Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

4 dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Theo phó giáo sư Đoàn, 4 dấu hiệu thường gặp của bệnh hen gồm:
  2. Làm gì khi có 4 dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen
  3. Bảng câu hỏi tầm soát hen phế quản
Phó giáo sư Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, hen là một trong những bệnh mãn tính phổ biến trên thế giới, có xu hướng ngày càng gia tăng, tỉ lệ tử vong cao. Mỗi năm nước ta có khoảng 3.000 ca tử vong do hen, tuy nhiên có đến 85% trường hợp có thể phòng tránh được nếu bệnh phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
 
Phần lớn trẻ mắc hen không còn triệu chứng khi trưởng thành. Theo diễn biến tự nhiên thì khoảng 2/3 số trẻ bị hen sẽ không hết bệnh khi đến 20 tuổi, có thể là do sự thay đổi hoócmon đã gây ảnh hưởng trực tiếp lên đường thở, đáp ứng viêm và co thắt cơ trơ phế quản.
 

Theo phó giáo sư Đoàn, 4 dấu hiệu thường gặp của bệnh hen gồm:

 
- Ho khan, kết thúc ho có khạc đờm trắng, dính. 
 
- Khò khè (thở rít, cò cứ)
 
- Khó thở (thở ngắn, khó thở ra).
 
- Nặng ngực (tức ngực)
 
Ho là biểu hiện thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Nó có thể xuất hiện trước hoặc là triệu chứng duy nhất của hen. Bệnh có đặc điểm tái đi tái lại nhiều lần, thường xảy ra về đêm và sáng, liên quan đến yếu tố thay đổi thời tiết và xuất hiện hoặc tăng lên khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát.
 
Theo bác sĩ, chẩn đoán hen ở trẻ, đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi rất khó, không chỉ với bác sĩ trong nước mà cả ở nước ngoài. Lý do là việc xác định bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng, kỹ năng thăm khám của bác sĩ. Một xét nghiệm cực kỳ quan trọng là đo chức năng hô hấp thì ở trẻ nhỏ lại không làm được. Các xét nghiệm chỉ làm nhiệm vụ loại trừ bệnh khác chứ không gọi tên được bệnh hen. Vì thế, chất lượng chẩn đoán hen phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ.
 
Một trẻ được chẩn đoán là hen, bắt buộc phải có dấu hiệu khò khè. Tuy nhiên, phần lớn khò khè ở trẻ dưới 3 tuổi mà không có các biểu hiện dị ứng đi kèm thường do nhiễm virus. Trẻ khò khè sau 4 tuổi có nguyên nhân từ hen nhiều hơn.
 
Bên cạnh đó, cần phân biệt một số bệnh khác cũng gây khò khè là: viêm tiểu phế quản, hóc dị vật, lao, tim bẩm sinh, bệnh bẩm sinh ở đường hô hấp... Đặc biệt, gần đây phải kể đến hội chứng trào ngược, một bệnh tiêu hóa biểu hiện nôn, trớ nhưng có triệu chứng giống hen, nên rất dễ chẩn đoán nhầm. Một loạt các bệnh đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm dị ứng cũng phát ra tiếng thở gần giống như tiếng thờ khò khè, cũng khó thở về đêm khiến bác sĩ dễ nhầm. 
 
Đối với trẻ dưới 5 tuổi thường cha mẹ sẽ không để ý con mình bị hen hay không bởi vì những triệu chứng của bênh hen ở trẻ dưới 5 tuổi thường giống nhiều bệnh về đường hô hấp khác. Để đặt câu hỏi về bệnh hen có thể gọi đến tổng đài 1900.54.54.34 để được giải đáp. 
 

Làm gì khi có 4 dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen

 
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị hen suyễn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xác định chẩn đoán chính xác. Khi đến chuyên khoa hô hấp gặp bác sĩ để được thăm khám thì ngoài trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh, tiền sử bản thân và gia đình, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đo chức năng phổi bằng máy hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh kế và chụp X-quang phổi. 
 
Hiện nay hô hấp ký là công cụ có giá trị để chẩn đoán hen suyễn. Khi đo hô hấp ký thì người bệnh sẽ được cho ngậm một ống thổi và sẽ phải hít vào thở ra theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Nếu bác sĩ cho bạn chỉ định thử thuốc dãn phế quản thì sau khi đã đo hoàn tất hô hấp ký lần 1, bạn sẽ được cho xịt thuốc dãn phế quản (Ventolin) rồi đo lại lần hai để tìm hiểu sự thay đổi giữa hai lần đo qua đó giúp bác sĩ tìm ra chẩn đoán. Hô hấp ký là xét nghiệm không xâm lấn (không làm bệnh nhân đau) và hoàn toàn không độc hại. Khi phân tích kết quả, các bác sĩ sẽ xác định xem bạn có bị tắc nghẽn đường thở hay không, mức độ tắc nghẽn nặng hay nhẹ và có đáp ứng với thuốc dãn phế quản hay không. Dựa vào những thông tin này (kết hợp với hỏi bệnh sử và khám lâm sàng) các bác sĩ sẽ kết luận bạn có mắc hen suyễn hay không. 
 
Nếu bạn đến khám ở những nơi không có hô hấp kế mà chỉ có lưu lượng đỉnh kế (một công cụ rất đơn giản để đo sức mạnh hơi thở ra của bạn) thì bạn sẽ được cho đo chỉ số lưu lượng đỉnh 2 lần mỗi ngày trong một thời gian để xem sự thay đổi của chỉ số này. Sự biến thiên (thay đổi) từ 20% trở lên trong 3 ngày/tuần liên tiếp 2 tuần là dấu hiệu rất tốt để gợi ý bệnh hen suyễn. 
 
Ở trẻ em, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị thử và theo dõi tái khám để chẩn đoán chính xác bệnh. 
 
Khi đã được kết luận là hen suyễn, người bệnh cần:
- Xây dựng kế hoạch hành động hen
- Tuân thủ dùng thuốc (thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng) theo chỉ định của bác sĩ. 
- Tuân thủ đúng lịch hẹn tái khám. 
- Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên. 
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, luyện tập, sinh hoạt phù hợp. 
 

Bảng câu hỏi tầm soát hen phế quản

 
Bảng câu hỏi tầm soát hen theo Hướng dẫn chẩn đoán hen phế quản Bộ Y tế 2020: 
 
 
STT
CÂU HỎI
CÂU TRẢ LỜI
1
Bạn có bao giờ bị khò khè trong lồng ngực bất cứ lúc nào trong 12 tháng vừa qua không?
Có  Không
2
Bạn có bao giờ bị thức giấc giữa đêm vì cơn khó thở bất cứ lúc nào trong 12 tháng vừa qua không?
Có  Không
3
Bạn có bao giờ bị thức giấc giữa đêm vì cơn ho bất kỳ lúc nào trong 12 tháng vừa qua không?
Có  Không
4
Bạn có bao giờ bị thức giấc vì cảm giác nặng ngực bất kỳ lúc nào trong 12 tháng vừa qua không?
Có  Không
5
Bạn có bao giờ bị khó thở sau hoạt động gắng sức không?
Có  Không
6
Bạn có bao giờ bị khó thở cả ngày khi mà ông/bà nghỉ ngơi không?
Có  Không
7
Nếu bạn trả lời “Có” bất kỳ câu hỏi nào trên đây, các triệu chứng của ông/ bà có ít đi hay biến mất trong những ngày nghỉ làm việc hay trong kỳ nghỉ?
Có  Không
 

*** Nếu bạn trả lời “Có” từ 2 câu trở lên. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời ***

 
Bảng tầm soát hen phế quản theo tổ chức hen toàn cầu GINA 2019: 
 
STT
CÂU HỎI
CÂU TRẢ LỜI
1
Bạn có bị ho gây khó chịu lúc đêm khuya
Không
2
Bạn có bị thức giấc vì cơn ho hay khó thở bất cứ khi nào?
Không
3
Bạn có bị ho, khò khè hay thở rít sau khi vận động thể lực (chạy, tập thể dục)?
Không
4
Bạn có vấn đề hô hấp vào mùa nhất định nào đó trong năm?
Không
5
Bạn có bị ho, khò khè hay nặng ngực khi hít phải chất kích thích trong không?
Không
6
Bạn có những đợt cảm lạnh “ nhập vào phổi” HOẶC phải điều trị hơn mười ngày mới khỏi?
Không
7
Khi có những triệu chứng hô hấp, bạn có cải thiện với điều trị hen thích hợp?
Không

 

*** Nếu bạn trả lời “Có” từ 2 câu trở lên. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời ***

 

Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0913 850 596

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát