Khí hậu nhiệt đới gió mùa, khói bụi và môi trường sống bị ô nhiễm chính là nguyên nhân khiến tỉ lệ người Việt mắc các bệnh về đường hô hấp ngày một tăng cao. Trong đó thường gặp nhất là bệnh hen phế quản. Ước tính cả nước có khoảng 5% dân số bị bệnh và có xu hướng tăng dần.
Hen phế quản (bệnh hen suyễn) là tình trạng đường hô hấp bị viêm nặng, dẫn đến tắt đường thở, tăng đờm, phù nề, co thắt. Từ đó khiến bệnh nhân cảm thấy ngột ngạt, khó thở và phải thở gấp, rít lên từng hơi dài, thở khò khè... Bệnh thường xảy ra vào sáng sớm hoặc đêm khuya, vì lúc này thời tiết có nhiều thay đổi.
Không ngừng gia tăng ở các thành phố lớn
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Giang, hiện đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết: Hen phế quản là một căn bệnh nguy hiểm, gây chết người nhiều thứ 2 chỉ sau bệnh ung thư.
Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 500.000 người phải nhập viện và có 5.000 người trong số đó tử vong vì bệnh. Còn ở Việt Nam, tỉ lệ người bị hen phế quản chiếm 5% dân số, ước tính hơn 4 triệu người. Trong đó, tỉ lệ trẻ em bị bệnh là 8 – 12%, tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 12 – 13 tuổi.
Thống kê mới đây cho thấy, tại Hà Nội có 8,1% trẻ em nội thành và 6,7% trẻ em ngoại thành bị hen phế quản. Còn nếu tính riêng ở lứa tuổi tiểu học thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh là 9% ở nội thành và 7% ở ngoại thành.
Tại TP. HCM, con số này cao hơn rất nhiều, cụ thể là có 29,1% trẻ dưới 18 tuổi bị hen phế quản, con số thuộc loại cao nhất châu Á. Điều này khiến Tổ chức y tế ISAAC (chuyên nghiên cứu bệnh hen suyễn và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu) gọi TP. HCM là “thủ đô” của bệnh hen phế quản tại châu Á.
Lí do dẫn đến tình trạng tỉ lệ bệnh nhân bị hen phế quản ở các thành phố lớn ngày một tăng cao là do môi trường bị ô nhiễm. Đây là nơi tập trung nhiều xe cộ lưu thông, nhà máy công nghiệp. Tại TP. HCM, có tới 90% các mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, không khí bị ô nhiễm nặng, luôn ở mức nguy hại với sức khỏe con người.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh hen phế quản
Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh hen phế quản có thể là do di truyền hoặc các yếu tố tự phát. Trong đó bao gồm các tình trạng nhiễm khuẩn, dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng hoa, nấm mốc, khói bụi… Nếu trẻ sinh ra trong gia đình từng có người bị hen phế quản thì nguy cơ mắc bệnh sẽ là 20 – 30%, còn nếu cả cha và mẹ đều bị thì nguy cơ con bị hen phế quản là 60%.
Giới tính cũng là một yếu tố tác động đến nguy cơ bị bệnh hen phế quản. Trước tuổi dậy thì bệnh gặp nhiều ở các bé trai. Còn từ tuổi trưởng thành trở lên thì nguy cơ mắc bệnh ở nữ giới sẽ nhiều hơn nam, nhất là từ tuổi trung niên.
Tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài sẽ làm khởi phát các cơn hen phế quản cấp tính. Và nếu không được xử lí kịp thời thì bệnh nhân rất dễ tử vong. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột cũng dễ kích ứng bệnh hen phế quản. Điều này lí giải vì sao những người ngồi trong máy lạnh nhiều, khi bước ra ngoài gặp thời tiết nóng bức lại dễ gặp phải tình trạng nặng ngực, khó thở…
Những cơn hen phế quản thường xuất hiện một cách đột ngột. Trước đó bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ho khan… Bệnh nhân hen phế quản thường bị tái phát nhiều nhất vào ban đêm. Ban đầu là khó thở, tức ngực hít vào dễ nhưng thở ra khó, nhiều người phải ngồi há miệng thở dốc. Khi cơn hen dứt, bệnh nhân bắt đầu ho nhiều, có đờm trắng.
Những cơn hen ác tính sẽ kéo dài hàng giờ đồng hồ, có khi là cả ngày khiến bệnh nhân thở rít, thở chậm, phải thở bằng miệng. Việc điều trị bằng thuốc uống hay thuốc xịt thông thường sẽ không mang lại hiệu quả gì. Cơn hen ác tính tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim phải, suy hô hấp và nặng nhất là tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú, Khoa giám định, Viện Pháp y Quốc gia cho biết: Có rất nhiều tác nhân gây nên triệu chứng của bệnh hen phế quản và làm bệnh ngày một nặng thêm. Không phải tất cả bệnh nhân hen phế quản đều phản ứng cùng một tác nhân. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của những tác nhân này lên phổi từng người bệnh cũng có sự khác biệt. Nói chung, độ nặng, nhẹ của các triệu chứng hen phế quản sẽ phụ thuộc vào việc có bao nhiêu tác nhân kích hoạt cũng như phổi của bạn nhạy cảm như thế nào đối với chúng.
60% số bệnh nhân mắc hen phế quản đang điều trị sai cách
Một bệnh nhân nam 24 tuổi mắc hen phế quản từ năm 4 tuổi nhưng trong suốt thời gian dài, bệnh nhân này chỉ sử dụng thuốc uống hoặc thuốc xịt mỗi lần lên cơn hen. Cách đây vài ngày, khi khó thở, xịt thuốc không đỡ, bệnh nhân phải vào viện cấp cứu trong tình trạng gần như ngừng thở. Cách điều trị sai lầm khi chỉ dùng thuốc cắt cơn hen mà không điều trị tận gốc bệnh, ngăn ngừa cơn hen tái phát thường khiến cho tình trạng bệnh trở nặng hơn, tần xuất lên cơn hen tăng và mức độ nghiêm trọng của cơn hen cấp tăng lên.
Tuy nhiên những trường hợp như thế này hiện còn khá phổ biến. Theo nghiên cứu, có 62% bệnh nhân hen chưa từng được điều trị ngăn ngừa cơn hen, đặc biệt, ở trẻ em, tỷ lệ này lên tới 81%. Việc bỏ qua điều kiểm soát - dự phòng hen làm tỷ lệ người mắc bệnh không ngừng tăng và số ca tử vong do hen phế quản cũng tăng nhanh.
Các trường hợp tử vong do hen thường là do bệnh nhân không qua nổi cơn hen phế quản hay đợt cấp của hen. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, hen là một bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được và bệnh nhân sẽ có cuộc sống bình thường nếu được điều trị đúng cách.
Điều trị dự phòng hen phế quản bằng thuốc hen thảo dược
Lựa chọn thuốc thảo dược để điều trị tận gốc hen phế quản, ngăn ngừa cơn hen tái phát hiện đang là xu hướng mới đem lại hiệu quả cao trong điều trị và kiểm soát bệnh hen. Thuốc hen thảo dược bào chế theo bài thuốc cổ phương 1.500 tuổi “Tiểu thanh long thang” là chế phẩm thuốc Đông y điều trị hen phế quản được bộ Y tế cấp phép duy nhất trên thị trường có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược.
Thuốc có tác dụng phục hồi – điều hòa và nâng cao chức năng các tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu, giúp tăng sức đề kháng, sức khỏe được cải thiện. Điều trị đủ đợt, đúng liệu trình sẽ giúp tình trạng bệnh được kiểm soát, cơn hen hạn chế tái phát.
- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, tránh hít khói thuốc thụ động.
- Tiêm phòng vắc xin để chống nhiễm trùng đường hô hấp cũng như các bệnh liên quan đến phổi.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để giảm nguy cơ nhiễm vi - rút.
- Đeo khẩu trang mỗi lần ra đường để hạn chế việc hít phải khói bụi.
- Giữ môi trường sống trong và ngoài nhà luôn sạch sẽ, trong lành, thoáng mát.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn