Hiện nay, theo khảo sát, số lượng người mắc bệnh hen suyễn tại Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng. Nhiều người cho rằng đây là căn bệnh di truyền nhưng nhiều người lại cho rằng không phải. Vậy dựa trên căn cứ khoa học thì bệnh hen có di truyền không? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho quý bạn đọc.
Bệnh hen và những đặc điểm bệnh
Bệnh hen hay còn được gọi là hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính của phế quản dẫn đến những đợt tái diễn của ran rít, khó thở, bó sát lồng ngực và ho. Ở bệnh lý hen có phản ứng quá mẫn của đường thở với các yếu tố của môi trường, ngay cả khi không có triệu chứng thì đường thở vẫn bị viêm, khi phải tiếp xúc với các yếu tố làm khởi phát cơn hen thì tình trạng viêm của đường thở sẽ nặng lên, đường thở phù nề và bị co thắt lại. Lúc này, người bệnh sẽ bắt đầu có những triệu chứng như: Khó thở, ho, tức ngực..
Bệnh hen là gì?
Cơn hen phế quản dễ bị tái phát khi người mắc bệnh tiếp xúc với những chất kích thích. Nó giống như một triệu chứng dị ứng nhưng tình trạng nặng hơn thông thường.
Đối với trẻ em, bệnh hen khá khó để có thể phát hiện được sớm. Các bậc phụ huynh nên thường xuyên chú ý, nếu trẻ xuất hiện những biểu hiện dưới đây:
- Có khò khè kèm theo một trong hai triệu chứng ho và khó thở.
- Các triệu chứng tái phát thường xuyên
- Nặng hơn về đêm và sáng sớm
- Xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi....
- Xảy ra khi không có nhiễm trùng hô hấp
- Có tiền sử bị dị ứng (viêm mũi dị ứng, chàm da)
- Tiền sử gia đình (cha mẹ anh chị em ruột) mắc hen hay dị ứng
- Đáp ứng với các thuốc điều trị hen
Bệnh hen có di truyền không?
“Bệnh hen có di truyền không?” là câu hỏi mà không ít người đặt ra. Bởi nhiều người nghĩ rằng bệnh hen là do bố hoặc mẹ truyền sang con, điều này khiến cho các bậc phụ huynh có sự lo lắng thái quá đối với sức khỏe của con nhỏ.
Bệnh hen có di truyền hay không?
Trên thực tế, khoa học đã chứng minh rằng: Bệnh hen là một bệnh lý thể hiện mức độ dị ứng của cơ thể con người đối với một số tác nhân bên ngoài. Nhưng bệnh này hoàn toàn không có tính di truyền tuyệt đối 100%. Tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà có thể mắc bệnh hoặc không.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp cả 2 vợ chồng đều bị mắc bệnh hen thì con sinh ra sẽ có cơ địa dễ bị dị ứng lớn hơn khoảng 30% so với con của những cặp vợ chồng bình thường.
Lưu ý: Không phải những người có cơ địa dễ bị hen đều sẽ bị hen. Số người mắc bệnh chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhất định trong số lượng người đó. Và các tác nhân của môi trường, thời tiết thường sẽ là nguyên nhân chính gây phát bệnh.
Những người mắc bệnh hen không nên hoạt động quá nhiều trong điều kiện môi trường không ổn định. Nên chú ý tới sức khỏe nhiều hơn vào những lúc giao mùa.
Đặc biệt, người mắc bệnh hen tuyệt đối không nên tiếp xúc với những yếu tố dễ gây dị ứng, như: Lông động vật, khói thuốc lá. khói thuốc lào, khói bếp than, bụi đường phố, phấn hoa và một số loại hóa chất khác (xăng, dầu)...
Người bệnh hen không nên tiếp xúc với chất kích thích
Để hạn chế tối đa khả năng phát bệnh, bên cạnh những điều nên tránh trên thì người bệnh còn nên chú ý tới chế độ ăn uống của mình. Hạn chế việc ăn các thực phẩm lạ, điển hình là cá ngừ, dứa, nhộng...
Hãy luôn giữ bên mình lọ thuốc chữa hen phòng trường hợp phát bệnh mà bạn không thể lường trước được.
Trên đây chính là tổng hợp thông tin về bệnh hen cũng như câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh hen có di truyền không?”. Hy vọng, với những thông tin này, bạn sẽ có cách hiểu và cách phòng ngừa bệnh hen tái phát một cách tốt nhất. Để được tư vấn và hỗ trợ một cách chi tiết hơn, vui lòng truy cập vào trang web: https://www.benhhen.vn/. Tổng đài bác sỹ tư vấn miễn cước 1800 5454 35
>>> Xem thêm
- Tại sao hen phế quản tái đi tái lại
- Biểu hiện của bệnh hen, dấu hiệu nhận biết hen phế quản
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn