biểu hiện của hàn.

 

2- Suyễn Do Phong Nhiệt Phạm Phế : thở gấp, mũi nghẹt, ho, đờm vàng, miệng khô, khát, khan tiếng, tắc tiếng, buồn bực, ra mồ hôi, nặng thì phát sốt, mặt đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác hoặc Phù Hồng Sác .

 

Biện chứng: Bên trong đang có nhiệt lại cảm phải táo và nhiệt ở bên ngoài, hai thứ nhiệt nung đốt Phế, Phế bị nhiệt gây ra ho, suyễn, sốt, mồ hôi ra, Phế và Vị có nhiệt ứ trệ sẽ sinh ra khát, miệng khô, buồn bực. Tâm chủ tiếng nói, Phế chủ âm thanh, nhiệt nung đốt Tâm và Phế gây ra khan tiếng, tắc tiếng. Rêu lưỡi vàng, lưỡi đỏ, mạch Hồng Sác là dấu hiệu nhiệt ở thượng tiêu, Tâm, Phế. Mạch Phù là bệnh ở biểu.

 

3- Suyễn Do Đờm Trọc Trở Ngại Phế: thở gấp, ho, đờm nhiều, nặng thì ho đờm vướng sặc, hông ngực buồn tức, miệng nhạt, ăn không biết ngon, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hoạt.

 

Biện chứng: Đờm trọc ủng tắc ở Phế, làm cho Phế khí không thông giáng xuống được gây ra khó thở, đờm nhiều. Đờm thấp ủng trệ ở Tỳ Vị gây ra hông ngực buồn bực, miệng nhạt, ăn không biết ngon. Mạch Hoạt là biểu hiện của đờm trọc.

 

B- Hư Suyễn

 

4- Suyễn do Phế Hư: Thở gấp (suyễn), hơi thở ngắn, mệt mỏi, ho nhẹ, ra mồ hôi, sợ gió, họng khan, rát, miệng khô, lưỡi đỏ nhạt, mạch  Hư Nhược .

 

Biện chứng: Phế chủ khí, Phế hư vì vậy khí yếu, thở ngắn, tiếng nói nhỏ, mệt mỏi. Vệ khí không vững vì vậy sợ gió, họng khan, rát, miệng khô, khí huyết hư yếu nên thấy mạch Nhược.

 

5- Suyễn Do Thận Hư: Hô hấp yếu, khi cử động mạnh thì thở nhiều, cơ thể gầy ốm, ra mồ hôi, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, có khi tay chân và mặt phù nhẹ, tiểu ít, hay mơ, hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch Trầm.

 

Biện chứng: Thận là gốc của khí, Thận yếu không thu nạp được khí vì vậy sinh ra thở ngắn, cử động mạnh thì thở nhiều. Trung tiêu dương khí hư vì vậy ăn uống không tiêu, làm cho cơ thể gầy ốm. Vệ khí yếu vì vậy sợ gió, ra mồ hôi. Dương khí yếu thì chân tay lạnh. Mạch Trầm Tế là biểu hiện của Thận hư, dương khí suy.

 

ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

 

Mục đích của điều trị thuốc y học cổ truyền là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen phế quản mới kiểm soát hiệu quả được. 

 

Thuốc trị suyễn theo Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư.  Thuốc y học cổ truyền trị hen giúp nâng cao chức năng các Tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng. Thuốc hiệu quả trong điều trị:

 

1- Tán Hàn

 

Cơn suyễn thường phát vào lúc trời trở lạnh (mùa Thu, Đông) hoặc lúc gần sáng, khi sương, mưa nhiều, sau một cơn trúng lanh, sau khi tắm, dầm mưa hoặc do dị ứng bởi thức ăn. Trạng thái chung là co thắt. Thuốc tán hàn thường có vị cay, ấm, tính nóng, có tác dụng làm thư giãn cơ trơn, kích thích sự lưu thông máu ở mạch ngoại vi bị ứ trệ.

 

2- Giáng Khí

 

Suyễn còn gọi là khí nghịch, để chỉ hiện tượng khó thở, làm cho khí bị đọng lại nhiều trong phế nang, vì phế quản co lại nên điều trị phải làm cho khí giáng xuống, làm cho phế nang giãn ra. Thuốc giáng khí sau khi uống vào thường làm cho bệnh nhân thở được, trung tiện được, ợ hơi được, làm đỡ tức ngực, bụng.

Thường gồm các loại:

 

. Tinh dầu (Bạc hà, Trần bì, Thanh bì, Mộc hương, Tử tô...) vừa kích thích hô hấp, dãn phế quản vừa sát trùng.

. Những thuốc có Ancaloid ức chế Phó giao cảm như Cà độc dược, Ma hoàng...

 

3- Tiêu Đờm

 

Khi lên cơn suyễn, đờm tiết ra nhiều gây bít phế quản, vì vậy, cần loại tiêu đờm.thường khó tìm được loại thuốc làm cho tan được chất nhầy, do đó, nên làm cho niêm mạc phế quản tiết thêm cho loãng đờm đặc để tống đờm ra ngoài, bằng việc kích thích ho để trục xuất đờm. Những thuốc long đờm thường là loại có Saponin như lá Táo, Bồ kết, Bán hạ...

 

4- Trừ Thấp

 

Thấp là ứ các chất Allergotoxin làm tăng sự thẩm thấu thành mạch gây ra hiện tượng phù viêm quanh chu vi mạch của niêm mạc, làm cho đường kính phế quản bị hẹp lại. Các thuốc trừ thấp có tác dụng chống viêm, chống dị ứng thường chứa Flavonoid có tác dụng làm bền vững thành mạch, hạn chế tiết xuất gây viêm.

 

5- Bổ Hư

 

Nơi người bị suyễn, thần kinh thực vật thường bị mất cân bằng. Hệ thần kinh trung ương cũng bị xáo trộn, do đó, cần cho các vị thuốc bổ âm, nâng cao mức ức chế thần kinh.

Hoặc cho thuốc bổ dương để làm tăng hoạt tính giao cảm lên.

Rối loạn thần kinh thực vật trong bệnh suyễn thường gặp trong trường hợp giao cảm thần kinh bị giảm, do đó, khi gần hết cơn suyễn, mồ hôi thường đổ ra nhiều, các chất mũi, đờm tiết ra, các cơ ngực, lưng mệt mỏi vì vừa qua một trạng thái co cứng.

 

BÀI THUỐC 1500 TUỔI TRỊ HEN PHẾ QUẢN THEO Y HOC CỔ TRUYỀN

 

Thuốc Hen P/H là thuốc thảo dược được bào chế theo bài thuốc cổ phương “Tiểu Thanh Long thang”. Nguyên tắc điều trị của Thuốc Hen P/H là tập trung điều trị căn nguyên sinh bệnh hen. Các vị thuốc trong Thuốc Hen P/H có tác dụng nâng cao chức năng các Tạng bị suy yếu một cách dần dần, đặc biệt là Tạng Phế và Thận. Mặt khác, Thuốc Hen P/H giúp cân bằng và điều hòa chức năng giữa 3 Tạng đó. Do vậy các kháng thể tự nhiên sinh ra, sức đề kháng của cơ thể được cải thiện rõ rệt. Phế quản không sinh đờm, hết viêm và phù nề. Số lần lên cơn khó thở thưa hơn và cơn hen nhẹ dần, từ đó không tái phát.

 

Hen là bệnh mạn tính, đặc biệt đối với những người ở thể nặng lên cơn khó thở thường xuyên, cơ thể vốn dĩ đã suy yếu và các chức năng điều hòa giữa các Tạng không được tốt, nên để đạt hiệu quả trong điều trị bệnh nhân cần kiên trì uống Thuốc Hen P/H đủ liều và đúng lộ trình.

 

Sau thời gian uống 4 tuần, bệnh nhân sẽ thấy cơn hen thưa và nhẹ dần, đờm loãng và tống xuất ra ngoài, ho giảm, phế quản thông thoáng và dễ thở hơn. Công năng tỳ vị được cải thiện giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon và yên giấc hơn, đặc biệt là thời điểm về đêm, khoảng 2 – 3 giờ sáng.

 

Khi điều trị đủ đợt (8 – 10 tuần), đa số bệnh nhân không còn lên cơn hen, khỏe mạnh hơn, có thể tham gia lao động và sinh hoạt bình thường, cảm thấy yên tâm trước những thay đổi của thời tiết và các tác nhân gây cơn hen kịch phát khác.

 

Thuốc hen P/H bảo chế dạng cao lỏng và viên hoàn, thành phần thảo dược nên an toàn khi sử dụng, phù hợp với người lớn và trẻ em.

 

Thuốc hen P/H là thuốc điều trị được Bộ Y tế cấp phép, không phải thực phẩm chức năng. 

 

Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát