Bạn bị hen phế quản và bị cúm, bạn băn khoăn, mình có phải điều trị dự phòng hen không, cúm có làm gia tăng nguy cơ bùng phát hen không ? Bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn những thông tin cần tìm hiểu.
Nhiễm virus đường hô hấp trên cấp tính là yếu tố khởi phát thường gặp nhất đối với cả hen nội sinh, đặc biệt đối với hen ngoại sinh. Phần lớn những virus vùng mũi gây ra các triệu chứng cảm sốt và viêm mũi cấp tính. Khi mũi bị viêm sẽ giải phóng ra các hoá chất trung gian từ những tế bào niêm mạc mũi.
Những hoá chất trung gian này sẽ làm viêm mũi nặng lên và cũng có khả năng gây co thắt phế quản ở những người bị hen phế quản. Nhiễm virus cũng làm tăng tập trung bạch cầu ái toan ở đường hô hấp dưới. Những bạch cầu ái toan này sẽ giải phóng ra các các chất trung gian hoá học gây co thắt phế quản và tăng tiết chất nhầy. Các tế bào biểu mô niêm mạc mũi nhiễm virus làm nặng thêm tình trạng viêm niêm mạc đường thở có tăng bạch cầu ái toan và gây khó khăn trong kiểm soát hen phế quản.
Hen phế quản rất thường gặp ở những người khi nhỏ bị viêm thanh quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Có mối liên quan giữa bệnh lý đường hô hấp dưới giai đoạn sớm (trẻ dưới 2 tuổi và phải điều trị) với sự xuất hiện hen phế quản sau đó. Có thể hen phế quản là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp hơn là hậu quả mà chính nó gây ra khi đứa trẻ còn nhỏ.
Nhiễm virus ở những người không có cơ địa dị ứng không phải là yếu tố nguy cơ phát triển thành hen phế quản. Nhiễm Chlamydia pneumoniae có liên quan tới sự khởi phát cơn hen cũng như trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản giai đoạn ổn định. Việc điều trị kháng sinh thích hợp sẽ không gây ảnh hưởng về sau.
Với những thông tin trên đây hy vọng các bạn đã có đủ thông tin cần tìm hiểu cho mình.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn