Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

101 Câu hỏi về bệnh hen phế quản - Phần 1


Chương trình “Tư vấn điều trị hen phế quản” -  do Đài Tiếng Nói Nhân Dân TPHCM sản xuất, nhãn hàng thuốc hen P/H tài trợ đã chính thức lên sóng trên tần số 99.9MHz và tần số 97.3 MHz. FM Cần Thơ từ tháng 05/2014. Chương trình có sự tham gia tư vấn của các bác sỹ và chuyên gia đầu ngành về sức khỏe ở Việt Nam: ThS. BS. Lê Khắc Bảo - Phó khoa hô hấp Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tổng thư ký Hội Hô Hấp Tp.HCM; Bác sỹ - Lương y Nguyễn Hữu Trường, Bác sỹ - Lương y Nhữ Đình Thảo – Hội viên hội Đông y Việt Nam.

 

 

Sau đây là trích dẫn hơn 100 câu hỏi của thính giả gửi về cho chương trình đã được các bác sỹ - lương y tư vấn và giải đáp trực tiếp:

Câu hỏi 01: Người bị hen thường có biểu hiện như thế nào?

Người bệnh hen thường có bốn triệu chứng chính sau: ho, khò khè, khó thở, năng ngực. Các triệu chứng này thường có tính chất kéo dài, lập đi lập lại, thay đổi theo thời gian trong ngày, theo không gian sinh sống, làm việc và cả khi tiếp xúc với các yếu tố dị ứng ví dụ ăn phải đồ dị ứng, hít phải mùi nồng, mùi hắc.

Thường người bệnh hen hay có tiền căn bản thân đã hoặc thành viên khác trong gia đình đã từng mắc hen  hay một bệnh dị ứng khác như là viêm mũi dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm kết mạc dị ứng. Tuy nhiên không có tiền căn hen vẫn có thể mắc bệnh hen.

Câu hỏi 2: Khi cơ thể có những triệu chứng của bệnh hen, người bệnh nên làm gì?

Nếu có các triệu chứng của bệnh hen thì bệnh nhân cần đi khám bác sỹ để được chẩn đoán chính xác vì thật ra có nhiều bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng như trên nhưng không phải là hen và ngược lại, triệu chứng không điển hình mà vẫn là hen suyễn.

Khi đi khám bệnh, bệnh nhân sẽ được cho làm xét nghiệm hô hấp ký có thể chứng minh được hiện tượng tắc nghẽn luồng khí thay đổi. Kết quả hô hấp ký như vậy có thể giúp chẩn đoán xác định hen suyễn.

Một khi đã được chẩn đoán hen suyễn thì phải điều trị. Thuốc điều trị chủ lực cho hen là thuốc kháng viêm corticoid dùng qua đường hít để điều trị tình trạng viêm đường thở và thuốc giãn phế quản dùng để chống tình trạng co thắt đường thở.  

Bên cạnh đó, Đông y cổ truyền Việt Nam tồn tại bên cạnh và bổ sung rất hiệu quả cho ngành y học hiện đại. Và dĩ nhiên là trong điều trị hen phế quản có thể kết hợp Đông Tây y. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, chỉ sử dụng các loại thuốc Đông y được bộ Y tế cấp phép, có hiệu quả điều trị và uy tín trên thị trường.

Câu hỏi 3: Hiện nay trong dân gian tồn tại hai khái niệm hen phế quản và hen suyễn. Vậy hen phế quản và hen suyễn có phải là một hay không?

Hen phế quản là cách gọi tên bệnh của Tây y. Hen suyễn là cách gọi tên bệnh của Đông y. Vì vậy, các triệu chứng của bệnh và phương pháp nhận biết bệnh giữa Đông y và Tây y hoàn toàn giống nhau.

Theo Đông y :

Hen là biểu hiện của đàm đọng ở đường hô hấp gây tiếng thở khò khè, ngậm miệng thở đều có tiếng đàm. Chứng Hen khi phát ra thường kèm theo cả chứng Suyễn.

Suyễn là chỉ vào sự hô hấp, thở cấp do phế không tuyên giáng và thận không nạp khí mà làm cho hơi đưa lên thì nhiều hơn đưa xuống thì ít, phải há miệng so vai để thở. Chứng Suyễn phát ra chưa hẳn có chứng Hen.

Câu hỏi 4: Vì sao bệnh hen thường trở nặng về đêm?

Bệnh hen do các nhân tố sau :

1, Do công năng của các tạng phủ tiết giảm về đêm:

Về đêm chức năng của phế tiết giảm sẽ làm cho bệnh nhân hen suyễn hô hấp khó khăn hơn mà dễ khởi phát cơn hen.

Ngoài ra, về đêm khi chức năng nạp khí của thận giảm thì chúng ta phải dùng cơ năng nạp thay, đó là hiện tượng thở gấp liên hồi . Vì vậy, người bệnh nên uống thuốc chữa hen trước khi đi ngủ.

2, Do tà khí vượng: Khí phong, hàn vượng về đêm dễ dàng xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp ảnh hưởng đến sự tuyên giáng của phổi khiến cho bệnh nhân dễ bị ho. Từ đó khởi phát cơn hen

3, Do lúc ngủ nằm sai tư thế lâu dẫn đến  khó thở mà dễ khởi phát cơn hen.

Câu hỏi 5: Bệnh hen có những biểu hiện tương tự một  số bệnh khác, ví dụ như viêm phế quản. Vậy làm sao để xác định được chính xác bệnh hen phế quản? Nguyên tắc điều trị viêm phế quản và hen phế quản theo đông y có gì khác nhau hay không?

Hen phế quản và viêm phế quản đều là tình trạng các phế quản bị viêm, các đường dẫn khí trong phổi co thắt lại, gây ho, khó thở và tức ngực.

Để xác định bệnh hen phế các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu đặc trưng sau đây :

Triệu chứng báo trước là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan hoặc buồn ngủ.

Triệu chứng khi phát bệnh :

1. Ho, khó thở thành cơn về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Cơn khó thở kéo dài 5-15 phút, có khi hàng giờ, hàng ngày. Sau đó giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm dãi. Đờm dãi màu trong quánh và dính. Sau cơn hen thì hết các triệu chứng.

2. Khi thở ra, có tiếng cò cử mà bạn và người khác cũng nghe thấy  .

 Ngoài ra, Tiền sử bản thân, hoặc người thân cùng huyết thống có bị bệnh hen phế quản hoặc bệnh dị ứng cũng là một trong những dấu hiệu xác định bệnh hen phế quản.

Nguyên tắc điều trị viêm phế quản và hen phế quản theo đông y có gì khác nhau hay không?:

-Trong viêm phế quản, gốc của bệnh là ở phế nên pháp điều trị thường là bổ phế, giáng khí, tiêu đờm, chỉ khái (trừ ho). Trong khi gốc của bệnh hen phế quản là do sự suy giảm chức năng của các tạng tỳ, phế, thận.Vì vậy, pháp điều trị bệnh hen phế quản thường là bổ phế, thận, kiện tỳ, giáng khí, tiêu đàm, chỉ khái (trừ ho) 

Câu hỏi 6: Có mấy nguyên nhân gây hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn)?

Cơ chế chính gây hen là hiện tượng viêm mạn tính đường thở. Vì sao người này bị viêm mạn tính mà người khác thì không viêm hiện nay chưa rõ. Đến nay, người ta cho rằng hen là hậu quả của tương tác giữa cơ địa dễ mắc hen bên trong và môi trường bên ngoài.

Những người có người thân trong gia đình đã mắc hen và các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm da thì dễ mắc hen hơn người không có.

Yếu tố môi trường bên ngoài là các yếu tố gây dị ứng ví dụ con mạt nhà, tiếp xúc phấn hoa, mùi nồng, khói thuốc lá, tiếp xúc hóa chất độc hại gây dị ứng trong nghề nghiệp, ăn thức ăn dị ứng, .v.v.

Câu hỏi 7: Cơn hen suyễn có thể nặng hơn do những tác nhân nào?

Dị ứng nguyên, ô nhiễm không khí, nhiễm trùng hô hấp, vận động thể lực, thay đổi thời tiết, ăn phải các thức ăn dị ứng, hay dùng phải các thuốc như kháng viêm không steroid, thuốc ức chế beta điều trị suy tim, tăng huyết áp.

Câu hỏi 8: Xử lý như thế nào khi lên cơn hen (suyễn) cấp tính?

Khi hen suyễn lên cơn cấp tính, việc đầu tiên là dùng thuốc giản phế quản đường hít ví dụ xịt thuốc giãn phế quản VENTOLIN, BERODUAL .v.v. Liều dùng từ 2 – 4 – 6 nhát cho mỗi lần xịt, lập lại sau 20 phút và theo dõi đáp ứng.

Nếu triệu chứng ho, khó thở, khò khè, nặng ngực giảm và hết thì tốt. Ngược lại nếu triệu chứng vẫn còn nhiều phải liên hệ ngay với bác sỹ điều trị, hoặc đi ngay cấp cứu.

Ngay cả trong trường hợp triệu chứng cơn hen giảm và hết thì cũng phải liên hệ với bác sy điều trị sau đó để kiểm tra lại liều lượng thuốc kiểm soát hen. Cơn hen cấp là dấu hiệu tốt cho thấy liều lượng thuốc kiểm soát hen hàng ngày không đầy đủ

Câu hỏi 9: Tại sao những người thường xuyên bị ho khi trời lạnh, một thời dài dễ dấn đến biến chứng thành bệnh hen?

Những người thường xuyên bị ho khi trời lạnh, một thời dài nếu không chữa khỏi sẽ rất dễ bị biến chứng thành viêm phổi hoặc hen phế quản.

Câu hỏi 10: Nguyên tắc điều trị hen theo Y học cổ truyền?

Theo Y học cổ truyền: Hen phế Quản liên quan trực tiếp tới 3 Tạng Tỳ - Phế - Thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên, cụ thể:

- Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên  khó thở. Cho nên trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc...

- Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.

- Tạng Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh (gọi là tiên thiên bất túc). Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở

Nguyên tắc điều trị hen theo Y học cổ truyền: là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen phế quản mới khỏi dứt điểm được.

Thuốc điều trị theo Y học cổ truyền thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.

Trong điều trị bệnh hen phế quản theo y học cổ truyền không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.

Câu hỏi 11: Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm nào điều trị tận gốc hen phế quản theo nguyên tắc của Y học cổ truyền hay chưa?

Y học cổ truyền có một số bài thuốc cổ phương điều trị hen hiệu quả như:“Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, “Tiểu thanh long gia giảm”, “Tiền hồ thang gia vị”…Trong đó nổi bật nhất là bài thuốc “Tiểu thanh long gia giảm”.

Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm thuốc hen P/H được bào chế từ bài thuốc “tiểu thanh long gia giảm” dạng cao lỏng tiện sử dụng, được rất nhiều bác sỹ, bệnh nhân dùng để điều trị hen mãn tính.

Thuốc hen P/H điều trị hen phế quản theo nguyên tắc Đông y, tập trung điều trị căn nguyên sinh bệnh là 3 Tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu. Thuốc có tác dụng nâng cao, phục hồi và điều hòa công năng 3 tạng này, từ đó sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện, phế quản hết viêm, đờm không sinh ra và được tiêu trừ, ho giảm, từ đó các cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen cũng nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước, tiến tới không còn lên cơn và tái phát nữa.

Câu hỏi 12: Thưa bác sĩ, hen phế quản có thể gây những biến chứng nguy hiểm nào?

Hen suyễn có thể gây ra những biến chứng trước mắt và lâu dài.

Trước mắt, khi hen suyễn vào cơn cấp có thể gây tử vong do suy hô hấp cấp. Hàng năm trên thế giới vẫn có 200.000 người tử vong do cơn hen cấp. Cơn hen cũng có thể gây tràn khí màng phổi.

Lâu dài, hen suyễn không được kiểm soát lên cơn thường xuyên cũng có thể dẫn đến suy hô hấp mạn tính, ảnh hưởng lên tim mạch gây nên tâm phế mạn, ảnh hưởng hệ thống tạo máu gây đa hồng cầu.

Ngoài ra khi hen suyễn không được điều trị đúng cách sẽ có các tác dụng phụ của điều trị như hội chứng Cushing do thuốc, loãng xương, teo cơ, mỏng da, xuất huyết dưới da, đục nhân mắt.

Câu hỏi 13: Đặc biệt là ở trẻ em, hen phế quản có gây ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển và trưởng thành của trẻ hay không?

Trẻ em bị hen suyễn không kiểm soát sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Hen suyễn là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học, vì thế sẽ ảnh hưởng đến việc học tập tiếp thu kiến thức của trẻ.

Những cơn hen liên tiếp là nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ, mất ăn, chậm lớn, còi cọc. Ngoài ra chính việc điều trị không chuẩn mực cũng gây ra thêm tác dụng phụ cho trẻ đặc biệt là chậm phát triển chiều cao nếu lạm dụng thuốc corticoid đường toàn thân như uống và tiêm.

Câu hỏi 14: Việc dùng lạm dụng thuốc giãn phế quản có thể gây nguy hiểm hay không?

Thuốc chủ yếu để điều trị kiểm soát hen là corticoid đường hít, dùng để điều trị viêm đường thở. Thuốc giãn phế quản chỉ dùng để giãn tức thời phế quản, giảm nhẹ triệu chứng. Việc lạm dụng thuốc giãn phế quản mà bỏ qua việc dùng thuốc corticoid đường hít sẽ làm tình trạng viêm đường thở không được giải quyết.

Lạm dụng thuốc giãn phế quản cũng dẫn đến kém đáp ứng của đường thở với thuốc giãn phế quản, hậu quả là sau một thời gian dùng thuốc giãn phế quản thì đường thở cũng giãn ra rất ít.

Nguy hiểm tất nhiên là đường thở càng lúc càng hẹp và khi có một cơn hen cấp có thể khiến bệnh nhân suy hô hấp và tử vong.

Câu hỏi 15: Nghe nói nếu có ông bà/ cha mẹ bị hen thì con cháu cũng bị hen. Đó là do bị lây hay có tính di truyền?

Hen không phải là bệnh lây mà là bệnh có yếu tố di truyền

Câu hỏi 16: Nghe nói có nhiều mẹo trị hen như ăn cóc có đúng không thưa bác sĩ?

Trong y học cổ truyền cóc là vị thuốc có tên thiềm thừ, thịt và xương cóc thường dùng để trị kinh phong, suy sinh dưỡng, hen suyễn ở trẻ em. Tuy nhiên, việc sử dụng thịt cóc phải hết sức cẩn trọng vì trong quá trình chế biến người làm thịt cóc có thể bất cẩn để nhiễm chất độc có trong da, gan và trứng cóc sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.

Câu hỏi 17: Tại sao nói Đông y có ưu thế trong điều trị các bệnh mãn tính, trong đó có hen phế quản?

Hen Phế Quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn).

Y học cổ truyền, từ xa xưa đã điều trị rất hiệu quả bệnh hen phế quản. Khi điều trị hen bằng thuốc hen thảo dược theo nguyên tắc của y học cổ truyền, người bệnh sẽ thấy khỏe dần lên, đồng thời sức đề kháng cũng dần được cải thiện rõ rệt khi không còn thường xuyên bị cảm, dị ứng, viêm xoang mũi, khởi phát cơn hen.

Sở dĩ, có hiệu quả này bởi nguyên tắc điều trị của Y học cổ truyền là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen phế quản mới khỏi dứt điểm được.

Thuốc hen theo Y học cổ truyền thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.

Trong điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc hen thảo dược không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.

Hiện nay, thuốc thảo dược đã được bào chế dưới dạng cao lỏng tiện sử dụng, an toàn, hiệu quả trong phòng và điều trị hen phế quản.


(Còn tiếp...)

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát