Bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được mệnh danh là sát thủ vô hình. COPD chính là một trong những bệnh lý gây tàn phế và có tỉ lệ tử vong cao.
Bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và những con số báo động
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), có trên 600 triệu người trên thế giới bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hơn 3 triệu người chết mỗi năm. Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Tỷ lệ tử vong do bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trong thời gian qua có xu hướng không ngừng tăng.
Một số thống kê cũng cho thấy chi phí điều trị cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cao hơn hẳn chi phí điều trị hen, lao, viêm phổi…
Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể làm suy giảm chức năng hô hấp, làm hạn chế khả năng hoạt động hàng này và làm giảm chất lượng sống của người bệnh.
Bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không? (Ảnh minh họa)
Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) lơ là điều trị, sẽ nguy hiểm!
Không chỉ ở người cao tuổi mà bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh, kể cả trẻ em.
Bệnh dễ dàng mắc phải nếu người bệnh có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, hít phải khói thuốc lâu dài (80 - 90% nguyên nhân gây bệnh); ô nhiễm môi trường ngoài trời; ô nhiễm môi trường không khí trong nhà như hít phải khí đốt nhiên liệu, bụi nghề nghiệp, hóa chất hoặc nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên như bệnh viêm phổi, viêm phế quản…
Bệnh dễ gặp biến chứng nếu không được điều trị kịp thời hoặc không tuân thủ điều trị. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bao gồm:
- Các bệnh về tim: Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) sẽ bị nhịp tim nhanh, gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến suy tim.
- Bệnh cao huyết áp: Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể gây ra áp suất cao trong các mạch đưa máu đến phổi của người bệnh gây tăng áp phổi, tăng huyết áp.
- Nhiễm trùng hô hấp: Người bệnh sẽ có triệu chứng bị cảm lạnh thường xuyên, cúm hoặc viêm phổi nặng mà không thể chữa khỏi.
Bên cạnh đó phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể gây ra các biến chứng như suy hô hấp, suy tim, ung thư phổi, thậm chí dẫn tới tử vong.
Đa phần bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh trong giai đoạn muộn, khi tình trạng tắc nghẽn đã nặng nên điều trị khó khăn, bệnh đã ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh.
Đi khám ngay khi có triệu chứng bệnh
Các triệu chứng phổ biến của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bao gồm khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động thể chất, ho, khò khè, mệt mỏi và/ hoặc tiết ra chất nhầy dai dẳng. Đặc biệt ở người có tiền sử hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động trong thời gian dài nếu gặp các triệu chứng này thì nên đi khám ngay.
Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chẩn đoán phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) dựa trên sự kết hợp của các triệu chứng và kết quả xét nghiệm. Một trong những xét nghiệm quan trọng để xác định một người bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là hô hấp ký.
Những thay đổi của bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng có thể được nhìn thấy trên X-quang ngực hoặc CT scan ngực. Khi bác sĩ đã xác định rằng người bệnh bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), họ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng hô hấp của người bệnh khi ngủ và khi vận động, bao gồm cả việc xem xét mức độ bão hòa oxy của bạn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Thuật ngữ “mạn tính” trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nghĩa là nó tồn tại trong một thời gian dài. Các triệu chứng của phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đôi khi được cải thiện khi một người ngừng hút thuốc, dùng thuốc điều trị thường xuyên, và/ hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi.
Tuy nhiên, phổi của người bệnh vẫn bị hư hại và không bao giờ có thể hoàn toàn trở lại bình thường. Do đó, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh suốt đời. Khó thở và mệt mỏi có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng mọi người có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và tiếp tục sống một cuộc sống bình thường.
Điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hiệu quả
Điều trị bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trước nhất và quan trọng nhất ở người hút thuốc là từ bỏ hút thuốc.
Nếu người bệnh đang tiếp tục hút thuốc lá thì cũng có nghĩa nguy cơ tử vong của người bệnh cao hơn những đối tượng khác.
Điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bằng thuốc, có thể cân nhắc một số nhóm thuốc điều trị sau theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế:
- Nhóm thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của các đợt kịch phát của COPD: bao gồm những nhóm dùng để mở rộng đường thở (thuốc giãn phế quản) và/ hoặc điều trị nhiễm trùng (kháng sinh). Cần lưu ý là việc lạm dụng thuốc làm giảm triệu chứng của các đợt kịch phát có thể đến mất thêm chức năng phổi theo thời gian.
- Nhóm thuốc điều trị dự phòng, kiểm soát các đợt kịch phát: ICS – Corticoid dạng hít; Không giống như kháng sinh, thuốc điều trị dự phòng kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nên được thực hiện mỗi ngày, thường là suốt đời.
Tùy theo mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng, cách dùng, các thuốc giãn phế quản, kháng sinh và thuốc dự phòng phù hợp. Mục tiêu chính là chỉ cần giữ cho khỏe mạnh là được, việc ngăn ngừa chức năng phổi giảm dần theo thời gian là tương đối khó khăn. Ngoài dự phòng Tây y, người bệnh có thể cân nhắc các thuốc dự phòng Đông y để đảm bảo chức năng phổi được duy trì ở mức tốt nhất.
Ngoài các phương pháp dùng thuốc, người bệnh tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh hô hấp do virus, rửa tay thường xuyên, tiêm vắc-xin cúm hàng năm và tiêm vắc-xin viêm phổi khi bác sĩ đề nghị.
Dinh dưỡng hợp lý và giữ gìn thể hình tốt cũng quan trọng không chỉ để giảm triệu chứng mà còn cho chất lượng cuộc sống của của người bệnh. Chương trình phục hồi chức năng phổi có thể hướng dẫn các bài thể dục có giám sát và giáo dục cho những người có vấn đề về hô hấp và nên là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện cho bất cứ ai mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Các nhóm hỗ trợ cộng đồng như benhhen.vn có thể cung cấp hướng dẫn và cơ hội cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và những người chăm sóc họ bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của họ với những người khác bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và gia đình.
Trong một số trường hợp, các phẫu thuật như phẫu thuật giảm thể tích phổi hoặc ghép phổi có thể là những lựa chọn để xem xét.
Bệnh mạn tính, việc điều trị mạn tính, hãy đồng hành cùng chuyên gia trong quá trình điều trị. Tổng đài tư vấn và theo dõi điều trị miễn cước 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338.
Nguồn: Báo sức khỏe đời sống
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn