Bệnh hen là căn bệnh thường gặp hiện nay. Dù không quá nguy hiểm như các căn bệnh khác, tuy nhiên bệnh hen suyễn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nhưng liệu bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không? Phụ nữ mang thai cần lưu ý gì khi bị hen suyễn? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có được câu trả lời nhé!
Bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Đối với phụ nữ, sức khỏe là điều quan trọng nhất trong giai đoạn mang thai. Lý do bởi sức khỏe của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Đặc biệt là khi người mẹ mắc các căn bệnh mạn tính như bệnh hen suyễn.
Các thống kê hiện nay cho thấy, các bà mẹ bị hen suyễn khi mang thai sẽ có diễn biến sức khỏe xấu đi. Điều đó sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh hen ảnh hưởng tương đối lớn đến thai nhi trong bụng mẹ.
Khoảng từ 4-8% trường hợp gây nguy hiểm cho đứa trẻ trong bụng khi mẹ lên cơn hen thường xuyên và thiếu không khí cung cấp cho cơ thể. Các trường hợp nặng có thể dẫn tới nhiều biến chứng không mong muốn.
Trường hợp phổ biến nhất là: Thai nhi sinh non, sinh thiếu cân, thiếu chất. Hoặc các trường hợp như trẻ sau khi sinh dễ bị mắc các bệnh như: Co giật, hạ đường huyết, tim đập nhanh, cơ thể yếu ớt, suy dinh dưỡng và hệ hô hấp gặp trở ngại. Đối với các trường hợp hen suyễn nặng, điều quan trọng là các bà mẹ cần tuân thủ theo những chỉ dẫn chữa bệnh từ bác sĩ.
Mẹ bầu nên làm gì khi mắc bệnh hen?
Các triệu chứng hen suyễn sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nên để hạn chế nguy cơ và loại trừ sự xuất hiện của các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em sau khi sinh, phụ nữ mang thai nên:
Có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý:
Khi phụ nữ mang thai đã mắc bệnh hen, chế độ ăn uống cần lành mạnh và cân bằng. Điều đó sẽ giúp sức khỏe mẹ bầu nhanh hồi phục và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều mẹ bầu đặc biệt cần lưu ýkhi bị hen.
Tuyệt đối tránh xa khói thuốc:
Hút thuốc hay hít phải khói thuốc sẽ khiến bệnh hen trở nên trầm trọng. Không dừng lại ở đó, thuốc lá sẽ mang tới nguy cơ sinh non, sảy thai và vấn đề hô hấp cho trẻ sau này.
Loại bỏ hoàn toàn các chất kích thích:
Các chất kích thích đều mang đến nguy cơ xấu đến đường hô hấp. Khi bị hen suyễn, các chất này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ.
Lên kế hoạch điều trị bệnh hen suyễn:
Đối với những mẹ bầu bị hen suyễn, các phương pháp chữa trị theo chỉ định bác sĩ là điều vô cùng cần thiết. Điều này mang đến sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Hỗ trợ điều trị hen cho phụ nữ mang thai bằng cách nào?
Đối với các trường hợp phụ nữ bị bệnh hen , chúng ta cần tìm được những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời. Cụ thể như sau:
- Thăm khám, theo dõi thai nhi định kỳ nếu nghi ngờ bị bệnh hen suyễn.
Thăm khám sức khỏe thường xuyên khi nghi ngờ bị bệnh hen.
- Luôn vệ sinh nơi ở, giữ ấm cơ thể, tránh cảm cúm, cảm lạnh. Vệ sinh tai mũi họng tốt nhất.
Qua bài viết này, chắc chắn bạn sẽ trả lời được câu hỏi bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không? Cũng như biết được phụ nữ mang thai cần làm những gì khi bị hen? Để có được các thông tin hữu ích đừng quên truy cập: https://www.benhhen.vn/ để được giải đáp thắc mắc. Tổng đài tư vấn và theo dõi điều trị miễn phí 1800 5454 35.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn