Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Thở khò khè có phải là dấu hiệu của bệnh hen không?


Chào bác sỹ!

 

Bé nhà em hôm nọ đi viện dinh dưỡng bác sĩ bảo là con em có khả năng bị hen, em thấy bé cũng hay thở khò khè , có phải thở khò khè là dấu hiệu của bệnh hen không, điều trị bệnh này như thế nào ? bệnh có nguy hiểm đén sức khoẻ của bé không ạ? Em thấy bảo bệnh này lớn nên sẽ tự hết có đúng không ạ?

Nguyễn Thu Trang (Thanh Hóa)


Trả lời:

 

Chào bạn, 


Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào: chủ yếu là tế bào mast, bạch cầu ái toan, lympho T, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính và các tế bào biểu mô phế quản. Ở những cơ địa nhạy cảm, quá trình viêm này gây khó thở, thở rít, ho, đau tức ngực từng đợt tái diễn thường bị về đêm và sáng sớm. Những đợt này thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm hay đi kèm với tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích khác nhau.


Cơn thở rít ở trẻ em: cơn khó thở rít hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là khi có nhiễm virut đường hô hấp. 1/3 số bệnh nhân sau này có thể bị hen nhưng thường được chẩn đoán viêm phế quản co thắt. Chẩn đoán như thế dẫn đến điều trị không thích hợp (dùng kháng sinh phối hợp với giảm ho) bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể.

 

Có 2 loại cơ địa kèm theo thở rít ở trẻ em:

- Không có cơ địa dị ứng, chỉ bị thở rít khi có nhiễm virut đường hô hấp, khi trẻ lớn hơn đường thở của trẻ phát triển thì tự khỏi.
- Có cơ địa dị ứng: cũng bị khó thở nặng hơn khi có nhiễm virut đường hô hấp nhưng sẽ bị hen phế quản ở suốt thời kỳ trẻ con (nhóm này thường bị kèm theo các bệnh dị ứng như: eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với thức ăn hoặc các dấu hiệu khác của dị ứng).

 

Cả 2 nhóm trên cần điều trị tích cực như hen phế quản thì có hiệu quả tốt, vì vậy nhiều nước thống kê chung tỷ lệ trẻ em bị hen phế quản và trẻ thở rít.


Khi trẻ em có các triệu chứng sau phải nghĩ đến hen phế quản:


Trẻ bị thở khò khè trước 3 tuổi và:


- Có một yếu tố nguy cơ chính là cha mẹ bị hen phế quản hoặc bị chàm.
- Có 2 yếu tố nguy cơ phụ: tăng bạch cầu ái toan trong máu, khò khè dù không bị cảm lạnh và viêm mũi dị ứng.

 

Những lưu ý khi điều trị


Có thể áp dụng điều trị thử theo hướng hen phế quản để hỗ trợ cho chẩn đoán, khi trẻ trên 5 tuổi mới áp dụng đo thông khí phổi để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh.


Điều trị hen ở trẻ em cần chú ý điều trị dự phòng là quan trọng nhất, khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ. Cần chú ý phát hiện dị nguyên của từng bệnh nhân và tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó, ví dụ: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc... giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh cho các cháu tiếp xúc với bụi khói, đặc biệt là khói thuốc lá.

 

- Điều trị dự phòng tốt nhất bằng thuốc nhóm corticoid dạng hít (pulmicort, flixotide) hoặc dư phòng theo Đông y, dùng thuốc hen P/H.


- Điều trị cắt cơn hen tốt nhất là dùng thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng nhanh (salbutamol, bricanyl dạng hộp xịt có liều định chuẩn, xịt mỗi lần 2 nhát qua buồng đệm). Cha mẹ của bệnh nhi bị hen phế quản cần thường xuyên có thuốc dự trữ để dùng cắt cơn hen cho trẻ khi cần. Tuy nhiên, nếu trẻ phải dùng thường xuyên các thuốc cắt cơn này thì phải chú ý tăng liều thuốc dự phòng. Chú ý khi thấy trẻ tím tái, thở rất nhanh (trên 70 lần/phút), khóc yếu ớt hoặc nói nhát ngừng, xịt thuốc cắt cơn không đỡ đưa trẻ đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.


- Do có nhiều tác dụng phụ, nên các thuốc nhóm corticoid cần rất hạn chế khi dùng đường toàn thân (uống hoặc tiêm) chỉ dùng trong đợt kịch phát nặng. Thuốc cắt cơn nhóm xanthine không nên dùng cho trẻ em vì nhiều tác dụng phụ.
 
Chúc con bạn sức khoẻ!

Ths. Bác sĩ Nguyễn Quỳnh Xuân

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát