Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Gần 30% trẻ em TP HCM bị hen suyễn


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Cần nghĩ tới hen suyễn khi trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu:
  2. Kiểm soát yếu tố khởi phát và làm nặng cơn hen:
  3. Xử trí tại nhà khi trẻ lên cơn hen cấp
  4. 8 câu hỏi đặt ra khi bệnh hen không được kiểm soát tốt.
  5. Các biện pháp phòng ngừa hen phế quản ở trẻ

Hen suyễn là bệnh mãn tính thường gặp và gây tử vong hàng đầu trong các bệnh mãn tính ở trẻ em. Thạc sĩ, bác sĩ Võ Nguyễn Diễm Khanh, Bệnh viện quốc tế Thành Đô cho biết, tỷ lệ người bệnh hen tăng gấp đôi trên toàn thế giới trong vòng 20 năm qua. Theo thống kê của tổ chức chuyên nghiên cứu về hen suyễn và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu, riêng ở TP HCM tỷ lệ trẻ bệnh hen là 29,1%, cao nhất ở vùng châu Á.

 

>>> Đánh giá mức độ kiểm soát hen ở trẻ: https://www.benhhen.vn/form-khao-sat-2.html

 

Hen suyễn là tình trạng các đường thở trong phổi bị viêm mạn tính và hẹp lại. Tình trạng này lúc nào cũng hiện diện, ngay cả những khi trẻ cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Khi tiếp xúc với một số yếu tố kích thích, đường thở trẻ bị viêm và hẹp nhiều hơn, không khí đi vào phổi rất khó khăn.

 

Cơn hen cấp tính khiến phổi dễ bị xẹp, bị nhiễm trùng phổi kèm theo suy hô hấp, tổn thương não do thiếu oxy. Ở hen mãn tính, phế nang bị giãn, mất dần chức năng phổi, trẻ khó thở khi gắng sức, không tham gia được các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi như trẻ bình thường được.

 

Theo bác sĩ Diễm Khanh, cơ chế bệnh sinh của hen suyễn có sự tham gia của 2 nhóm yếu tố. Yếu tố chủ thể gồm di truyền, cơ địa dị ứng, tăng đáp ứng phế quản, giới tính (trẻ nam), chủng tộc. Yếu tố môi trường gồm các chất gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật như chó mèo, nấm mốc, bụi nhà, thức ăn), thay đổi thời tiết (từ trời nóng sang trời mưa, máy lạnh), ô nhiễm không khí (hóa chất công nghiệp, xăng dầu, khói thuốc lá), nhiễm trùng đường hô hấp (cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản), các yếu tố tâm lý (xúc động mạnh, vui buồn quá độ), vận động gắng sức…

 

Một số yếu tố như trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhũ nhi, thuốc hạ sốt Aspirin cũng góp phần làm khởi phát và làm nặng cơn hen.

 

Cần nghĩ tới hen suyễn khi trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu:

 

- Khò khè theo mùa hay khò khè tái phát (từ 3 lần trở lên trong vòng một năm).

 

- Ho từng cơn, ho dai dẳng đặc biệt là ban đêm và sáng sớm.

 

- Xuất hiện ho, khò khè, khó thở hay triệu chứng nặng hơn sau hoạt động thể lực hoặc khi có sự hiện diện của các yếu tố kích thích.

 

- Cảm giác tức ngực, đau ngực (ở trẻ lớn).

 

- Khi khám thấy trẻ thở khò khè, có thể nghe tiếng rít khi thở ra, thở nhanh hay khó thở.

 

Cần nhớ khò khè không phải luôn luôn là hen. Hen có thể hiện diện mà không có khò khè.

 

Kiểm soát yếu tố khởi phát và làm nặng cơn hen:

 

- Hạn chế máy lạnh khi thay đổi thời tiết.

 

- Kiểm soát các yếu tố gây dị ứng. Giặt áo gối, thú bông bằng nước nóng mỗi tuần. Không nuôi chó, mèo trong nhà. Vệ sinh nhà cửa, xịt thuốc diệt côn trùng thường xuyên.

 

- Không hút thuốc khi gần trẻ.

 

- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường

 

- Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm, chủng ngừa cúm, phế cầu...

 

- Tránh căng thẳng, stress tâm lý trong trường học, gia đình... Tránh vui buồn quá độ.

 

- Tránh những hoạt động gắng sức.

 

Bác sĩ Diễm Khanh nhấn mạnh, cần điều trị dự phòng hen để ngừa các yếu tố khởi phát và làm nặng cơn hen, dùng thuốc điều trị dự phòng, theo dõi định kỳ chức năng phổi (trẻ lớn), điều trị cắt cơn hen...

 

trẻ em TP HCM bị hen suyễn

 

Xử trí tại nhà khi trẻ lên cơn hen cấp

 

Khi trẻ lên cơn hen cấp, bố mẹ hướng dẫn cho trẻ dùng thuốc cắt cơn dạng xịt hoặc hít qua buồng đệm. Nếu trẻ không biết cách dùng thì cần sự hỗ trợ của bố và mẹ để con qua được cơn hen cấp.  Khi trẻ có các dấu hiệu sau thì cần đưa nghe trẻ đến ngay các cơ sở y tế:

 

- Trẻ quá khó thở

- Triệu chứng của trẻ không đỡ ngay sau 6 nhát xịt thuốc giãn phế quản trong hai giờ

- Cha mẹ hoặc người chăm sóc không thể xử trí cơn hen cấp tại nhà

 

Khi trẻ đang trong cơn hen cấp thì những thuốc và biện pháp sau không nên được sử dụng:

 

- Kháng sinh. Chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm khuẩn

- Truyền dịch: Chỉ khi có dấu hiệu mất nước

- Thuốc an thần, thốc làm lỏng chất tiết, thuốc siro ho có chứa dextromethorphan, vật lý trị liệu hô hấp. 

 

8 câu hỏi đặt ra khi bệnh hen không được kiểm soát tốt.

 

- Có phải tại môi trường sống của trẻ?

 

- Có phải tại môi trường nhà trẻ, trường học?

 

- Có phải tại cha mẹ cho trẻ dùng thuốc không đúng cách (không đủ liều, không đều đặn)?

 

- Có phải tại cha mẹ chưa biết đầy đủ về bệnh hen?

 

- Có phải tại cha mẹ không biết độ nặng bệnh hen của con mình?

 

- Có phải tại trẻ không được điều trị đúng thuốc (không phân biệt thuốc cắt cơn, ngừa cơn)?

 

- Có phải tại trẻ dùng bình hít, buồng đệm không đúng cách?

 

- Có phải trẻ mắc bệnh hen?

 

Các biện pháp phòng ngừa hen phế quản ở trẻ

 

Các biện pháp phòng ngừa hen tiên phát:

 

- Khuyến khích đẻ thường, không nên mổ đẻ, không để bà mẹ đang mang thai và trẻ sau khi sinh hít khói thuốc lá

- Bú sữa mẹ

- Không khuyến khích sử dụng rộng rãi kháng sinh phổ rộng, paracetamol cho trẻ trong năm đầu đời

 

Các biện pháp phòng ngừa hen thứ phát:

 

- Tránh tiếp xúc khói thuốc lá, khói bếp, các dị nguyên môi trường, bụi nhà, phấn hoa....và các dị nguyên khác. 

- Giảm cân cho trẻ thừa cân/béo phì

- Tránh các thuốc chống viêm giảm đau non-steroid, thuốc chẹn beta, thức ăn, các chất phụ gia nếu biết các chất này gây triệu chứng hen. 

 

Theo Dân trí

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát