Với tình trạng ô nhiễm không khi nhiều như ngày nay thì việc trẻ bị nhiễm các bệnh đường hô hấp là rất dễ sảy ra, để nắm rõ những nguy cơ cũng như cách phòng chống ngắn ngừa các bệnh đường hô hấp cho trẻ thì
Ô nhiễm môi trường – nguyên nhân gây bệnh hô hấp
Năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo nhiễm khuẩn hô hấp là một trong số bốn bệnh chủ yếu chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Thống kê cho thấy, hơn ba triệu trẻ em dưới năm tuổi chết mỗi năm do các nguyên nhân và điều kiện môi trường có liên quan. WHO đã gióng lên hồi chuông cảnh báo: “Môi trường là kẻ sát nhân chính ở trẻ em dưới 5 tuổi”.
Nguyên nhân do nhu cầu oxy của trẻ nhiều hơn người lớn, kết quả là trẻ hít phải nhiều chất ô nhiễm. Ngoài ra, vì chiều cao và thói quen chơi của trẻ nhỏ (bò, lăn) nên trẻ có nhiều khả năng tiếp xúc với các chất ô nhiễm hoặc bụi nặng trong không khí và có xu hướng tập trung ở khu vực hít thở gần mặt đất. Với đường kính hệ hô hấp vốn dĩ rất nhỏ, các chất kích thích từ môi trường này có khả năng cản trở đường dẫn khí rất cần thiết với trẻ.
Trẻ em phải chịu đựng những hậu quả nặng nề hơn do ô nhiễm môi trường
Những trẻ có nguy cơ lớn nhất từ những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, môi trường bao gồm: trẻ em với hệ thống hô hấp nhạy cảm, bị dị ứng hoặc hen suyễn, trẻ sống gần các nguồn ô nhiễm công nghiệp, lĩnh vực giao thông nặng, làng nghề, gia đình sử dụng bếp than tổ ong, hoặc trong nhà có người hút thuốc lá, và trẻ em thiếu chăm sóc y tế, dinh dưỡng, hoặc các điều kiện sinh hoạt hợp vệ sinh.
Một số nghiên cứu y tế đối chứng đã cho thấy các bệnh hô hấp cả cấp tính và mãn tính ở các vùng gần khu vực thành phố cao hơn rõ rệt so với các vùng nông thôn. Ở thành phố: có khoảng 5 - 6 đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp /trẻ/năm trong khi ở nông thôn con số là 3 - 5 đợt.
Điều cần làm để trẻ có hệ hô hấp khỏe mạnh
Điều tiên quyết là phải giữ được môi trường sinh hoạt sạch sẽ cho trẻ. Gia đình cần giữ cho trẻ không gian sống khô thoáng, sạch sẽ bằng cách sử dùng máy hút ẩm, điều hòa 2 chiều ở chế độ khô. Tránh mở hai cửa lưu thông nhau để gió lùa.
Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc; không phơi quần áo trong nhà. Đồ chơi, hay những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Giữ cho cơ thể trẻ luôn sạch sẽ khiến virus không có cơ hội tấn công bé.
Khói thuốc gây kích thích màng nhầy của bé dẫn tới viêm mũi, xoang, và phổi, làm cho nên cha mẹ tuyệt đối cần cho trẻ tránh tác nhân này.
Khói rơm rạ sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh hô hấp, vì vậy, không nên đốt rơm rạ sau mùa vụ.
Cải thiện không khí trong lành bằng cách trồng cây xanh quanh khu vực sinh sống sẽ giảm bớt gánh nặng cho hệ hô hấp, để trẻ có hệ hô hấp khỏe mạnh.
Trường hợp cha mẹ không thay đổi được môi trường hiện tại, hãy cân nhắc đến việc thay đổi chỗ ở nếu muốn con có một tương lai tốt đẹp, sức khỏe tốt hơn.
Tổng hợp
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn