Theo các nhà nghiên cứu y khoa, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đứng thứ tư trong bảng xếp hạng các bệnh gây tử vong tại Việt Nam và vượt qua số người chết do ung thư.
Theo PGS.TS Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM,
COPD xếp thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong. Đây là một trong 10 căn bệnh không thể chữa khỏi trên toàn cầu. Ước tính, khoảng 329 triệu người mắc COPD trên toàn thế giới và con số này còn tiếp tục gia tăng trong những thập niên tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ và tình trạng già đi của dân số.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng dân cư từ 40 tuổi trở lên là 4,2% trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9%. Trong năm 2016, bệnh nhân tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn ở nước ta đã đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng sau các bệnh lý về tai biến mạch máu não và vượt lên cả số người chết do ung thư.
Hiện nay, bệnh nhân COPD thường chiếm 25% số giường trong các khoa hô hấp. Căn bệnh đang trở thành gánh nặng to lớn cho kinh tế Việt Nam, từ chi phí điều trị trực tiếp như tiền thuốc, xét nghiệm và các chi phí gián tiếp như phải nghỉ việc do giảm năng suất lao động, bỏ học, bỏ việc giữa chừng để dành thời gian điều trị.
Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người mắc COPD có thể sinh hoạt bình thường hoặc tương đối bình thường nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Để giảm nguy cơ, người bệnh không nên hút thuốc lá và tránh hít phải khói bếp, chất độc hại trong môi trường.
Bác sĩ Nguyễn Như Vinh, chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết 5 dấu hiệu nhận biết mắc COPD là người trên 40 tuổi, ho, khạc đàm, khó thở, tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (thuốc lá, khói bếp, nghề nghiệp, môi trường)… Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có 3/5 dấu hiệu, bác sĩ có thể chẩn đoán họ đã mắc bệnh.
Nếu bệnh nhân COPD gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác như đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tỷ lệ tử vong rất cao.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn