Cây to cao 8-10m, thậm chí có cây tới 20m, cành hình trụ, màu nâu đen. Lá to, thơm, mọc đối hoặc so le, phiến tròn dài, chóp lá tù hay hơi nhọn, mặt dưới lá hơi mốc, ba gân gốc chạy dọc đến gần chóp lá. Hoa trắng thơm mọc thành chùm ở nách lá và đầu các cành, gồm 12-14 tán. Quả mọng hình bầu dục dài 12-13mm, trên một chén do bao hoa còn lại.
Theo Đông y, Hậu phác vị cay, tính ôn, qui kinh Tỳ vị phế đại tràng; có tác dụng hành khí tiêu tích, táo thấp, hạ khí tiêu đàm bình suyễn; chủ trị chứng tỳ vị tích trệ, thấp trở trung tiêu, tiết khái thấu khí suyễn.
La và hoa cây hậu phác
Một số bài thuốc sử dụng hậu phác
Trị táo bón do trường vị thực nhiệt bụng đầy: Hậu phác tam vật thang: Hậu phác, Đại hoàng đều 10g, Chỉ thực 6g, sắc uống.
Trị tiêu chảy do hàn thấp: Thương truật 10g, Hậu phác 6g, Trần bì 6g, Chích thảo 3g, theo tỷ lệ trong bài thuốc làm thành thuốc tán uống mỗi lần 4 - 8g, uống với nước sắc gừng và táo, ngày 2 lần. Hoặc cho thêm táo và gừng sắc thuốc thang, ngày uống 1 thang.
Trị rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bụng đầy, đau bụng do hàn: Hậu phác ôn trung thang: Hậu phác, Xích phục linh đều 10g, Trần bì 6g, Can khương, Mộc hương, Cam thảo đều 3g, Thảo khấu 5g, Sinh khương, Đại táo đều 10g sắc uống.
Trị viêm phế quản mạn tính, hen suyễn: Hậu phác 8g, Ma hoàng 4g, Sinh Thạch cao 20g, Hạnh nhân 10g, Khương Bán hạ 10g, Ngũ vị tử 4g, Can khương 3g, Tế tân 2g, Tiểu mạch 12g, sắc uống.
GS. TS. Đỗ Tất Lợi - Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu Đại học Dược Hà Nội
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn