Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là tình trạng bệnh lý ở phổi có sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như ho đờm, khó thở, nặng ngực kéo dài.
Theo TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn, bệnh liên tục tiến triển nặng dần theo thời gian, bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc phổi tắc nghẽn mạn tính thường cần dùng thuốc kéo dài; bệnh nhân này cần có hiểu biết đầy đủ về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để có thể chủ động theo dõi tình trạng bệnh và dùng thuốc đúng cách. Hãy cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) vì đây là căn bệnh nguy hiểm dễ gây ra nhiều biến chứng.
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), có trên 600 triệu người trên thế giới bị bệnh COPD, hơn 3 triệu người chết mỗi năm. COPD là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch màu não.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chi phí điều trị cho COPD cao hơn hẳn chi phí điều trị Hen, Lao, Viêm phổi...COPD ảnh hưởng nghiêm trọng lên chất lượng cuộc sống bệnh nhân, hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày.
Những điều cần biết về bệnh lý phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Một số lưu ý mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cần nhớ trong quá trình điều trị và "sống chung" với bệnh bao gồm:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỉ lệ tử vong cao.
- Số người mắc bệnh và tần suất tử vong đang có chiều hướng gia tăng.
- COPD làm suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
- Bệnh nhân thường đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh trong giai đoạn muộn, khi tình trạng tắc nghẽn đã nặng.
- Việc đánh giá không đúng mức về COPD góp phần làm gia tăng tần suất bệnh và tăng gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
Ai dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
- Nam giới, tuổi > 40.
- Những người hút thuốc lá, thuốc lào.
- Tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi nghề nghiệp.
- Tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khói bếp than.
- Bị nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ.
TS. Nguyễn Thanh Hồi cho biết, khi bạn bị phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, bạn đã có vấn đề về phổi: Đường dẫn khí hẹp lại, không khí khó đi vào phổi (thành của đường dẫn khí dày lên, sưng phù, hoá xơ; tăng tiết đờm, cơ bao quanh đường dẫn khí co thắt lại); Các túi khí nhỏ ( phế nang) bị phá huỷ, gia tăng tình trạng ứ khí trong phổi và giảm khả năng trao đổi khí của phổi.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Bệnh COPD không lây lan.
- Chủ yếu gặp ở người lớn.
- Hút thuốc lá: là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của COPD. Hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá do người khác hút)cũng có thể tăng nguy cơ COPD. (80%-90% bệnh nhân COPD đang hút hoặc có tiền sử hút thuốc lá).
- Bụi, hoá chất nghề nghiệp, khói bếp, không khí ô nhiễm đều có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tổ chức Y tế thế giới ước lượng các khí thải độc hại làm cho khoảng 400.000 người chết trong mỗi năm.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới.
Dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Ho
- Khạc đờm
- Khó thở khi gắng sức
Những đợt cấp của các triệu chứng này thường xảy ra.
Ho và khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, mặc dù không phải tất cả mọi người ho và khạc đờm sẽ phát triển thành COPD.
Các bác sĩ làm gì để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Để chẩn đoán chắc chắn COPD, phải đo chức năng phổi. Bệnh nhân thổi qua một máy đo gọi là Hô Hấp kế (máy đo chức năng hô hấp). Máy sẽ cho biết bệnh nhân có bị tắc nghẽn hay không.
- COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức, nên đến gặp ngay Bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kiểm tra chức năng phổi.
Những yếu tố có thể làm bệnh lý nặng lên nhanh, khó kiểm soát
- Phát hiện và điều trị muộn
- Tiếp tục hút thuốc lá
- Môi trường sống, làm việc ô nhiễm
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Điều trị không đúng, không đủ
Làm gì nếu bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
- Không nên quá lo lắng vì bạn không phải là người Duy Nhất mắc bệnh này.
- Hiện nay, Bác sĩ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), nhưng có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh: ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng bạn hãy đi khám bác sĩ.
- Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn cần đến khám lại định kỳ hàng tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.
- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là người hút thuốc lá, thuốc lào. Dùng thuốc cai thuốc nếu cần.
- Đảm bảo không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.
- Thường xuyên tập luyện thể dục. Tập thở theo hướng dẫn của Bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Sống lạc quan và lành mạnh.
- Khám bác sĩ nếu tình trạng của bạn của bạn nặng thêm và có các biểu hiện như nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng - thở vẫn gấp và khó.
Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị CÁC BỆNH HÔ HẤP miễn cước 1800 5454 35/ zalo 0916 561 338
(Tổng hợp)
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn