Hen phế quản ở trẻ em là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Vào thời điểm giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn cũng là thời điểm mà số trẻ nhập viện vì hen hoặc lên cơn hen tăng đột biến. Các cơn hen thường xuất hiện từ đêm đến sáng sớm, sau một đợt nhiễm trùng nặng ở đường hô hấp do tiếp xúc với bụi, lông, khói bếp than, khói thuốc lá, phấn hoa hoặc hoạt động gắng sức. Nếu không được phát hiện và xử lý sớm, hen phế quản có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hen ở trẻ & những con số đáng báo động
Theo thống kê, số trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 12 – 13 có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao nhất Châu Á.Bộ Y tế đưa ra con số 10% trẻ em Việt Nam mắc bệnh, còn ở TP.HCM, con số thực tế do tổ chức y tế ISSAC đưa ra là 29,1% trẻ mắc căn bệnh này (số liệu năm 2004).
Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là một trong những bệnh mạn tính hàng đầu của trẻ em. Trẻ bị ho và khò khè kéo dài, phải thường xuyên gặp bác sĩ. Tuy vậy, việc chẩn đoán đúng bệnh cũng khá khó khăn, bởi triệu chứng bệnh ở trẻ giống với một số bệnh về đường hô hấp khác: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản viêm phế quản dạng khò khè… Thuốc kê toa thường là kháng sinh, vì thế trẻ thường bị lại ngay sau khi dứt thuốc. Có trẻ dùng nhiều quá, đến mức tiêu chảy, chậm lớn mà bệnh vẫn không dứt.
Biến chứng của hen phế quản hết sức nặng nề
Nói về hen phế quản ở trẻ em, Bác sĩ Đặng Thị Kim Huyên, Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM cho biết: “Hen là bệnh mãn tính thường tiến triển từng đợt cấp, sau mỗi đợt, bệnh diễn biến nặng hơn và nguy hiểm hơn, hen còn có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề”.
Những biến chứng thường gặp của hen phế quản ở trẻ em có thể kể đến:
Xẹp phổi:Hơn 1/3 trẻ em nằm trong bệnh viện vì hen bị biến chứng xẹp phổi. Xẹp phổi một thùy hoặc nhiều thùy là biến chứng gặp tỷ lệ khoảng 10% số bệnh nhân vào viện. Khi hen ổn định thì tình trạng xẹp phổi sẽ khỏi.
Nhiễm khuẩn phế quản:Thường là biến chứng ở các bệnh nhân bị hen mạn tính. Nhân các đợt chuyển mùa, các đợt rét, thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng, đường hô hấp dưới, gây các đợt cúm làm cho những triệu chứng bệnh hen nặng hơn.
Giãn phế nang đa tiểu thùy:Sự đàn hồi của các phế nang ở bệnh nhân hen giảm dần theo thời gian, thở ra ít, thể tích khí cặn tăng. Còn gọi là bệnh khí phế thũng.
Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Do các phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ.
Tâm phế mạn tính: Thể hiện khó thở khi gắng sức, tím tái liên tục, đau vùng hạ sườn phải, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn. Hen phế quản có khả năng phục hồi chức năng hô hấp, cho nên thời gian dẫn đến tâm phế mạn của từng bệnh nhân khác nhau, có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, thậm chí lâu hơn.
Ngừng hô hấp kèm theo có tổn thương não:Do tình trạng suy hô hấp kéo dài, đưa đến thiếu ôxy não. Có lúc ngừng tim, ngừng hô hấp trong các thể hen nặng. Những trường hợp này thường có cơn ngạt thở đột ngột, dẫn đến tăng CO2 trong máu và gây tình trạng toan hỗn hợp, rồi cuối cùng đưa đến hôn mê và tử vong.
Suy hô hấp: Thường chỉ gặp ở những bệnh nhân nằm viện, bị hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân khó thở, tím tái liên tục, đôi khi ngừng thở, phải thở máy hỗ trợ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm do hen phế quản gây ra cho trẻ, việc chẩn đoán, điều trị sớm và xử trí kịp thời khi trẻ lên cơn suyễn là vô cùng quan trọng.
Chị Đan ở Đống Đa, Hà Nội có con bị mắc hen phế quản chia sẻ: "Sợ nhất là những lúc giao mùa, thời tiết nồm ẩm, trời chuyển lạnh hoặc nóng lạnh thất thường là cu cậu có thể lên cơn hen bất cứ lúc nào. Mỗi khi lên cơn hen, mình thường phải dùng thuốc xịt cắt cơn cho con để giúp con dễ thở hơn. Mặc dù biết lạm dụng phương pháp này rất nguy hiểm, lâu dần con sẽ phụ thuộc vào thuốc, gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn nhưng cũng không biết phải làm thế nào”.
Tham gia câu lạc bộ “Tư vấn điều trị tận gốc hen phế quản”, chị Đan được nhiều người chia sẻ một số bí quyết chăm sóc con bị hen phế quản. Nhiều người khuyên chị dùng thuốc thảo dược để trị hen cho con, vừa an toàn lại hiệu quả. “Sau một tháng kiên trì uống thuốc, tần suất lên cơn hen của con có bớt, nhất là những lúc giao mùa. Nhưng tôi biết để điều trị dứt điểm thì còn phải kiên trì điều trị thêm 8 – 10 tuần nữa." chị Đan nói.
Theo Lương y – Dược sỹ Tào Văn Chiến, PK Đông y Phúc Hưng Đường thì bệnh hen muốn điều trị dứt điểm thì cần phải kiên trì. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chủ động phòng tránh hen phế quản cho trẻ theo các cách sau:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại khói, bụi. Chẳng hạn như không nên sử dụng bếp than, bếp củi hoặc không nên hút thuốc lá trong nhà có trẻ bị HPQ.
- Cần phải theo dõi trẻ để phát hiện xem những loại thức ăn nào hay làm cho trẻ phát sinh cơn ho hen để kiêng, không ăn những loại thức ăn đó. Đặc biệt cần chú ý đến các đồ hải sản như tôm, cua, ghẹ rất dễ gây dị ứng và phát sinh cơn hen.
- Không nên dùng các loại thảm len trải sàn nhà.
- Không nên nuôi chó mèo hoặc các loại vật nuôi có lông khác vì trẻ dễ hít phải các loại lông thú cũng phát sinh cơn hen.
- Không nên để trẻ con chơi đùa, nghịch quá sức trong thời gian điều trị dự phòng.
Làm được như vậy có nghĩa là những người nuôi con nhỏ đã góp phần khống chế một cách có hiệu quả các biến chứng của bệnh hen cũng như góp phần phòng ngừa bệnh hen cho trẻ.
Chuyên mục "Tư vấn điều trị tận gốc hen phế quản"
9h35 - FM Sức khỏe - VOV GT Hà Nộ
i
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn