Việc chuẩn đoán chính xác hen phế quản ở người lớn từ đó để có thể điều trị hiệu quả hen phế quản là rất quan trọng. Có nhiều triệu chứng tưởng chừng như những bệnh thông thường, nhưng về lâu dài có thể trở thành hen phế quản. Do đó cần chuẩn đoán chính xác từ đó mới điều trị dứt điểm hen phế quản ở người lớn được.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ mắc hen phế quản ở người lớn
1.1. Những yếu tố chủ thể của người bệnh có thể dẫn đến mắc hen phế quản:
- Yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng là một trong những nguyên nhân có thể khiến mắc hen phế quản
- Ngoài ra thì còn một số yếu tố khác như béo phì, suy dinh dưỡng, đẻ non và giới tính
1.2. Những yếu tố thứ hai là yếu tố môi trường xung quanh có thể gây hen phế quản như:
- Dị nguyên trong nhà: mạt bụi nhà, lông thú (chó, mèo, chuột...), gián, nấm, mốc, thuốc men, hóa chất ...
- Dị nguyên ngoài nhà: bụi đường phố, phấn hoa, nấm mốc, các hóa chất, chất lên men, yếu tố nhiễm trùng (chủ yếu là virus), hương khói...
- Các yếu tố nghề nghiệp: than, bụi bông, hoá chất...
- Ô nhiễm môi trường: khói thuốc lá, các loại khí thải ...
1.3. Những yếu tố gây nguy cơ kích phát cơn hen
- Một số dị nguyên (kể trên).
- Thay đổi thời tiết, khí hậu, không khí lạnh.
- Vận động quá sức, gắng sức.
- Một số mùi vị đặc biệt, hương khói các loại (đặc biệt khói thuốc lá).
- Cảm xúc mạnh v.v…
Chẩn đoán hen hen phế quản như thế nào? Bác sĩ làm gì khi người bệnh đến thăm khám hen suyễn
2.1. Chẩn đoán xác định
2.1.1. Khai thác tiền sử dị ứng
Người bệnh và gia đình (ông, bà, bố mẹ, anh chị em ruột, con cái)
- Đã mắc bệnh hen hay chưa
- Đã mắc các bệnh dị ứng khác (chàm, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân, viêm tai giữa), dị ứng với một số dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, thuốc, thức ăn…).
2.1.2. Khám lâm sàng
- Khó thở, khò khè, ho, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, xuất hiện hoặc nặng hơn về đêm và sáng hoặc tiếp xúc các tác nhân kích thích.
- Nghe phổi có ran rít, ran ngáy trong cơn hen phế quản
2.1.3. Đo chức năng hô hấp (tiêu chuẩn vàng)
- PEF tăng 60 lít/phút hoặc tăng 20% so với trước khi hít thuốc giãn phế quản, hoặc PEF thay đổi hàng ngày trên 20%, gợi ý chẩn đoán hen.
- hoặc FEV1 khi đo bằng máy chức năng hô hấp tăng thêm ≥ 12% hoặc tăng thêm ≥ 200 ml sau khi hít thuốc giãn phế quản.
• Các xét nghiệm khác để biết chính xác có bị hen phế quản hay không.
- Test kích thích phế quản với metacholine hoặc histamine có thể được sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ hen phế quản nhưng đo chức năng hô hấp bình thường.
- Xét nghiệm tìm nguyên nhân: dị nguyên gây bệnh, xác định IgE toàn phần và IgE đặc hiệu sau khi đã khai thác tiền sử dị ứng và làm các thử nghiệm lấy da, thử nghiệm kích thích với các dị nguyên đặc hiệu.
- Ngoài ra có thể điều trị thử bằng thuốc giãn phế quản cường beta 2 + ICS có kết quả cũng là một chứng cớ để có thể chẩn đoán hen.
2.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Tắc nghẽn đường hô hấp trên: u chèn ép, bệnh lý thanh quản;
- Tắc nghẽn khí quản, phế quản: khối u chèn ép, dị vật đường thở (tiếng thở rít cố định, không đáp ứng với thuốc giãn phế quản).
- Hen tim: suy tim trái do tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: trên 40 tuổi, tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, chức năng hô hấp có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn.
- Các bệnh lý phế quản, phổi khác.
Trên đây là đầy đủ thông tin về chuẩn đoán hen và điều trị hen phế quản ở người lớn. Với những thông tin này hy vọng các bạn đã hiểu rõ về chuẩn đoán và điều trị hen phế quản ở người lớn. Mọi thông tin cần thêm có thể liên hệ với tổng đài tư vấn của chúng tôi để được tư vấn chính xác và giải đáp mọi thắc mắc. Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35 / Zalo 0916 561 338
Tổng hợp
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn