Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Bài tập hỗ trợ hen suyễn


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Những bài tập thở hỗ trợ cho bệnh nhân hen suyễn
  2.    1. Tập thở bằng cơ hoành (còn gọi là thở bụng)
  3.    2. Phương pháp thở Buteyko (thở chậm, sâu)
  4.    3. Thở chúm môi
  5. Các bài tập vận động cho bệnh nhân hen suyễn
  6.    1. Căng cơ lưng rộng
  7.    2. Căng cơ tam đầu
  8.    3. Căng cơ tứ đầu đùi
  9. Các bài tập yoga tốt cho bệnh nhân hen suyễn
  10.    1. Bài tập cây cầu
  11.    2. Bài tập xoắn cột sống khi ngồi
  12.    3. Bài tập thở Yogic (Thở luân phiên hai bên mũi)
  13.    4. Tư thế con mèo - con bò
  14.    5. Bài tập tư thế rắn hổ mang

Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh mạn tính của đường hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ tăng đáp ứng: co thắt, phù nề, tiết dịch. Sự co thắt và viêm gây phù nề, tiết dịch này sẽ làm thu hẹp các đường dẫn khí, làm giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí bị tắc nghẽn, khiến người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng khó thở, thờ khò khè… Chủ động nâng cao sức khỏe bằng các bài tập luyện như tập thở, tập yoga….về lâu dài có thể giúp cải thiện chức năng đường thở ở bệnh nhân hen phế quản/hen suyễn.

 

Những bài tập thở hỗ trợ cho bệnh nhân hen suyễn

 

Tập thở là một liệu pháp bổ sung cùng với sử dụng thuốc điều trị giúp làm giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn. Một số bài tập thở phổ biến được các chuyên gia hướng dẫn như sau:

 

1. Tập thở bằng cơ hoành (còn gọi là thở bụng)

 

 

Phương pháp thở bụng

 

Cơ hoành là một vân cơ dẹt, rộng, hình vòm, làm thành một vách gân – cơ ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng. Cơ hoành đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hô hấp của con người. Khi cơ hoành co thì vòm hoành sẽ dịch chuyển xuống dưới, lồng ngực giãn, áp lực trong lồng ngực giảm, không khí được hít vào. Sau đó nó sẽ dịch chuyển ngược lại lên trên trong khi thở ra, khiến phổi hết không khí.

 

Trong thở bằng cơ hoành, bệnh nhân hen suyễn sẽ học cách thở từ vùng xung quanh cơ hoành, thay vì từ ngực. Kỹ thuật này giúp tăng cường cơ hoành, làm chậm nhịp thở và giảm nhu cầu oxy của cơ thể. Để luyện thở bằng cơ hoành:

 

1. Nằm ngửa (đầu gối cong và kê một chiếc gối dưới đầu gối), hoặc ngồi thẳng trên ghế.

2. Một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng (để cảm nhận di động của bụng và ngực).

3. Hít vào bằng mũi (mím môi), bụng phình ra (tay ở bụng đi lên)

4.Thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại (giống như thổi sáo), bụng xẹp xuống (tay ở bụng đi xuống).

5. Hít vào 1-2 thì thở ra 1-2-3-4 (gấp đôi lúc hít vào).

 

2. Phương pháp thở Buteyko (thở chậm, sâu)

 

Ở người bệnh hen suyễn, thở nhanh có thể làm tăng các triệu chứng như khó thở. Vì vậy, áp dụng cách thở chậm, sâu (còn gọi là phương pháp thở Buteyko) sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của hen suyễn hiệu quả.

Đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị không chỉ cải thiện bệnh hen suyễn mà còn tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh lý hô hấp khác như viêm phekes quản mạn tính, COPD.

 

Cách thực hiện:

- Ngồi trên sàn hoặc trên ghế, thẳng lưng.

- Thư giãn các cơ hô hấp của bạn.

-  Hít thở bình thường trong vài phút.

- Sau khi thở ra thư giãn (dùng ngón trỏ và ngón cái để bịt mũi) và giữ hơi thở càng lâu càng tốt, cho đến khi cảm thấy muốn thở) và sau đó hít vào.

- Hít thở bình thường trong ít nhất 10 giây.

- Lặp lại vài lần từ bước 4 đến bước 5

 

 

Kỹ thuật thở Buteyko

 

Lưu ý: Khi tập kỹ thuật thở Buteyko, hãy luôn hít vào thở ra bằng mũi. Nếu bất cứ lúc nào người bệnh cảm thấy lo lắng, khó thở hoặc khó chịu dữ dội, hãy ngừng tập và hít thở bình thường. Khi đạt được sự tiến bộ, người bệnh có thể nín thở trong thời gian dài hơn. Theo thời gian, có thể giữ tạm dừng hơi thở tối đa trong 2 phút.

 

3. Thở chúm môi

 

Thở chúm môi là một kỹ thuật được sử dụng để giảm bớt tình trạng khó thở ở bệnh nhân hen suyễn.

Khi thực hiện kỹ thuật này, cần chọn vị trí thoáng mát, không khí trong lành, một chiếc ghế có bành tựa ở sau để khi cần có thể tựa vào (ghế ngồi phải chắc chắn).

Khi thực hiện động tác cần ngồi thẳng lưng, tư thế thoải mái, thư giãn thả lỏng các cơ. Hai chân đặt bằng và cuông góc với mặt đất, hai tay đặt thoải mái lên đùi.

 

Kỹ thuật thở chúm môi cho bệnh nhân hen suyễn như sau:

1. Hít vào bằng mũi (mím môi).

2. Thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại (giống như thổi sáo).

3. Hít vào 1-2, thở ra 1-2-3-4 (gấp đôi lúc hít vào).

 

 

Thở chúm môi

 

Khi hít vào và thở ra không cần gắng sức quá mức mà chỉ cần hít sâu vừa sức cùng với thở ra vừa sức (nếu hít sâu được thì càng tốt nhưng đừng cố quá sức).

Lặp đi lặp lại động tác hít thở này hàng ngày. Nên tập thở thường xuyên. Khi nào khó thở hay vận động thì hãy dùng cách hít thở này.

Tập mỗi ngày ít nhất 3 lần (mỗi lần 15 phút). Sau quen có thể dùng cách thở này liên tục hàng ngày.

Học các bài tập thở này và thực hành chúng thường xuyên có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn các triệu chứng hen suyễn của mình.

 

Các bài tập vận động cho bệnh nhân hen suyễn

 

Các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện chức năng hô hấp, đặc biệt ở bệnh nhân hen suyễn bậc 3, bậc 4 / bệnh nhân COPD.  Những đối tượng này thường đi kèm tình trạng viêm mạn tính nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt, vận động hàng ngày, người bệnh thường xuyên bị thở hụt hơi, leo cầu thang hoặc vận động mạnh có thể làm khởi phát các cơn hen cấp tính nguy hiểm. Tập vận động với mức độ vừa phải có thể giúp cải thiện dần dần tình trạng sức khỏe ở người bệnh. Một số bài tập vận động được tổ chức hen toàn cầu khuyến cáo bao gồm:

 

1. Căng cơ lưng rộng

 

- Đứng thẳng lưng, 2 chân rộng bằng vai (tư thế ngồi)

- Đưa 2 tay lên trên đầu, tay này nắm tay kia.

- Kéo thẳng lên trên nghiêng người về bên phải. Giữ thân dưới thẳng. bạn sẽ cảm thấy căng dọc theo bên thân trái.

- Giữ từ 15 đến 30 giây, sau đó đổi bên.

- Lặp lại 2 đến 4 lần mỗi bên

 

 

Bài tập vận động căng cơ lưng rộng cho bệnh nhân hen suyễn bậc 4. COPD

 

2. Căng cơ tam đầu

 

- Đứng thẳng lưng, 2 chân rộng bằng vai (có thể thực hiện ở tư thế ngồi)

- Đưa khủy tay trái thẳng lên trên và gập cẳng tay

- Dùng tay phải nắm khủy tay trái, kéo nhẹ khủy tay trái hướng về phía đầu, ra phía sau đầu. bạn sẽ cảm thấy căng dọc theo mặt sau cánh tay.

- Giữ 15 đến 30 giây, đổi tay.

- Lặp lại 2 đến 4 lần mỗi tay.

 

 

Bài tập căng cơ tam đầu cho bệnh nhân hen suyễn nặng và COPD

 

3. Căng cơ tứ đầu đùi

 

- Đặt 2 tay vào tường ở tư thế cân bằng.

- Bước chân trái ra sau. Giữ thẳng chân, ấn gót chân xuống sàn nhà.

- Đưa hông về phía trước, khụy nhẹ chân phải. Bạn sẽ cảm thấy căng ở bắp chân trái.

- Giữ căng khoảng 15 đến 30 giây.

- Lặp lại 2 đến 4 lần mỗi chân.

 

 

Bài tập căng cơ tứ đầu đùi tốt cho bệnh nhân hen suyễn

 

Các bài tập yoga tốt cho bệnh nhân hen suyễn

 

Yoga là bộ môn được rất nhiều chuyên gia khuyến khích tập luyện cho những người bị bệnh hen suyễn/hen phế quản. Yoga là các bài tập kết hợp cả thể chất lẫn tinh thần, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng nên rất phù hợp giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện các triệu chứng hô hấp ở bệnh nhân hen suyễn.

Theo một nghiên cứu năm 2014, các nhà khoa học đã phân tích 14 nghiên cứu gồm 824 người bị hen suyễn tham gia tập luyện yoga, cho thấy yoga giúp cải thiện chức năng hô hấp và chất lượng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân hen suyễn.

Theo một kết quả nghiên cứu vào năm 2016 cũng đã cho kết quả tương tự. 15 nghiên cứu về cách thở, các tư thế và thiền yoga giúp triệu chứng cải thiện tốt các triệu chứng hen suyễn. Nhiều bệnh nhân hen suyễn cảm thấy thở tốt hơn khi kiên trì thực hiện các bài tập yoga.

Ngoài giúp ích đối với các bệnh nhân hen suyễn, nghiên cứu vào năm 1975 trong tờ Lancet cho thấy, yoga còn giúp giảm tình trạng cao huyết áp đáng kể. Một cuộc thử nghiệm của tạp chí “Nghiên cứu về Điều kiện thể chất” của Mỹ, so sánh sự khác biệt trong 2 tháng giữa đối tượng tập yoga và không tập yoga ở tuổi 32. Kết quả cho thấy tập yoga giúp cải thiện sức bền của cơ thể nói chung. Karen Pilkington, một nhà nghiên cứu của Đại học Westminster cho rằng “Có vài dấu hiệu cho thấy lợi ích của yoga trong việc giải quyết rối loạn tâm trạng về cảm xúc con người.”

Yoga giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tuần hoàn, hỗ trợ hô hấp tốt hơn. Chúng giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, kiểm soát căng thẳng và lo âu.

Yoga có nhiều bài tập với nhiều mức độ luyện tập khác nhau, dưới đây là các bài tập được chuyên gia đánh giá là phù hợp với bệnh nhân hen suyễn:

 

1. Bài tập cây cầu

 

Tư thế yoga cây cầu là tư thế cơ bản giúp mở rộng lồng ngực của bạn, khuyến khích quá trình hô hấp sâu hơn.

 

Các thực hiện:

- Người bệnh nằm ngửa, hai chân rộng bằng vai. Đầu gối gập lại, từ từ nâng lên cao. Hai tay duỗi thẳng trên sàn và lòng bàn tay úp xuống.

- Hít vào từ từ và di chuyển vùng xương chậu lên, đầu và vai không di chuyển, hít thật sâu

- Từ từ hạ khung xương chậu xuống và thở ra.

 

 

Tư thế cây cầu

 

Lặp đi lặp lại nhiều lần để mở rộng đường thở của người bệnh hen suyễn, giúp không khí đi vào cơ thể nhiều hơn.

 

2. Bài tập xoắn cột sống khi ngồi

 

Tư thế xoắn cột sống này tác động tới phần lưng, kéo căng cơ lưng, giảm căng thẳng toàn cơ thể. Bằng việc giãn cơ, thư giãn phần cột sống, hơi thở của người bệnh hen suyễn được cải thiện đáng kể.

- Tư thế ngồi thẳng trên ghế, hai chân đặt trên sàn nhà

- Xoay thân sang phải. Đặt tay lên đùi để căng người hết sức. Giữ nguyên trong 3-5 nhịp thở.

- Quay lại tư thế ban đầu và đổi bên.

Mỗi lần thực hiện 30-50 lần. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần.

 

 

Tư thế xoắn cột sống khi ngồi. 

 

3. Bài tập thở Yogic (Thở luân phiên hai bên mũi)

 

Thực hành thở Yogic có thể cải thiện chức năng phổi và sức bền hô hấp ở người bệnh hen suyễn.

- Ngồi trên sàn hoặc giường, bắt chéo chân. Thở ra. Đặt ngón cái lên lỗ mũi phải, sau đó hít vào bằng lỗ mũi trái.

- Đặt ngón áp út lên lỗ mũi trái, thở ra bằng lỗ mũi bên phải.

- Hít vào bằng lỗ mũi bên phải, sau đó đóng mũi phải lại bằng ngón cái rồi thở ra bằng mũi trái.

- Lặp lại nhiều lần..

 

 

Thực hành thở Yogic.

 

4. Tư thế con mèo - con bò

 

Tư thế con mèo hay con bò là tư thế cơ bản trong yoga. Chúng có lợi ích rất tốt với phần lưng, giãn và duy trì độ dẻo dai của cột sống. Điều này giúp lưu thông máu, cũng duy trì chức năng hô hấp, đồng thời giảm căng thẳng, thư giãn tâm lý cho người bệnh hen suyễn

 

Hướng dẫn thực hiện:

- Chống người bằng hai tay và đầu gối, sao cho hai bàn tay thẳng, song song hai chân, đầu gối cũng thẳng ngay dưới hông.

- Cột sống là đường thẳng nối vai và hông

- Giãn cổ và cúi xuống.

 

Hít vào và chuyển sang tư thế con bò

- Nhón ngón chân

- Kéo xương chậu về phía sau, mông nhô lên một chút

- Hạ bụng xuống sau đó hít vào

- Hướng mắt lên trần nhà, cổ giữ nguyên không di chuyển.

Thở ra rồi bước vào tư thế con mèo

- Áp ngón chân xuống sàn nhà

- Đẩy xương chậu về phía trước

- Thở ra, hóp bụng

- Thả đầu xuống

- Đưa mắt về phía rốn.

 

 

Tư thế con mèo, con bò

 

5. Bài tập tư thế rắn hổ mang

 

Tư thế rắn hổ mang hay còn gọi là Bhujangasana giúp củng cố sức mạnh cột sống, tư thế này giúp giảm stress, căng thẳng, điều hòa hơi thở, cải thiện triệu chứng hen suyễn.

 

Cách thực hiện tư thế rắn hổ mang cho bệnh nhân hen suyễn:

- Nằm sấp ở giữa nệm, mu bàn chân duỗi thẳng, hai lòng bàn tay úp xuống hai bên.

- Hai bàn tay chống xuống sàn, nhấn đều các ngón tay xuống mặt sàn, cơ thể nâng lên cách mặt đất vài centimet

- Đẩy hai vai về phía sau, lôi cơ bụng, hóp bụng lại để cong lưng về phía sau, nâng người cao lên.

- Nâng người tạo thành thế rắn hổ mang, mặt hướng lên trên trần nhà.

- Giữ tư thế này khoảng 4-5 nhịp thở rồi thở ra và về vị trí ban đầu.

 

 

Tư thế rắn hổ mang giúp điều hòa hơi thở, cải thiện triệu chứng hen suyễn.

 

Trên đây là những bài tập hữu ích cho bệnh nhân hen suyễn, các bài tập này có tác dụng hỗ trợ cho người bệnh bên cạnh việc điều trị bằng thuốc. Người bệnh cần khởi động kỹ trước khi tập luyện các động tác đòi hỏi kỹ thuật cao, kiểm soát hen tốt bằng thuốc dự phòng để có cuộc sống, sinh hoạt như người bình thường.

 

Tổng đài bác sĩ hỗ trợ 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 250ml chế phẩm: 250ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 20g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 20g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 20g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 20g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 20g
- Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 20g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 20g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 15g
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 30g
- Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 6g
Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 250ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35
Số GPĐKQC: 1969/2022/XNQC-ATTP

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát