Hen phế quản (hen suyễn) có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường bắt đầu khi trẻ được 2-10 tuổi. Ở trẻ em việc chẩn đoán hen thường gặp nhiều khó khăn, trong một số trường hợp các bác sĩ cần chỉ định điều trị thử để theo dõi đáp ứng mới đánh giá kết luận bệnh. Nhiều trường hợp bác sĩ chẩn đoán là "viêm phế quản thể hen" để theo dõi tiến triển bệnh khi chưa đủ căn cứ chính xác trẻ mắc hen suyễn.
Các yếu tố gây hen phế quản, nguyên nhân sinh hen phế quản ở trẻ
Cơn hen cấp tính là đặc trưng giúp nhận biết bệnh lý mạn tính hen phế quản. Cơn hen là diễn tiến cấp tính trên nền bệnh mạn tính. Các cơn hen đầu tiên xuất hiện thường sau một đợt nhiễm trùng nặng về đường hô hấp và nhiều khi có thể do bụi, lông súc vật, hơi khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá… nhưng đôi khi hen cũng có thể do thay đổi khí hậu hay môi trường sống.
Khi cơn hen cấp tính xảy ra sẽ có sự tham gia của các yếu tố như: thần kinh tự chủ, miễn dịch, nhiễm trùng, nội tiết và sinh lý với các mức độ khác nhau tùy từng người bệnh.
Hen đặc trưng bởi 3 quá trình bệnh lý cơ bản: Viêm mạn tính đường thở,
tăng đáp ứng của phế quản và co thắt , phù nề xuất tiết phế quản
Yếu tố miễn dịch: ở một số trẻ nhỏ thì những đợt hen có xuất hiện khi thay đổi các yếu tố môi trường như phấn hoa hay lông súc vật. Bên cạnh đó, còn có các tác nhân quan trọng gây khởi phát cơn hen cấp tính là do virus. Ở tuổi còn bú, virus hợp bào hô hấp và virus á cúm thường là tác nhân gây bệnh nhiều nhất, trong khi đó ở trẻ lớn hơn thì thường là do virus gây viêm mũi. Và càng lớn tuổi hơn thì virus cúm đóng vai trò quan trọng gây các cơn hen phế quản.
Yếu tố nội tiết: cơ chế này chưa rõ ràng nhưng thấy rằng tình trạng HPQ có thể được cải thiện ở tuổi dậy thì và thường trở nên trầm trọng hơn khi đến tuổi sinh nở (với nữ giới).
Phân loại mức độ bệnh hen phế quản
Hen phế quản được chia làm 4 mức độ và ở mỗi mức độ, tùy theo tình trạng bệnh mà có những biểu hiện khác nhau:
Mức độ 1 (có cơn ngắt quãng nhẹ): thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ vẫn hoạt động bình thường.
Mức độ 2 (cơn dai dẳng nhẹ): xảy ra ở cấp độ nhẹ, triệu chứng hen xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
Mức độ 3 (cơn dai dẳng trung bình): các triệu chứng HPQ xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
Mức độ 4 (cơn dai dẳng nặng): các triệu chứng xảy ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.
Triệu chứng của các thể hen phế quản
Hen phế quản co thắt: chỉ biểu hiện bằng những cơn ho, có những cơn ho có thể giống ho gà. Sau đó sẽ có những cơn ho dữ dội và đôi khi nếu vừa ăn xong trẻ có thể bị nôn vọt vì ngứa họng và luôn muốn ho.
Hen phế quản khó thở nhiều: khi lên cơn hen trẻ cảm thấy khó thở, nhiều dịch tiết ra và không giống như hen kinh điển, bắt đầu và kết thúc không đột ngột.
Hen gắng sức: kiểu hen này thường xuất hiện sau khi trẻ gắng sức như leo cầu thang, chạy nhảy nhiều hay có thể xuất hiện khi trẻ hít phải không khí lạnh đột ngột.
Hen ác tính: thường xảy ra liên tiếp vào chiều và đêm, thường không đáp ứng với thuốc giãn phế quản ở liều thường dùng.
Hen phế quản ở trẻ nếu không được điều trị khỏi và để kéo dài sẽ gây ra những hậu quả xấu như làm suy giảm chức năng phổi khiến cho lượng oxy trong máu giảm xuống, lượng cacbonnic tăng lên gây tình trạnh yếu mệt cho trẻ và nếu nặng có thể gây thiếu oxy và phải cấp cứu.
Bên cạnh đó, các cơn hen cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, làm giảm năng suất học tập vì trẻ hay phải nghỉ học nếu tình trạnh bệnh tiếp diễn thường xuyên, kéo dài. Với những trẻ bị viêm phổi nặng thường chậm lớn, còi cọc.
Xử trí
Trẻ mắc hen phế quản ở mức độ bệnh nhẹ chỉ cần dùng thuốc giãn phế quản khi có triệu chứng của cơn hen. Khi trẻ lên cơn hen cần cho trẻ ra chỗ thoáng khí, nơi không khí trong lành. Bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước nhằm làm cho đờm loãng ra và trẻ sẽ dễ thở hơn hoặc cũng có thể cho trẻ hít hơi nước. Trong những cơn hen nặng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời tránh các cơn khó thở.
Ngoài ra, bố mẹ nên cân nhắc cho trẻ dùng thêm thuốc dự phòng để hạn chế cơn hen tái phát. Hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc cắt cơn khi sử dụng kéo dài.
Phòng ngừa
Giữ cho trẻ tránh tiếp xúc với những tác nhân gây cơn hen. Làm vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, nơi ở. Không để trẻ tiếp xúc nhiều với lông súc vật và luôn tạo môi trường thoáng mát cho trẻ.
Ngoài ra với trẻ sơ sinh, các lưu ý dưới đây có thể làm hạn chế nguy cơ mắc hen phế quản ở trẻ:
- Tránh phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường lúc mang thi và năm đầu đời
- Khuyến khích sinh qua âm đạo
- Khuyên nuôi con bằng sữa mẹ vì các lợi ích sức khỏe chung
- Nếu có thể, hạn chế sử dụng paracetamol và kháng sinh phổ rộng trong năm đầu đời
- Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm các đợt khò khè lúc mới sinh
- Tiếp nhận bổ sung Vitamin D qua thức ăn hoặc ánh sáng mặt trời hoặc chỉ định của bác sỹ
Hen phế quản ở trẻ có tự khỏi được không?
Hen phế quản ở trẻ có tự khỏi được không là câu hỏi mà bậc phụ huynh nào cũng quan tâm. Rất nhiều người trong gia đình người bệnh quan sát thấy trẻ em mắc bệnh hen đến thời kỳ dậy thì sẽ tự nhiên khỏi, chữa hay không cũng không quan trọng. Nhận thức sai lầm này khiến không ít người bệnh hen đánh mất đi cơ hội có lợi để điều trị. Trên thực tế, tỷ lệ trẻ em bệnh hen phát triển đến thời kỳ thanh thiếu niên vẫn còn cao (từ 5-10% đến 60-70%).
Thời kỳ đầu phát bệnh hen ở trẻ em, phụ huynh nên tuân thủ theo các chỉ định của thầy thuốc để có thể khống chế phát triển bệnh hen. Làm như thế sẽ giúp trẻ đỡ phải chịu nổi đau của bệnh tật, trẻ có thể vận động, sinh hoạt và học tập bình thường.
BS. TRẦN QUỐC NINH
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn