Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Dinh dưỡng cho trẻ hen suyễn như thế nào?


Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính của đường thở. Khi lên cơn suyễn, đường thở sẽ phù nề, tăng tiết đàm và co thắt lại làm cho trẻ khò khè, khó thở. Bệnh liên quan tới các yếu tố dị ứng như bụi, thức ăn, thuốc, thời tiết.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) hen suyễn là bệnh mãn tính, lâu dài, vì thế cần phải chú ý tới việc nuôi dưỡng trẻ. Trong quá trình điều trị phải dùng nhiều loại thuốc có thể dẫn tới nguy cơ loãng xương, chậm phát triển chiều cao, do đó, một chế độ ăn hợp lý là rất cần thiết cho sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.

Một vấn đề mà nhiều bà mẹ quan tâm là trẻ khi bị hen suyễn cần phải kiêng thức ăn nào và nên ăn gì để khỏe mạnh. Bác sĩ Hoa đưa ra lời khuyên, lúc trẻ không bị bệnh, cần cho trẻ ăn theo lứa tuổi như trẻ bình thường nhưng hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng (không phải bỏ hoàn toàn mà nên hạn chế).

Những thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm sữa, trứng, các loại hạt như đậu phộng, đậu nành, hải sản, lúa mì, rượu đỏ... Ngoài ra cũng cần tránh các thức ăn sinh lưu huỳnh như nước coca, tránh thức ăn chiên bằng dầu cũ, chiên đi chiên lại nhiều lần. Trẻ cũng cần được cho ăn ít muối.

 

dinh dưỡng cho trẻ hen suyễn

 

Dinh dưỡng cho trẻ hen suyễn như thế nào? (Ảnh minh họa)



Với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất. Nếu sữa mẹ không cung cấp đủ, nên bổ sung thêm sữa thủy phân một phần để giảm nguy cơ dị ứng với  đạm sữa bò ở trẻ. Giai đoạn này cần cung cấp đủ 150ml sữa/ ngày/ 1 kg cân nặng của trẻ. Trẻ cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất bột đường, chất đạm, chất béo, nhóm trái cây và rau. Đặc biệt trẻ cần ăn đủ đạm, đạm quý để bù lại lượng đạm đã mất do dùng thuốc. Chú ý bổ sung thêm vitamin D, vitamin C, canxi, sắt cho trẻ.

Khi trẻ đang lên cơn suyễn, không cho trẻ ăn để tránh bị sặc. Ngoài cơn suyễn, cần cho trẻ uống nhiều nước để làm lỏng đàm. Cần cho trẻ ăn ít để tránh trào ngược dạ dày thực quản. Thay vào đó, nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo trẻ không suy dinh dưỡng. Đồng thời, khi trẻ mắc bệnh, nên ăn chất béo vừa phải.

Bác sĩ Hoa lưu ý, với những trẻ có tiền sử dị ứng của gia đình, có ông bà, bố mẹ, anh chị em, người thân bị bệnh dị ứng như mề đay, viêm mũi dị ứng, suyễn, chàm..., cần nghĩ đến nguy cơ dị ứng và chú trọng hơn đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngay từ đầu.

Với trẻ có nguy cơ dị ứng cao thì người mẹ ngay từ khi có thai và cho con bú phải kiêng ăn những thức ăn gây dị ứng. Vẫn cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng, chỉ cho trẻ bú bình và ăn trứng khi trẻ trên 12 tháng.

Chưa chắc bé dị ứng với tất cả các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, vì thế cần cho bé thời gian tập ăn thử từng loại. Khi ăn thức ăn mới, cần phải bắt đầu thử dần dần một ít. Nếu ăn 2 ngày trẻ không có biểu hiện dị ứng thì ăn tiếp. Cứ thế nên duy trì thử trong vòng 1 tuần để có kết quả và nên đánh dấu vào một cuốn sổ riêng là loại thức ăn mới này trẻ có ăn được hay không.

Bác sĩ Hoa khuyến cáo, trong quá trình thử thức ăn, không cho trẻ ăn một lúc nhiều loại thức ăn mới vì như vậy sẽ không biết bé thích ứng hay dị ứng với thức ăn nào. Khi thức ăn không phù hợp với trẻ, cần chú ý tìm loại thực phẩm thay thế phù hợp, tương ứng theo các nhóm chất để bé vẫn được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Với những trẻ ít có nguy cơ dị ứng, cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng và không nên để trẻ bị béo phì. Thông thường, béo phì thường làm đường thở của trẻ bị hẹp, dễ co thắt.

 

Tổng đài tư vấn và theo dõi điều trị miễn cước 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338


Tổng hợp

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát