Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được đặc trưng bởi tiến triển nặng dần theo thời gian. Dẫu y tế ngày càng phát triển chưa có nghiên cứu nào cho thấy có bất cứ thuốc hoặc biện pháp can thiệp nào giúp làm đảo ngược được diễn biến nặng dần theo thời gian của bệnh lý này.
Mục tiêu điều trị bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần được thực hiện liên tục trong suốt cuộc đời người bệnh, các mục tiêu chủ yếu của việc điều trị bao gồm:
- Làm giảm triệu chứng
- Làm chậm tốc độ xấu đi của bệnh
- Cải thiện khả năng gắng sức
- Cải thiện tình trạng sức khỏe
- Ngăn ngừa và điều trị các biến chứng
- Ngăn ngừa và điều trị các đợt bùng phát
- Giảm tỷ lệ tử vong của bệnh
- Dự phòng và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc điều trị
Do tiến triển của phổi tắc nghẽn mạn tính theo xu hướng nặng dần nên bệnh được điều trị theo hướng tăng bậc theo thời gian, trong đó, thuốc giãn phế quản là nền tảng của điều trị. Thuốc corticoid dạng phun–hít được chỉ định cho các bệnh nhân khi có thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) < 50%/hoặc có > 1 đợt cấp COPD trong 12 tháng vừa qua.
Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được đặc trưng bởi tiến triển nặng dần theo thời gian, chức năng phổi mất dần theo thời gian (Ảnh minh họa)
Thuốc giãn phế quản cho bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Cắt cơn)
Các thuốc làm gia tăng chỉ số FEV1 hoặc các chỉ số khác của chức năng hô hấp thông qua việc làm thay đổi trương lực cơ trơn phế quản được gọi là thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên, vai trò của các thuốc giãn phế quản chỉ dừng lại ở mức làm cải thiện FEV1 tạm thời, mà không làm đảo ngược được tiến trình xấu đi liên tục của chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Những lưu ý quan trọng trong dùng thuốc giãn phế quản cho các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định bao gồm:
- Ưu tiên dùng thuốc dạng phun – hít.
- Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài được ưu tiên dùng thường xuyên nhằm kiểm soát triệu chứng khó thở, trong khi thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh, ngắn được ưu tiên dùng để cắt cơn khó thở.
Các nhóm thuốc giãn phế quản hiện đang được dùng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:
– Nhóm thuốc cường beta adrenergic:
+ Dạng tác dụng ngắn: salbutamol, terbutaline… các thuốc nhóm này thường được dùng chủ yếu với vai trò cắt cơn khó thở.
+ Dạng tác dụng kéo dài: bambuterol, salmeterol, formoterol, indacaterol. Đây là dạng được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ giai đoạn II (theo GOLD 2010) hoặc từ GOLD B (theo GOLD 2011) trở đi.
– Nhóm thuốc kháng cholinergic:
- Thuốc tác dụng ngắn: Ipratropium bromide
- Thuốc tác dụng kéo dài: Tiotropium (là thuốc giãn phế quản kéo dài nhóm kháng cholinergic, tác dụng ưu thế trên các thụ thể M1 và M3. Thuốc có tác dụng kéo dài hơn so với ipratropium, do vậy bệnh nhân dùng ít lần hơn (chỉ 1 lần/ngày)
Cả hai nhóm thuốc cường beta 2 adrenergic và kháng cholinergic đều được dùng phổ biến trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Những trường hợp bệnh giai đoạn I hoặc giai đoạn II (theo GOLD 2010) hoặc mức độ A hoặc B (theo GOLD 2011), bệnh nhân có thể chỉ cần một trong hai nhóm hoặc kết hợp cả hai nhóm thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc xác định nhóm nào được lựa chọn ưu tiên hơn trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định, nhưng một số nghiên cứu cho thấy, các thuốc giãn phế quản nhóm kháng cholinergic có vẻ được ưu tiên hơn khi lựa chọn điều trị cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
– Nhóm xanthine: bao gồm chủ yếu dạng thuốc uống (theophyllin) và dạng tiêm truyền tĩnh mạch (diaphyllin). Thuốc thường ít dùng đơn thuần mà thường dùng phối hợp với các thuốc nhóm cường beta 2 adrenergic hoặc nhóm kháng cholinergic trong điều trị. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc do liều độc và liều điều trị rất gần nhau. Tổng liều/ngày không vượt quá 10mg/kg. Bên cạnh đó, không được dùng kèm với các thuốc nhóm macrolide do làm tăng nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh.
Với những bệnh nhân được dùng thuốc theo đường phun hít hoặc khí dung: thầy thuốc cần đặc biệt lưu ý tới việc hướng dẫn cho bệnh nhân cách dùng thuốc đúng, việc dùng thuốc không đúng kỹ thuật có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả điều trị, từ đó làm gia tăng tình trạng bỏ thuốc trong điều trị của bệnh nhân. Bên cạnh việc hướng dẫn cách dùng chi tiết, thầy thuốc còn phải kiểm tra lại kỹ thuật dùng thuốc ở tất cả các lần bệnh nhân đến khám lại.
Việc lựa chọn dạng thuốc và các dụng cụ phù hợp để sử dụng thuốc phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của bệnh nhân, sự sẵn có thuốc, khả năng hướng dẫn của thầy thuốc, mức độ tuân thủ của bệnh nhân. Trong trường hợp có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, do tình trạng tắc nghẽn đường thở cố định, lưu lượng khí lưu thông thấp, do vậy việc dùng thuốc đường phun hít kém hiệu quả; trong trường hợp này, thuốc khí dung với việc đưa thuốc liên tục trong khi bệnh nhân thở tỏ rõ vai trò quan trọng. Mặc dù thấy rõ lợi ích so với cách dùng thuốc thông thường, tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào tiến hành nhằm chứng minh điều này.
Nhìn chung có thể tóm tắt về thuốc giãn phế quản trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như sau:
- Thuốc giãn phế quản là trung tâm của điều trị triệu chứng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Dạng thuốc dùng theo đường phun hít được ưu tiên dùng hơn.
- Việc lựa chọn thuốc cường beta 2 adrenergic, thuốc kháng cholinergic, theophylin, hoặc các dạng thuốc kết hợp phụ thuộc vào sự sẵn có của thuốc, khả năng kinh tế, mức độ phối hợp trong sử dụng của bệnh nhân.
- Các thuốc giãn phế quản đường phun hít, tác dụng kéo dài được ưa dùng hơn do có hiệu quả hơn và mang lại sự thoải mái hơn cho bệnh nhân, trong khi đó, các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn giúp cắt cơn khó thở khi xuất hiện.
- Dạng thuốc kết hợp các nhóm thuốc khác nhau làm gia tăng hiệu quả điều trị và làm giảm tỷ lệ tác dụng phụ khi so với tăng liều đơn thuần 1 thuốc giãn phế quản.
- Tất cả các thuốc giãn phế quản đều cho thấy làm tăng rõ khả năng gắng sức của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tuy nhiên, không nhất thiết có liên quan tới mức độ cải thiện FEV1. Việc điều trị thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài cho hiệu quả và sự thoải mái nhiều hơn so với thuốc tác dụng ngắn.
- Thuốc nhóm xanthine có hiệu quả trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dạng thuốc phóng thích chậm có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, do độc tính của thuốc nhiều, nên thuốc thường ít được ưa dùng hơn so với các thuốc đường phun hít. Bên cạnh đó khi dùng thuốc cần lưu ý tới các thuốc, yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng tới chuyển hóa thuốc
- Việc dùng thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 tác dụng kéo dài, cũng như dùng các thuốc giãn phế quản nhóm kháng cholinergic tác dụng ngắn làm cải thiện rõ rệt tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc dùng các thuốc nhóm kháng cholinergic tác dụng kéo dài làm giảm rõ rệt tần xuất các đợt cấp COPD và cải thiện hiệu quả của phục hồi chức năng hô hấp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Corticoid trong điều trị COPD giai đoạn ổn định (Dự phòng)
Hiệu quả của cả corticoid dạng uống, và dạng phun hít ở các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kém hơn so với hiệu quả trên hen phế quản.
Corticoid được chỉ định khi bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) giai đoạn nặng (FEV1 < 50%), có đợt cấp COPD lặp đi lặp lại (> 1 đợt trong 12 tháng gần đây).
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy, dùng corticoid dạng phun hít (ICS) hàng ngày không làm thay đổi quá trình giảm đi của FEV1 ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; tuy nhiên, sử dụng ICS làm chậm lại tốc độ suy giảm của FEV1, bên cạnh đó, dùng thường xuyên corticoid dạng phun hít làm giảm đáng kể số đợt bùng phát và cải thiện tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Việc ngưng đột ngột các ICS trong điều trị có thể làm xuất hiện đợt bùng phát ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, dùng ICS làm gia tăng tỷ lệ viêm phổi, nhưng không làm tăng tỷ lệ tử vong.
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc sử dụng corticoid dạng phun hít trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định chỉ nên được chỉ định cho những bệnh nhân có chức năng hô hấp từ giai đoạn III và có những đợt cấp lặp lại trong năm vừa qua. Việc sử dụng ICS cần được thực hiện đều đặn, không dừng thuốc đột ngột. Không chỉ định ICS trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính các giai đoạn sớm hơn do lợi ích mang lại không thực sự rõ rệt mà lại làm tăng đáng kể tỷ lệ viêm phổi.
Để giảm tần xuất viêm phổi, và làm giảm tần xuất các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo nên tiêm vaccine phòng cúm và phòng phế cầu cho các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Dạng kết hợp giữa ICS – LABA
Trong thực hành lâm sàng hiện nay, xuất hiện nhiều dạng thuốc kết hợp giữa một ICS với một thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 adrenergic dạng hít, tác dụng kéo dài (LABA), các dạng kết hợp thường được sử dụng phổ biến bao gồm: fluticasone propionate – salmeterol và budesonide – formoterol. Các dạng thuốc này được chứng minh là hiệu quả hơn so với phối hợp hai thuốc riêng rẽ với nhau, bên cạnh đó, còn là dạng khá đơn giản trong điều trị, do vậy làm gia tăng khả năng tuân thủ của bệnh nhân. Tuy nhiên, cần lưu ý, dạng kết hợp này chỉ nên chỉ định cho các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ giai đoạn III có các đợt cấp tái phát trong năm vừa qua.
Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định theo GOLD 2011
Giai đoạn theo CNHH
|
C
|
D
|
|
GOLD 4
|
LABA + LAMA
Theophylline
SABA hoặc SAMA
SABA + SAMA
|
ICS+ LABA + LAMA
ICS/LABA + ức chế PDE4
LAMA + ức chế PDE4
Theophylline
SABA +/ hoặc SAMA
LAMA + ICS
Carbocysteine
|
≥ 2
|
GOLD 3
|
GOLD 2
|
A
|
B
|
|
SABA + SAMALABA hoặc LAMA
Theophylline
|
LABA + LAMA
Theophylline
SABA hoặc SAMA
SABA + SAMA
|
1
|
GOLD 1
|
0
|
|
mMRC 0-1
CAT < 10
|
mMRC > 2
CAT ≥ 10
|
Số đợt cấp/năm
|
SABA: thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 tác dụng ngắn;
LABA: thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 tác dụng kéo dài;
SAMA: thuốc giãn phế quản nhóm kháng cholinergic tác dụng ngắn;
LAMA: thuốc giãn phế quản nhóm kháng cholinergic tác dụng kéo dài;
ICS: corticoid đường phun hít.
GOLD: chương trình khởi động toàn cầu phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Thuốc hen Phúc Hưng là thuốc điều trị được Bộ Y tế cấp phép, bào chế theo bài thuốc cổ phương Tô tử giáng khí thang. Tô tử giáng khí thang là phương thuốc cổ có lịch sử 1500 tuổi. Theo nghiên cứu của tác giả Châu Vỹ tại bệnh viện trung y Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, bài thuốc Tô tử giáng khí thang đạt hiệu quả cao trong cải thiện chức năng hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Nghiên cứu diễn ra từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 10 năm 2016, tại khoa hô hấp bệnh viện trung y Lạc Sơn,Tứ Xuyên (Trung Quốc), nghiên cứu lựa chọn 84 bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính phân thành 2 nhóm, mỗi nhóm 42 bệnh nhân. Tỉ lệ về độ tuổi, tiền sử bệnh, thời gian phát bệnh, độ tuổi, giới tính của 2 nhóm là tương đương nhau.
Nhóm đối chiếu, điều trị theo phác đồ: Truyền tĩnh mạch ceftazidime, 2,0g mỗi lần, ngày 2 lần, truyền tĩnh mạch doxofyllin, mỗi lần 0,2g, ngày 2 lần, uống ambroxol hydroclorid, mỗi lần 30mg, ngày 3 lần, dùng thuốc liên tục trong 10 ngày.
Nhóm nghiên cứu: Trên cơ sở phác đồ thuốc tây y như trên, bệnh nhân dùng thêm thuốc sắc Tô tử giáng khí thang. Thành phần đơn thuốc gồm tô tử, tiền hồ, trần bì, đương quy, bán hạ, hậu phác mỗi loại 15g; sinh khương 2 lát; nhục quế, cam thảo mỗi loại 6g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần uống trong ngày, uống liên tục trong 10 ngày.
Kết quả sau nghiên cứu cho thấy:
+ Nhóm đối chiếu: 11 (26,2%) đạt hiệu quả rõ rệt; 18 (42,9%) có hiệu quả; 13 (30,9%) không hiệu quả. Tổng tỷ lệ % có hiệu quả là 29 case (69,1%)
+ Nhóm nghiên cứu có sử dụng Tô tử giáng khí thang kết hợp: 16 (38,1%) đạt hiệu quả rõ rệt; 22 (52,4%) có hiệu quả; 4 (9,5%) không hiệu quả. Tổng tỷ lệ % có hiệu quả là 38 case (90,5%).
Tỉ lệ đạt hiệu quả ở nhóm nghiên cứu (dùng kết hợp phác đồ tây y và thuốc sắc Tô tử giáng khí thang) cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chiếu (chỉ điều trị đơn thuần bằng phác đồ cơ bản). Về thời gian chức năng phổi trở lại bình thường và tổng thời gian phải điều trị thì ở nhóm đối chiếu, thời gian trung bình để chức năng phổi hồi phục là 8,91±2,54 ngày; Tổng thời gian điều trị trung bình là 12,76±3,82 ngày. Trong khi đó, thời gian trung bình để chức năng phổi hồi phục ở nhóm nghiên cứu là 6,03±0,84 ngày (thấp hơn so với nhóm đối chiếu), đồng thời tổng thời gian điều trị trung bình của nhóm nghiên cứu là 9,13±1,78 rút ngắn thời gian điều trị hơn so với nhóm đối chiếu.
Tóm lại, bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được điều trị bằng thuốc sắc Tô tử giáng khí thang trên cơ sở kết hợp phác đồ y học hiện đại điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong phương thuốc tô tử, bán hạ có tác dụng hạ khí hoá đàm, giảm ho, suyễn, là chủ dược của bài thuốc. Hậu phác, trần bì, tiền hồ 3 vị thuốc kết hợp trừ đàm, làm giảm dịch tiêt đường hô hấp, giảm khó thở, khò khè cho người bệnh, hỗ trợ cho 2 vị thuốc chính phát huy tác dụng. Nhục quế ôn ấm thận, bồi bổ vào căn nguyên gây bệnh.
Qua nhiều nghiên cứu lâm sàng trong các lĩnh vực liên quan đã chứng mình được Tô tử giáng khí thang có thể tạo ra tác động tích cực đến quá trình ức chế vi khuẩn có mặt rộng rãi trong đường hô hấp của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính.
Ngoài ra, bài thuốc còn có thể kiểm soát sự bài tiết của các tuyến niêm mạc phế quản, từ đó làm giảm lượng dịch tiết, lượng đờm gây cản trở hô hấp, đảm bảo cơ trơn phế quản được kéo căng hoàn toàn.
Tô tử giáng khí thang còn tác động lên hệ thần kinh trung ương, do đó có thể giải quyết các triệu chứng ho, khò khè, tức ngực ở các bệnh nhân này.
Bài thuốc với sự kết hợp của các vị thuốc hợp lý, “vừa bổ, vừa tiết” một cách hài hoà, thúc đẩy quá trình lưu thông tuần hoàn, giúp chống nhiễm trùng đường thở, giảm co thắt, giảm đờm và ức chế ho. Cải thiện triệu chứng, chức năng hô hấp của phổi và rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh.
Xem thêm thông tin về bài thuốc Tô tử giáng khí thang tại https://www.benhhen.vn/nhomtin/benh-hen-thuoc-hen-phuc-hung.html
https://www.benhhen.vn/tintuc/thuoc-hen-phuc-hung-duoc-bao-che-tu-bai-thuoc-to-tu-giang-khi-thang.html
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn