Hen nghề nghiệp xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân tại nơi làm việc, hậu quả là một số trường hợp từ mắc các bệnh hô hấp thông thường có thể tiến triển thành hen phế quản. Những bệnh nhân hen phế quản, sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, hóa chất… trong môi trường làm việc cũng sẽ làm khởi phát cơn hen cấp tính hoặc làm cơn hen nặng lên, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Ai dễ mắc hen nghề nghiệp?
Vào giữa và cuối thế kỷ 20, bệnh hen đã nổi lên như một dạng bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất. Tại Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng kéo theo sự phổ biến của các bệnh nghề nghiệp trong đó có hen phế quản. Theo thống kê, khoảng 5% hen ở người trưởng thành đều có liên quan tới yếu tố nghề nghiệp. Năm 2006, hen phế quản nghề nghiệp chính thức được công nhận là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta.
Hiện nay, có khoảng hơn 250 chất được xác định là tác nhân gây bệnh hen nghề nghiệp và những ngành nghề sau thường có nguy cơ cao bị hen phế quản: Công nghiệp nhựa, keo dính & sơn, những người làm việc với véc ni, keo dính hoặc nghề in; Công nhân xét nghiệm, diệt sâu, trồng màu; Thợ điêu khắc, công nghiệp gỗ, thợ mộc; Công nhân ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt ở những nơi rosin được sử dụng để hàn; Y tá, kỹ thuật viên xét nghiệm, x quang phải tiếp xúc thường xuyên với Glutaraldehyde; Công nhân trong các nhà máy nhuộm, chế biến thực phẩm, công nhân hoá nghiệm…
Dấu hiệu giúp chuẩn đoán sớm hen nghề nghiệp
Ở giai đoạn sớm của bệnh, triệu chứng sớm nhất là khó thở sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây hen phế quản ở nơi làm việc. Những triệu chứng báo hiệu trước như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, đỏ mắt, có khi ho khan vài tiếng, có người thấy tức ngực như có gì chẹn cổ, khó thở, có khi phải há mồm ra để thở.
Ở một số người, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện muộn hơn sau 12 giờ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Hen phế quản nghề nghiệp thường có biểu hiện xấu vào những ngày làm việc trong tuần và mất đi vào những ngày nghỉ cuối tuần nhưng quay trở lại vào ngày đầu tuần và những ngày làm việc.
Tiến triển của bệnh hen phế quản nghề nghiệp khó biết trước được. Ước lượng khoảng 1/3 bệnh nhân hen nghề nghiệp sẽ khỏi bệnh hoàn toàn nếu họ chuyển khỏi nơi làm việc. Tuy nhiên, nhiều người có triệu chứng hen dai dẳng mà không có sự cải thiện mặc dù đã chuyển nơi làm việc. Bệnh nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng; lao phổi; giãn phế nang; suy tim…
Dự phòng hen phế quản nghề nghiệp
Hen nghề nghiệp là bệnh gây mất khả năng lao động nghiêm trọng và hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Việc dự phòng bệnh hen phế quản nghề nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào thời gian và mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Chính bản thân người lao động cần trang bị cho mình các cách phòng tránh để không bị mắc phải căn bệnh này như:
* Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, giữ gìn vệ sinh đường hô hấp.
* Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh hen phế quản nghề nghiệp nhằm điều trị kịp thời.
Nếu phát hiện ra bệnh thì cần có biện pháp dự phòng hiệu quả như giảm thời gian tiếp xúc và mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đã biết. Sử dụng các thuốc điều trị có nguồn gốc thảo dược, điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Hải Yến
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn