Hen phế quản là một bệnh phổi mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em, nếu không kịp thời phát hiện để xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, chưa kể trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy nắm rõ các dấu hiệu nhận biết hen phế quản ở trẻ sẽ giúp trẻ có cơ hội được điều trị sớm.
Bệnh hen phế quản có tính di truyền, nếu trong gia đình mà cha me có tiền sử bị bệnh hen phế quản thì nguy cơ mắc bệnh cho bé là rất cao. Nếu cả bố và mẹ đều bị hen thì tỷ lệ trẻ mắc hen là 50 - 60%. Những trẻ bị chàm, có cơ địa dị ứng cũng là đối tượng hàng đầu của bệnh hen phế quản. Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá thụ động thường xuyên, trẻ mắc viêm phế quản tái đi tái lại cũng dễ trở thành đối tượng bị hen phế quản tấn công.
Hen phế quản ở trẻ và những co số biết nói
Hen phế quản là bệnh lý mạn tính đường hô hấp thường gặp chiếm tỷ lệ khoảng 1- 18% dân số cả nước. Tỷ lệ mắc hen trung bình là 5% (ở người lớn); 10% (ở trẻ em).
Những năm gần đây hen trẻ em có xu hướng tăng lên, cứ 20 năm tỷ lệ hen trẻ em tăng lên 2 -3 lần. Hen trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi thường khó chẩn đoán xác định, điều trị còn gặp nhiều khó khăn vì những lý do sau:
- Nguyên nhân khò khè ở trẻ em rất đa dạng và khó xác định, đặc biệt là khò khè thường nhầm lẫn với viêm tiểu phế quản. Việc chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khò khè khác rất phức tạp.
- Triệu chứng hen ở trẻ nhỏ không điển hình, khó xác định.
- Các thăm khám cận lâm sàng đặc biệt là chức năng hô hấp rất khó thực hiện bởi trẻ nhỏ không biết hợp tác.
- Việc tuân thủ điều trị cũng như thực thi các biện pháp kiểm soát hen ở trẻ em dưới 5 tuổi còn gặp nhiều khó khăn.
Phát hiện trẻ em bị hen phế quản như thế nào?
Vấn đề khói bụi, khói thuốc, khói bếp đun do rơm rạ củi rác và khói của bếp than tổ ong…
là những yếu tố có nguy cơ cao làm cho trẻ xuất hiện hen phế quản.
Những dấu hiệu nhận biết hen phế quản ở trẻ thường gặp nhất bao gồm:
- Nếu bị hen phế quản nhẹ: trẻ thường ho khan, sau thì ho có đờm, và ho thường xuất hiện khi trẻ gắng sức (khóc, chạy nhảy quá mức…).
- Đối với trẻ bị hen phế quản vừa thì ho xuất hiện khi trẻ gắng sức, tiếng nói ngắt quãng, có dấu hiệu co kéo lồng ngực, hõm ức, nghe thấy tiếng khò khè vào thì thở ra của trẻ.
- Nếu trẻ bị hen phế quản nặng thì trẻ khó thở, ho ngay cả khi nghỉ ngơi, cánh mũi phập phồng, trẻ nhỏ thì không thể bú được; hiện tượng co kéo lồng ngực rất rõ; môi của trẻ tím tái. Trẻ nói hoặc khóc rất khó khăn. Khi trẻ thở phổi có tiếng khò khè rất to cả khi thở ra và hít vào.
Nếu bị hen phế quản ác tính trẻ có thể khó thở dữ dội, không thể khóc hay nói, phổi không còn tiếng khò khè, hen có thể xảy ra liên tiếp trong nhiều ngay nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Khi trẻ bị hen phế quản thường có các bệnh đi kèm như: Eczema, mày đay, viễm mũi viêm xoang dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thuốc, luồng trào ngược dạ dày thực quản.
- Thời điểm giao mùa là thời điểm khá nhạy cảm, nhất là đối với những trẻ có sức khỏe yếu, sức đề kháng không cao.
Khi trong nhà có trẻ bị hen, cần tránh hút thuốc lá, dùng bếp than, lò sưởi loại đốt sẽ rất có hại cho trẻ. Khi trẻ bị hen phế quản, cần thiết phải cho trẻ đi khám bệnh, đặc biệt là bác sỹ chuyên khoa nhi, tuyệt đối không nghe lời mách chữa bệnh của những người không có chuyên môn về y khoa, không có kinh nghiệm về hen phế quản.
Ho là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết hen phế quản ở trẻ
Cần phải phân biệt hen phế quản với các bệnh lý có khò khè. Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đợt khò khè đầu tiên thường xảy ra trong mùa dịch virus hợp bào hô hấp (RSV) và viêm tiểu phế quản cấp thường là nguyên nhân của đợt khò khè này.
Ở trẻ lớn hơn và những trẻ có những đợt khò khè tái diễn thì hen phế quản và các bệnh lý tăng đáp ứng đường thở (reactive airways disease) là những nguyên nhân quan trọng nhất gây khò khè.
Một số bệnh lý có khò khè cần phải được phân biệt với bệnh hen phế quản ở trẻ
- Viêm tiểu phế quản cấp:Khò khè xuất hiện lần đầu trong mùa dịch RSV, thường gặp ở trẻ < 2 tuổi, ngực căng phồng và gõ trong, rút lõm lồng ngực, nghe phổi có thể có ran nổ mịn hoặc ran rít, ăn, bú mẹ hoặc uống kém do khó thở, khò khè không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
- Khò khè kèm với ho hoặc cảm lạnh: hầu hết các đợt khò khè đầu tiên ở trẻ < 2 tuổi đều có liên quan với ho hoặc cảm lạnh, trẻ không có tiền sử dị ứng trong gia đình (chàm, viêm mũi dị ứng...), các đợt khò khè thưa hơn khi trẻ lớn lên, khò khè thường đáp ứng tốt với Salbutamol uống tại nhà.
- Một số nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phổi do virus hoặc viêm phổi do Mycoplasma có thể kèm theo khò khè.
- Dị vật đường thở.
- Hạch bạch huyết chèn ép vào phế quản: hạch lao, u lympho và các khối u hạch bạch huyết khác.
Hen phế quản ở trẻ có thể tự khỏi không?
Nhận thức sai lầm này khiến không ít người bệnh hen đánh mất đi cơ hội có lợi để điều trị. Trên thực tế, tỷ lệ trẻ em bệnh hen phát triển đến thời kỳ thanh thiếu niên vẫn còn cao (từ 5-10% đến 60-70%).
Thời kỳ đầu phát bệnh hen ở trẻ em, phụ huynh nên tuân thủ theo các chỉ định của thầy thuốc để có thể khống chế phát triển bệnh hen. Làm như thế sẽ giúp trẻ đỡ phải chịu nổi đau của bệnh tật và có thể tác động đến bệnh ở thời kỳ thanh thiếu niên bệnh hen sẽ tự nhiên khỏi.
Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn