Từ lâu hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn đã là căn bệnh quá quen thuộc với cộng đồng với tỉ lệ tử vong cao, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh và sự phát triển của xã hội. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế thì hiện nay, hen phế quản không còn là nỗi lo của riêng vùng lãnh thổ nào mà đã trở thành nỗi lo chung của toàn nhân loại. Tuy nhiên không phải bệnh nhân hen phế quản nào cũng nắm được những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh của mình, cách điều trị cũng như phòng ngừa, kiểm soát hiệu quả cơn hen.
Những con số đáng báo động về bệnh hen
Theo định nghĩa của Hiệp hội Hen toàn cầu thì hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần tế bào; viêm mạn tính dẫn đến những đợt tái diễn của ran rít, khó thở, bó sát lồng ngực và ho đặc biệt thường xảy ra ban đêm hay vào sáng sớm; những đợt này thường phối hợp với sự tắc nghẽn phế quản lan rộng nhưng thay đổi, sự tắc nghẽn này thường có tính cách hồi phục tự nhiên hay do điều trị.
Hen phế quản là bệnh lý hô hấp thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi, nhưng hiểu biết của người dân về việc điều trị và kiểm soát cơn hen vẫn còn nhiều hạn chế. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến số lượng người mắc hen không ngừng gia tăng. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn – Giám đốc Trung tâm Miễn dịch Dị ứng Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Tổng thư ký Hội Hen, Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng thành phố Hà Nội thì hiện số người mắc bệnh hen đã lên tới 300 triệu người, chiếm 4% - 14% dân số các nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy, độ lưu hành hen phế quản vẫn có xu hướng tăng lên ở nhiều quốc gia và khu vực thế giới. Do vậy, dự kiến, đến năm 2025, số người mắc bệnh hen có thể lên tới 400 triệu người. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 4 triệu người bị bệnh hen, chiếm tới 5% dân số.
Điều đặc biệt đáng lo ngại là trẻ em là đối tượng dễ mắc hen phế quản nhất nên có tỉ lệ đông đảo nhất. Hiện nay tỷ lệ trẻ em bị hen phế quản tăng nhanh trên toàn cầu ở các nước phát triển và đang phát triển. Theo thông báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có khoảng từ 7-10% trẻ em đã mắc hen, cứ sau 20 năm hen phế quản ở trẻ em lại tăng lên 2-3 lần. Chính vì vậy, tỷ lệ tử vong và nhập viện tăng đáng kể ở các nước phát triển.
Ở Mỹ, mặc dù công tác quản lý điều trị hen trẻ em đã có nhiều tiến bộ, song năm 2002, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi hen phế quản tăng hơn 160% và tăng 74% ở nhóm tuổi 5-14 tuổi so với năm 1982; trên toàn nước Mỹ đã mất khoảng 14 triệu ngày học và 14,5 triệu ngày công lao động do bố mẹ nghỉ chăm sóc con cái; mỗi năm đã tiêu tốn hơn 14 tỷ đô-la cho việc chăm sóc người bệnh hen.
Một nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế cũng đã chỉ ra số trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 12-13 có tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản cao nhất Châu Á. Trong đó, TPHCM được gọi là "thủ đô" của bệnh hen phế quản tại Châu Á với tỉ lệ cứ 10 trẻ thì có 3 em bị mắc bệnh hen phế quản. Tỷ lệ cấp cứu do hen ước tính hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi là 137,1/10.000 trẻ - đây là tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm tuổi này. Bệnh hen kéo dài là nguyên nhân hàng đầu làm cho trẻ em nghỉ học và bỏ học, làm mất đi khoảng 10 triệu ngày học hàng năm của học sinh.
Tại sao bệnh nhân hen phế quản thường chủ quan với bệnh?
Hen phế quản là căn bệnh mạn tính khiến người bệnh lên cơn hen gây khó thở và có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Rất nhiều trường hợp hen phải nhập viện điều trị trong tình trạng khó thở nặng, cá biệt có trường hợp ngừng thở ngay trong quá trình khám bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân hen phế quản còn rất chủ quan với bệnh. Nhiều người tự ý điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Có tới 60% bệnh nhân hen phế quản không được điều trị dự phòng. Đây cũng chính là lý do dẫn tới tỷ lệ tử vong do hen không hề giảm trong nhiều năm qua mà còn có xu hướng tăng lên.
Bệnh nhân hen phế quản chủ quan không điều trị còn do chi phí điều trị hen lại rất tốn kém. Chi phí trực tiếp cho hen chiếm 1% - 3% tổng chi phí y tế ở hầu hết các quốc gia. Giá thành điều trị hen ước tính hàng năm ở lứa tuổi dưới 18 khoảng 3,2 tỷ đô-la Mỹ. Một nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh cho thấy: chi phí ước tính cho việc chăm sóc bệnh nhân hen là 108 triệu USD, trong đó 50-70% dành cho nhập viện và cấp cứu, 30% là thuốc điều trị; và 288.064 ngày công lao động của bệnh nhân hen bị mất.
Đánh giá về tính nghiêm trọng của bệnh hen, PGS. BS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Maicũng khẳng định: "Bệnh hen gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh, gia đình của họ và toàn xã hội. Tỷ lệ tử vong do bệnh hen còn cao mặc dù đã có thuốc đặc trị hiệu quả, chi phí cho người bệnh hen khá tốn kém, đặc biệt là chi phí cấp cứu".
Với những nguy cơ mà bệnh hen phế quản có thể mang lại, phòng ngừa và kiểm soát hen phế quản đã trở thành mục tiêu của ngành y tế toàn cầu với nhiều hoạt động tích cực do Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Hen toàn cầu phát động với sự tham gia của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cần sự chung tay của cả cộng đồng để loại bỏ bệnh hen
Từ năm 2012, Việt Nam cũng đã đưa Dự án phòng chống bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vào chương trình mục tiêu quốc gia.
Các chuyên gia y tế cũng khẳng định: bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được và người đóng vai trò quan trọng nhất trong kiểm soát hen phế quản chính là người bệnh. Nếu làm tốt công tác kiểm soát, bệnh nhân sẽ có cuộc sống bình thường. Nhưng trong thực tế thì mới chỉ có 5% bệnh nhân hen được kiểm soát triệt để, gần 20% số bệnh nhân hen được kiểm soát tốt.
Ngay cả ở quốc gia có ngành y tế phát triển như nước Mỹ thì cũng có tới 55% trường hợp bệnh nhân không kiểm soát được bệnh. Mặc dù các bệnh nhân đều có bảo hiểm, được điều trị và theo dõi bởi các chuyên gia về dị ứng và đều đặn sử dụng các thuốc đặc hiệu, họ vẫn bị các cơn hen suyễn hành hạ.
Nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết về hen phế quản của người dân và thậm chí một bộ phận nhân viên y tế cũng chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của điều trị dự phòng hen phế quản. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức, mở rộng truyền thông có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm soát và phòng ngừa hen phế quản. Tại Việt Nam, xu hướng điều trị dự phòng bằng thuốc hen thảo dược cũng đang mang lại hiệu quả rõ rệt, vừa an toàn vừa điều trị được tận gốc căn bệnh hen dai dẳng.
Theo CT Tư vấn điều trị tận gốc hen phế quản -
Phát sóng 9h25 - 9h35 hàng ngày trên VOVGT HN
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn