Hen phế quản hay còn gọi là bệnh suyễn là bệnh thuộc hệ thống hô hấp, do sự co thắt, phù nề, xuất tiết phế quản bởi phản ứng được kích thích do các tác nhân như: biến chứng của viêm nhiễm đường hô hấp kéo dài, dị ứng, không khí lạnh, gắng sức hay các kích thích về cảm xúc… Là một bệnh có tính miễn dịch cơ địa, điều trị rất khó khăn.
Ngoài các thuốc điều trị, người bệnh có thể cân nhắc một số bài thuốc nam giúp phòng hen và tăng cường công năng tạng phế.
10 bài thuốc dân gian trị hen phế quản hiệu quả
Bài 1: Bí đao, hương nhu tía, rễ lá lốt mỗi thứ một nắm sắc nước uống hằng ngày, liên tục cho tới khi khỏi.
Bài 2: Lá tỳ bà diệp (lá hen) lau sạch lông, phơi khô trong bóng râm tẩm mật sao 20g. Cúc tần (phơi khô sao vàng) 14g. Lá tía tô sao vàng 8g. Các vị đem hãm pha thêm đường uống hằng ngày, trẻ em 1 tuổi trở lên uống 50ml mỗi ngày.
Bài 3: Lá nhọ nồi, lá cối xay mỗi thứ một nắm sắc uống thay nước trong ngày, uống liên tục cho tới khi khỏi.
Bài 4: Lá ngâu 40g, bồ kết 5g, phèn chua 5g, tất cả đem sắc uống liên tục 10 – 15 ngày.
Bài 5: Lá táo, lá nhót đồng lượng 16g (hai lá này lấy ở cây chưa ra quả tốt hơn), vỏ quýt 6g, phèn phi 5g, mần tưới 20g, bạc hà 16g, bồ kết 5g. Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang, dùng liên tục trong 15 – 20 ngày, nghỉ rồi nhắc lại một vài liệu trình. Bài thuốc có tác dụng cho cả hen trẻ em.
Bài 6: Lá tỳ bà bỏ lông, bỏ nhựa phơi khô 1 lạng, hạt dành dành sống 20g. Sắc chia nhỏ uống trong ngày với đường phèn.
Bài 7: Độc vị cây sả cả rễ chặt nhỏ phơi khô trong râm, sao vàng hạ thổ sắc uống liên tục trong ngày cho tới khi cải thiện được triệu chứng.
Bài 8: Hạt cải bẹ xanh rang vàng tán nhỏ 1 muỗng cà phê, rau diếp cá 1 nắm nhỏ giã chiết lấy dịch. Có thể cho thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Uống liên tục 10 ngày.
Bài 9: Độc vị rễ cỏ tranh tươi 1 nắm sắc uống 3 – 5 ngày trị chứng ho suyễn do đờm khí.
Bài 10: Củ gai đốt tồn tính tán ngày dùng 15 – 20g với đậu sống ăn liên tục 10 – 15 ngày. Trị chứng ho hen khò khè kéo đờm.
Chú ý: Để bệnh tình sớm ổn định, cần thăm khám và điều trị đúng chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cần loại bỏ được các tác nhân gây bệnh như: viêm mũi họng xoang kéo dài, các yếu tố gây dị ứng như: phấn hoa, lông chó mèo, khói than…
Tổng hợp
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn