Có nhiều trường hợp rất khó chuẩn đoán đúng hen phế quản hay không. Để chuẩn đoán chính xác thì các trường hợp sau đây là những
nguyên nhân gây ra hen phế quản.
Chuẩn đoán chính xác hen phế quản như thế nào? (Ảnh minh họa)
Những trường hợp có thể chuẩn đoán chính xác bệnh hen phế quản
Hen phế quản khó được chẩn đoán chính xác trong các trường hợp sau:
- Hen suyễn chỉ có biểu hiện ho: ho mạn tính và thường chỉ xảy ra ban đêm. Để chẩn đoán cần ghi nhận về sự thay đổi chức năng hô hấp khi gây co thắt phế quản bằng cách tạo quá mẫn.
- Co thắt phế quản do vận động: ở đa số bệnh nhân, vận động là nguyên nhân quan trọng gây ra các triệu chứng hen suyễn. Và ở một số trẻ em, vận động là nguyên nhân duy nhất kích hoạt cơn hen suyễn. Thử nghiệm vận động bằng cách chạy bộ trong 8 phút có thể giúp chẩn đoán hen suyễn.
- Hen suyễn ở trẻ dưới 5 tuổi: ở nhóm tuổi này, chẩn đoán hen suyễn được dựa chủ yếu vào phán đoán lâm sàng, và nên được xem xét định kỳ khi trẻ lớn. Lưu ý rằng, không phải tất cả trẻ dưới 5 tuổi bị khò khè đều mắc bệnh hen suyễn.
- Hen suyễn ở người già: phân biệt hen suyễn với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất khó khăn.
- Hen suyễn liên quan nghề nghiệp: thường bệnh nhân không có các triệu chứng hen suyễn trước khi đi làm; và có mối quan hệ mật thiết giữa triệu chứng hen suyễn với nơi làm việc.
Khi đi khám, bác sĩ sẽ chỉ định làm những gì để chẩn đoán hen phế quản?
Khi thăm khám tại bệnh viện, các bác sĩ có thể dựa vào các yếu tố sau để chẩn đoán hen phế quản ở bệnh nhân:
- Triệu chứng lâm sàng: Ran rít hai phế trường khi nghe phổi, quan sát thấy lồng ngực nở nhiều khi hít vào, vai so, co kéo cơ vùng cổ là những dấu hiệu khác của hẹp đường dẫn không khí.
- Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ: Polyp mũi và tăng dịch tiết mũi thường gặp ở bệnh nhân hen; có tiền sử mắc các bệnh lý ở da, như viêm da dị ứng (atopic dermatitis) hoặc chàm (eczema) là những chỉ điểm cho thấy bệnh nhân có những vấn đề về dị ứng; gia đình có người mắc hen hoặc các bệnh dị ứng.
- Thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm đo chức năng hô hấp (phế dung ký=hô hấp ký=spirometry) để đo vận tốc không khí ở thì thở ra và lượng không khí tồn động trong hai phổi. Lập lại thử nghiệm sau khi cho bệnh nhân hít một loại thuốc dãn phế quản (bronchodilator) để xem sự co thắt đường dẫn không khí có thể đảo ngược được hay không? Đây là một dấu hiệu rất điển hình ở bệnh nhân hen.
+ Hô hấp ký (Spirometry) được khuyến cáo là phương pháp dùng để chẩn đoán Hen. Trong Hen, có hội chứng tắc nghẽn thông khí hồi phục sau khi thử thuốc giãn phế quản.
- Thường mức độ hồi phục của FEV1 được chấp nhận cho chẩn đoán hen khi FEV1≥ 12% VÀ ≥ 200 ml so với trươc khi thử thuốc
+ Bệnh nhân có thể dùng một dụng cụ gọi là máy đo lưu lượng đỉnh (peak flow meter) để theo dõi độ nặng của cơn hen ở nhà. Đo Lưu lượng đỉnh thở ra (Peak expiratory flow: PEF) cũng có thể dùng để gợi ý chẩn đoán Hen: PEF ≥ 20% HOẶC ≥ 60L/phút sau khi xịt thuốc dãn phế quãn. Hoặc biến thiên trong ngày của PEF ≥ 20% (máy đo PEF, bệnh nhân Hen có thể trang bị cho mình để đo PEF sáng, chiều để xác định độ biến thiên PEF trong ngày và theo dõi đáp ứng với điều trị)
Độ dao động=(PEF chiều – PEF sáng) / ½ (PEF chiều + PEF sáng)
* <20%: kiểm soát tốt
* 20% - 30%: kiểm soát không tốt
* >30%: nặng, có thể lên cơn cấp.
+ Có thể dùng các xét nghiệm dị ứng da, tuy rằng kháng nguyên gây đáp ứng dị ứng trên da không nhất thiết cũng là nguyên nhân gây hen.
+ Ngoài ra, có thể đo lượng kháng thể do hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất ra để chống lại kháng nguyên bằng các xét nghiệm máu. Điều này cho thấy rõ bệnh nhân nhạy cảm ra sao đối với một kháng nguyên đặc biệt nào đó.
+ Có thể làm lại phế dung ký (hô hấp ký=spirometry) sau khi tập thể lực nếu nghi ngờ khả năng hen do gắng sức.
+ Chụp X-quang hoặc CT scan phổi, đo điện tim, siêu âm tim giúp chẩn đoán phân biệt hen với các bệnh lý khác ở hệ hô hấp và tim mạch.
Nếu vẫn còn hoài nghi chẩn đoán hen phế quản, bệnh nhân sẽ được cho hít một kháng nguyên đặc thù đang bị nghi ngờ gây hen và dùng phế dung kế (spirometer) để phát hiện co thắt đường dẫn không khí.
Sau khi chẩn đoán chính xác hen, tùy theo mức độ bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp. Theo khuyến cáo mới nhất của Tổ chức hen toàn cầu và Bộ Y tế VN, bệnh nhân mắc hen phế quản ngay cả những bậc hen nhẹ nhất cũng cần được điều trị dự phòng.
Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn