Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Phân biệt triệu chứng của hen phế quản (hen suyễn) theo Đông y


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Sau đây là 4 triệu chứng của hen phế quản thường thấy nhất:
  2.    1. Hen dạng đàm thấp
  3.    2. Hen dạng đàm hỏa
  4.    3. Hen gốc tại tỳ
  5.    4. Hen gốc tại phế
  6.    5. Hen gốc tại thận
  7.    6. Lãnh háo (Hen phế quản thể hàn)
  8.    7.  Nhiệt háo (Hen phế quản thể nhiệt)

Các triệu chứng của hen phế quản biểu hiện khác nhau ở mỗi người và trên cùng một người chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm.

 

Sau đây là 4 triệu chứng của hen phế quản thường thấy nhất:


- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.
- Ho nhiều: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao.
- Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.
- Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.

 

Ngoài ra còn một số đặc điểm chính để lưu ý và giúp người bệnh phân biệt từng loại hen phế quản theo quan điểm của Đông y, giúp người bệnh dễ nhận biết và lựa chọn phương thức điều trị.

 

1. Hen dạng đàm thấp

 

Toàn thân người bệnh có cảm giác nặng nề, người thường bệu, béo, ngại hoạt động, thích nằm. Chán không muốn ăn, không khát, da vàng xạm, không sốt, phân nát, dễ ỉa chạ.

 

Cơn hen dễ xuất hiện khi trời ẩm thấp, mưa phùn gió lạnh, trời càng ẩm cơn hen càng nặng , khô hanh hen giảm. Ho nhiều, khạc đờm nhiều có thể trong loãng hay đặc.

 

Chất lưỡi dày, nhợt, ẩm, rêu lưỡi dày trắng hoặc vàng. Tiền sử hay bị các bệnh dị ứng, mề đay, thấp khớp, mụn nhọt hay rối loạn tiêu hóa

 

2. Hen dạng đàm hỏa

 

Người hay buồn bực, dễ cáu gắt, mặt lúc đỏ lúc tái – miệng đắng, khô, có thể háo khát – phân táo tiểu vàng xẻn. Cơn hen lên bất kể mùa nào. Lo lắng tức giận có thể xuất hiện cơn hen, cơn nặng lên khi buồn phiền suy nghĩ nhiều. Ngực sườn đầy tức. Ho nhiều, khạc đờm vàng sẫm hoặc có thể dây máu. Khi phấn khởi vui tươi người thường khỏe, ăn ngủ tốt và không xuất hiện cơn hen.

 

Loại hen này thường xuất hiện muộn, người trung niên hoặc đã có tuổi.

 

3. Hen gốc tại tỳ

 

Người có thể gầy hay béo bệu, nặng nề (tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh). Ăn uống kém, chế độ ăn uống thất thường, lúc no lúc đói, hoặc ăn quá nhiều chất sống lạnh. Hen có thể xuất hiện sớm: trước 5 tuổi khoảng 15% nhưng đa số xuất hiện muộn, sau 35 – 40 tuổi. Cơ bắp có thể mềm nhẽo.

 

Trời ẩm thấp, lạnh hay khi ăn chất tanh lạnh như ốc cá mè…cũng có thể các thức ăn khác như nhộng, thịt gà dễ bùng phát cơn hen, làm cơn hen nặng lên.

 

Dễ đầy bụng sôi dung, ăn chậm tiêu, dễ ỉa lỏng hay phân có mũi nhầy. Ho khạc đờm dính đặc, mạch trầm vi hoặc trầm nhược.

 

Tiền sử: Có thể kèm theo một số bệnh dị ứng biểu hiện ở da, hay có bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng, thấp khớp

 

4. Hen gốc tại phế

 

Bệnh có thể xuất hiện sớm ở tuổi nhi đồng mẫu giáo hoặc xuất hiện muộn khi đã ngoài 45 – 50 tuổi.

 

Người bệnh ho nhiều, đau rát cổ họng, dễ chảy mũi hắt hơi khi thay đổi thời tiết, đặc biệt từ nóng sang lạnh.  Hen ở trẻ thường có sốt, mặt đỏ, môi đỏ khô và khát. Ở người lớn ít khi sốt. Cơn hen dễ xuất hiện khi thay đổi thời tiết.

 

Hen phế quản cũng có thể nguyên phát hoặc thứ phát sau viêm xoang, viêm họng hoặc viêm phế quản mãn tính. Trẻ biếng ăn, hay ra mồ hôi vùng trán, lưng. Trước và sau cơn hen đều có ho. Bệnh mới mặc ho khạc đờm vàng trắng nhưn bệnh mắc đã lâu thì ho khạc đờm trong loãng.

 

5. Hen gốc tại thận

 

Hen có thể xuất hiện sớm từ 5 – 6 tuổi cũng có khi xuất hiện muộn khi đã ngoài 35 – 40 tuổi. Ngoài triệu chứng của hen còn có thêm các triệu chứng: có đái dầm, ngủ mê, ra mồ hôi trộm, còi xương hoặc biến dạng lồng ngực. Ở người lớn kèm đau lưng, ù tai, liệt dương, rối loạn kinh nguyệt.

 

6. Lãnh háo (Hen phế quản thể hàn)

 

Cơn hen xuất hiện vào mùa lạnh, trời lạnh. Bệnh nhân sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn chất sống lạnh (ốc, cá mè…) dễ lên cơn hen. Thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cơn dễ bùng phát. Đờm khạc trong loãng. Dễ ỉa lỏng, phân nát.

 

7.  Nhiệt háo (Hen phế quản thể nhiệt)

 

Cơn xuất hiện cả mùa nóng và mùa lạnh, người bệnh không sợ lạnh, ăn chất cay nóng dễ bùng phát cơn hen. Đại tiện thường táo, tiểu vàng, í khát, mặt đỏ, môi đỏ, khô. Đờm vàng dính, da nóng. Trẻ bi hen có thể sốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát