Tại Việt Nam có tới 3,9% dân số bị hen phế quản, tương đương gần 4 triệu người dân bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Tuy nhiên, 60% số bệnh nhân chưa kiểm soát được cơn hen do chưa được điều trị đúng cách
Hen phế quản là bệnh do viêm mãn tính đường hô hấp, có 4 triệu chứng điển hình của bệnh là ho, khò khè, nặng ngực, tức và thờ hơi ngắn. Các cơn hen thường xảy ra khi có yếu tố kích thích, hay xảy ra vào ban đêm và gần sáng, do thay đổi thời tiết do hít phải dị nguyên như bụi, phấn hoa, các chất gây dị ứng, nước hoa, xà phòng, khói thuốc lá…
Bệnh hen có cơ chế rõ ràng, có nhiều loại thuốc chữa hiệu quả nhưng hơn 60% số bệnh nhân chưa kiểm soát được hen do chưa được điều trị dự phòng và kiểm soát tốt.
Một bệnh nhân nam 24 tuổi bị hen phế quản từ năm 4 tuổi nhưng trong suốt thời gian dài, bệnh nhân này chỉ sử dụng thuốc uống hoặc thuốc xịt mỗi lần lên cơn hen. Bệnh nhân vẫn thường đến phòng khám tư và chỉ được kê thuốc cắt cơn chứ không có thêm thuốc điều trị dự phòng. Cách đây vài ngày, khi khó thở, xịt thuốc không đỡ, bệnh nhân phải vào viện cấp cứu trong tình trạng gần như ngừng thở.
Theo bác sỹ chuyên khoa hô hấp cho biết: "Những trường hợp như vậy, khi cấp cứu đều phải đặt ống nội khí quản đến bệnh nhân hết khó thở, rút được ống khí phế quản thì mới có thể chắc chắn cứu sống được bệnh nhân. Việc không điều trị dự phòng thường dẫn tới dẫn tới tình trạng bệnh trở nặng hơn, tần xuất lên cơn hen tăng và mức độ nghiêm trọng của cơn hen cấp tăng lên".
Những trường hợp như thế này hiện còn khá phổ biến. Theo nghiên cứu, có 62% bệnh nhân hen chưa từng được điều trị dự phòng, đặc biệt, ở trẻ em, tỷ lệ này lên tới 81%.
Một bệnh nhân hen ở Nam Định cho biết: “Tôi chỉ biết mình có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và bị dị ứng, viêm phế quản. Sau khi tới khám tại bệnh viện tôi mới biết mình bị hen phế quản. Trước đây tôi chỉ uống thuốc giãn nở phế quản và kháng sinh, tuy nhiên được một thời gian thì chỉ khi uống thuốc vào mới khỏi và khi không uống bệnh lại nặng thêm nên tôi mới tới khám tại bệnh viện”.
Việc điều trị không đúng làm tỷ lệ người mắc bệnh và tỷ vong vì hen phế quản vẫn không ngừng tăng lên, đòi hỏi cả cộng đồng cần chung tay để đẩy lùi căn bệnh này, tiến tới nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân, khắc phục tình trạng nhiều bệnh nhân phải nghỉ học, nghỉ làm, phải đi cấp cứu vì hen.
Hen phế quản là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi
"Điều quan trọng nhất trong điều trị phế quản là cần tư vấn cho người bệnh tránh các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn không được nuôi chó mèo, không được hút thuốc, không được đun bếp than… những khói, khí bụi độc đó đều có thể kích phát và lên cơn hen. Thứ hai, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng trong điều trị, cần sử dụng thuốc điều trị duy trì đầy đủ và mỗi khi có cơn bệnh nhân cần dùng thuốc cắt cơn" - Bác sỹ cho biết thêm.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng nhấn mạnh để điều trị hen hiệu quả, tránh lên cơn cấp nguy hiểm đến tính mạng chính là việc duy trì điều trị dự phòng hiệu quả song song với việc dùng thuốc.
Một số loại thuốc thường được dùng trong dự phòng hen phế quản là các loại thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Trong đó thuốc chống viêm là thuốc cơ bản do làm giảm tình trạng viêm giúp giảm chít hep đường dẫn khí do phù nề và giảm sự nhạy cảm đường dẫn khí với các chất kích thích. Thuốc hiện nay thường được sử dụng là các loại corticoid, đặc biệt với hen là bệnh mãn tính thì việc điều trị dài hạn bằng corticoid là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên hiện nay có nhiều ý kiến trái triều về tác dụng phụ của thuốc.
Lựa chọn thuốc thảo dược để điều trị dự phòng hen phế quản đang là xu hướng mới trong điều trị và kiểm soát bệnh hen. Thuốc hen thảo dược có tác dụng phòng ngừa cơn hen tái phát, nhờ cơ chế tác động tận gốc nguyên nhân nhân gây bệnh theo nguyên lý điều trị của y học cổ truyền nên hiệu quả cao trong điều trị, lại an toàn, không có tác dụng phụ và không gây nhờn thuốc. Thuốc hen P/H là thuốc hen thảo dược được nhiều bác sỹ và bệnh nhân tin tưởng trong điều trị dự phòng hen phế quản.
Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35.
>> Xem thêm:
Khắc phục những sai lầm trong dùng thuốc điều trị hen phế quản (hen suyễn)
Phân biệt cơn hen và bệnh hen
Các loại thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng thường gặp trong kiểm soát hen
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn