Năm nay em 25 tuôi, e bị bệnh hen được 5 năm, beenhjj của em mỗi lúc 1 nặng thêm, bây giờ e lại mắc thêm bệnh xoang mũi, e đã có gia đinh, bs cho e biet voi benh của em thì e phai điều trị trong khoảng bao nhiêu lâu? Và con em có khả năng mắc bệnh như em không, nếu có thì ccách phòng cho bé như thế nào?
Trả lời:
Chào bạn,
Bệnh hen là một bệnh dị ứng, tuy có liên quan tới gen nhưng không có tính di truyền. Nhiều nghiên cứu cho biết: con của những bệnh nhân hen hoặc người có cơ địa dị ứng dễ bị bệnh hen phế quản hơn rất nhiều so với những người khác. Con của cặp vợ chồng bị dị ứng có khả năng có cơ địa dị ứng là 33%. Bệnh hen còn bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố môi trường, thời tiết...
Mặt khác, không phải tất cả những người có cơ địa dễ mắc hen là chắc chắn sẽ xuất hiện bệnh hen, mà chỉ một tỷ lệ nhất định các đối tượng này phát bệnh hen. Những người có cơ địa mắc hen, nếu tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như: lông chó, mèo, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, bụi, phấn hoa, hóa chất, xăng dầu, nhiễm khuẩn, ăn phải thức ăn lạ dễ gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, lạc, dứa... có nguy cơ mắc bệnh hen nhiều hơn rõ rệt. Còn bệnh nhân hen mà tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng nói trên thì dễ bùng phát cơn hen. Trái lại, người có nguy cơ mắc bệnh hen và bệnh nhân hen mà biết tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng thì tránh được bệnh hen và cơn hen.
Để đề phòng hen phế quản cho trẻ, cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Cần mặc ấm cho trẻ về mùa lạnh, nhất là khi đi ra khỏi nhà. Chỉ nên tắm cho trẻ khi không có cơn hen (trẻ vẫn ăn, chơi bình thường).
2. Tắm ở buồng không có gió lùa, tắm nước ấm. Cần tắm nhanh, tắm xong phải lau khô người cho trẻ ngay, lau bằng khăn khô và mặc ngay quần áo cho trẻ.
3. Mùa lạnh mỗi lần chuẩn bị tắm, rửa cho trẻ nên chuẩn bị một số phương tiện như: Quần áo sạch, lò sưởi, điều hòa nóng (nếu có điều kiện) để sau khi tắm, rửa xong là cháu được tiếp xúc ngay với khí ấm, hạn chế lạnh đột ngột làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh và nguy cơ xuất hiện cơn hen phế quản trên trẻ có sẵn tiền sử bị hen.
4. Đối với trẻ có tiền sử hen phế quản thì không cho trẻ ăn, uống các loại thức ăn có nguy cơ cao xuất hiện cơn hen như: Tôm, cua, ốc. Bố, mẹ và người lớn không nên hút thuốc trong nhà. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp điện, bếp ga thì nên cải tiến bếp đun củi, rơm, rạ bằng loại bếp ít khói. Không nên nuôi chó, mèo trong nhà.
5. Cần phơi nắng chăn, gối, đệm mỗi khi có điều kiện. Trong phòng ngủ của trẻ không nên quét nhà bằng chổi mà nên lau bụi bằng khăn ướt, hút bụi bằng máy (nếu có thể).
Về trường hợp của bạn, đã bị hen phế quản mạn tính, kết hợp với xoang mũi khiến tình trạng bệnh có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Nêú điều trị bằng thuốc hen P/H thì cần kiên trì điều trị từ 2 - 3 đợt (mỗi đợt từ 8 - 10 tuần). Liều dùng và cách dùng bạn tham khảo trong hướng dẫn sử dụng hoặc gọi số 0944 678 751 để được tư vấn thêm.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
[Đóng lại]