Cơn hen cấp tính là tình trạng tăng nặng của tình trạng viêm mạn tính đường thở, gây ra các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Các triệu chứng này có thể tăng nặng gây ra tình trạng hô mê, thở chậm hoặc ngừng thở, cơ thể tím tái, nếu không được sơ cứu kịp thời thì rất có thể người bệnh sẽ tử vong. Vậy cần làm gì khi lên cơn cơn hen cấp tính?
Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bệnh hen siêu cấp gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng
Biểu hiện của cơn hen cấp tính
Khi mắc hen phế quản thì đường thở bị viêm mạn tính, kết hợp với các yếu tố môi trường như dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít khói thuốc lá hay ô nhiễm môi trường thì sẽ gây ra các phản ứng quá mức của đường thở, biểu hiện thành các triệu chứng của một cơn hen cấp tính. Nhiều người thì lên cơn henvào ban ngày và không ít đối tượng lại gặp cơn khi đi ngủ hoặc vào buổi đêm.
Những dấu hiệu báo trước của một cơn hen cấp sắp xuất hiện có thể có một số triệu chứng như ngứa họng, ngứa mũi, ho, hắt hơi.... Sau các dấu hiệu đó cơn hen xuất hiện với các triệu chứng khò khè nặng cả khi bệnh nhân hít vào hay thở ra, ho liên tục, thở nhanh. Nếu nhận biết nhanh thì cơn hen có thể cải thiện sau vài phút hoặc vài giờ, nếu chậm trễ có thể xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn như đau ngực, nặng ngực, khó nói, lo lắng, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím tái. Nhiều người bệnh còn cảm thấy khó thở như có vật nặng đè ép lên trên ngực của mình và đặc biệt bạn còn có cảm giác như ai đang siết chặt cổ của mình. Các bác sĩ chuyên ngành cho biết nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới giảm oxy máu dẫn đến thiếu máu não gây mất ý thức, nghiêm trọng có thể tư vong. Khi gặp cơn hen cấp tính, cần xử trí kịp thời để tránh những hệ lụy không mong muốn.
Cần làm gì khi lên cơn cơn hen cấp tính?
Người bệnh hay người thân của người bệnh muốn giảm thiểu những ảnh hưởng của cơn hen cấp thì cần làm ngay những việc sau:
Tránh xa tác nhân gây kích ứng cơn hen cấp
Ngay khi xuất hiên các dấu hiệu đầu tiên của cơn hen, việc cần làm đầu tiên là tránh xa (nếu có thể được) những yếu tố làm cơn hen cấp xuất hiện, đó là những yếu tố gây nên tình trạng mẫn cảm của đường thở như phấn hoa, lông thú, khói thuốc lám hóa chất....
Dùng thuốc
Tiếp theo, người bệnh sử dụng thuốc giãn phế quản đúng cách. Tức là thuốc sẽ được hít trực tiếp và đường thở bằng những dụng cụ bình hít hay bơm xịt khí dung hoặc bột khô. Sử dụng các thuốc dạng xịt, hít, xông cho tác dụng và hiệu quả nhanh chóng ngay sau 2 – 5 phút nên bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và bình thường trở lại.
Dùng thuốc hít làm giãn phế quản ngăn chặn tình trạng lên cơn cơn hen cấp tính
Một số thuốc cắt cơn thường gặp như: Ventolin, Combizen, Subtamol (đường toàn thân)…Với dạng xịt, hít người bệnh có thể xịt từ 1 – 2 nhá. Nếu bệnh nhân không thể dùng bình xịt được (thường là trẻ em và người cao tuổi không biết cách sử dụng) thì cần dùng buồng đệm hay sử dụng máy khí rung. Tiếp theo là nới lỏng quần áo, nghỉ ngơi tại chỗ, nếu các triệu chứng không có dấu hiệu giảm thì sau khoảng 20 phút cần lặp lại lần hai (2 nhát/lần). Nếu sau 20 phút tiếp theo các triệu chứng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân không nói được có dấu hiệu tím tái thì cần gọi cấp cứu ngay đồng thời cho người bệnh uống prednison kết hợp xịt, hít.
Điều quan trọng bệnh nhân cần nhớ là luôn mang theo thuốc xịt bên cạnh, kể cả khi bệnh hen đã được đánh giá là kiểm soát tốt. Ngoài ra cần chủ động điều trị dự phòng để giảm tần suất tái phát cơn hen cấp.
Như vậy, chúng tôi vừa giúp bạn biết cách xử lý khi lên cơn cơn hen cấp tính chính xác và đảm bảo an toàn nhất. Nếu các bạn cần giải đáp hay tư vấn thêm thì vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. Chi tiết vui lòng truy cập website https://www.benhhen.vn/. Tổng đài bác sỹ hô hấp 1800 5454 35.
Xem thêm: Thuốc thảo dược DUY NHẤT được Bộ Y tế cấp phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn