Để hiểu rõ hơn về hen phế quản ở phụ nữ có thai xin hãy cùng tìm hiểu với benhhen.vn bài viết sau đây của PGS, TS LÊ VĂN BÀNG.
1. ĐẠI CƯƠNG
Hen phế quản là một bệnh thường gặp trong thai kỳ. Trong bầt kỳ thời gian nào, trên 8% phụ nữ có thai bị hen phế quản. Nhiều phụ nữ lo lắng về những thay đổi của thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến hen phế quản và điều trị hen phế quản sẽ gây hại trẻ sơ sinh. Với điều trị hen phế quản thích hợp thì phần lớn phụ nữ có thể dễ thở, có một thai kỳ bình thường và sinh con khỏe mạnh. Một cách toàn diện, nguy cơ hen phế quản kiểm soát kém là nhiều hơn nguy cơ sử dụng thuốc để kiểm soát hen phế quản.
Điều trị hen phế quản trong thai kỳ thành công nhiều nhất khi phụ nữ sử dụng đều đặn thuốc và theo dõi sát điều trị. Trước khi có thai, phụ nữ cần phải thảo luận bệnh với người cung cấp dich vụ chăm sóc sức khỏe. Phụ nữ phát hiện có thai cần phải tiếp tục điều trị hen phế quản. Ngưng đột ngột điều trị hen phế quản có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trẻ do không cung cấp đủ oxy.
2. MỨC ĐỘ TRẦM TRỌNG CỦA HEN PHẾ QUẢN TRONG THAI KỲ
Mức độ trầm trọng của hen phế quản trong thai kỳ thay đổi từ phụ nữ nầy đến phụ nữ khác. Một cách đáng tiếc, khó dự đoán được tiến triển của hen phế quản ở phụ nữ mang thai lần đầu. Trong suốt thai kỳ, hen phế quản xấu hơn ở khoảng 1/3 phụ nữ, cải thiện ở 1/3 và duy trì ổn định ở 1/3.
Những kiểu khác bao gồm:
- Trong số phụ nữ bị hen phế quản xấu hơn, một sự gia tăng triệu chứng thường thấy giữa tuần thứ 29 và 36 của thai kỳ.
- Hen phế quản thường ít nặng trong tháng cuối của thai kỳ.
- Công việc chân tay và trí óc và sinh đẻ thường không làm xấu hơn hen phế quản.
- Trong số phụ nữ có hen phế quản được cải thiện, sự cải thiện diễn tiến từ từ trong suốt thai kỳ.
- Độ trầm trọng của triệu chứng hen phế quản trong lần mang thai đầu tiên thường giống như những lần mang thai tiếp theo.
Những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra cơn hen phế quản: Những yếu tố làm tăng hay giảm nguy cơ xảy ra cơn hen phế quản trong thai kỳ là hoàn toàn không rõ. Sự có khả năng xảy ra những cơn nầy là không hằng định trong suốt thai kỳ. Những cơn có thể xảy ra nhiều nhất trong suốt tuần thứ 17 đến tuần 24 của thai kỳ. Nguyên nhân không rõ, tuy nhiên có thể do một vài phụ nữ ngưng sử dụng thuốc kiểm soát hen phế quản.
(Ảnh minh họa)
3. HẬU QUẢ CỦA HEN PHẾ QUẢN TRÊN THAI KỲ VÀ TRẺ
Phụ nữ bị hen phế quản có một sự gia tăng nhỏ nguy cơ gây một số biến chứng trong thai kỳ, tuy nhiên lý do không rõ. So sánh với phụ nữ không có hen phế quản, phụ nữ bị hen phế quản có thể có một hay nhiều hơn biến chứng trong thai kỳ sau đây:
- Tăng huyết áp và tiền sản giật
- Sinh non
- Sinh mổ lấy thai
- Trẻ nhỏ so với tuổi thai.
Tuy nhiên, đa số những phụ nữ bị hen phế quản và con của họ không có bầt kỳ biến chứng nào trong thai kỳ. Kiểm soát tốt hen phế quản trong thai kỳ làm giảm nguy cơ bị biến chứng.
4. CHĂM SÓC TRƯỚC THAI KỲ
Những khuyến cáo nầy áp dụng cho bất kỳ phụ nữ nào mang thai:
- Tất cả nhữg phụ nữ cần phải sử dụng thêm ít nhất 400 mg acid folic.Sử dụng acid folic có thể làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Acid folic cần phải cho bắt đầu trước khi có thai và tiếp tục cho đến ít nhất cuối 3 tháng đầu.
- Những phụ nữ cần phải ngưng hút thuốc lá và uống rượu hay thuốc giải trí như marijuana trước khi muốn có thai
- Một vài loại thuốc là an toàn trong thai kỳ trong khi một số loại thuốc khác là không an toàn. Trong một số trường hợp, thuốc xen kẻ có thể thay thế cho thuốc không an toàn
- Uống cà phê cần phải giới hạn ít hơn 250 mg mỗi ngày trong khi muốn có thai và trong thai kỳ.
- Xét nghiệm máu đối với sưởi, thủy đậu, HIV, viêm gan B có thể được khuyến cáo trước khi mang thai.
5. CHĂM SÓC TRONG THAI KỲ
Trong thai kỳ, săn sóc những phụ nữ bị hen phế quản đôi khi có sự tham gia giữa chuyên gia về hen phế quản và chuyên gia sản khoa. Thăm khám với một chuyên gia về hen phế quản sđược sắp xếp căn cứ trên mức độ trầm trọng của hen phế quản trong thai kỳ. Phần lớn những phụ nữ cần phải đến thăm khám ở chuyên gia sản khoa hai đến bốn tuần một lần cho đến 28 tuần của thai kỳ. Giữa tuần thứ 28 và 36, phần lớn những phụ nữ cần phải đến thăm khám hai tuần một lần. Những phụ nữ thường đến thăm khám một tuần một lần giữa tuần thứ 36 và lúc sinh. Trong mỗi lần thăm khám, phải đo huyết áp và thử nước tiểu.
Để đánh giá sự phát triển của đứa trẻ trong thai kỳ, điều quan trọng là có ngày chính xác. Phụ nữ không thể nhớ được ngày của kỳ kinh cuối hay không biết chắc chắn khi nào thụ thai cần phải được siêu âm trước 12 tuần của thai kỳ, ngày chính xác là rõ khi được tính trong thời gian này.
Sau tuần thứ 10 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, tim thai có thể đo trong mỗi lần thăm khám. Siêu âm thường được khuyến cáo giữa tuần thứ 18 và tuần thứ 20 của thai kỳ để bảo đảm rằng thai phát triển bình thường.
Phụ nữ cần sử dụng viên glucocorticoid trong thai kỳ có thể làm siêu âm để theo dõi sự phát triển của đứa trẻ bốn tuần một lần sau tuần thứ 18 và tuần thứ 20 của thai kỳ.
5.1. Điều trị hen phế quản
Điều trị hen phế quản ở phụ nữ mang thai rất giống như điều trị phụ nữ không mang thai. Điều trị trong thai kỳ có nhiều phần then chốt, nếu chúng được sử dụng chung với nhau thì sẽ đưa đến thành công cao:
- Giám sát
+ Chức năng phổi của mẹ: Chức năng phổi bình thường là quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và tình trạng khỏe mạnh của con. Chức năng phổi có thể đựơc giám sát ở bệnh viện. Giám sát ở nhà thường cung cấp thông tin quan trọng khi triệu chứng hen phế quản xấu hơn, đặc biệt trong đêm hay lúc thức dậy.
Những phụ nữ mang thai có thể được giám sát chức năng phổi tại nhà với lưu lượng đỉnh kế để đo lưu lượng thở ra đỉnh. Tùy thuộc vào tần suất các cơn, người săn sóc sức khỏe có thể khuyến cáo đo hai lần mỗi ngày: một lần lúc thức dậy và đo lại 12 giờ sau. Giảm lưu lượng thở ra đỉnh báo hiệu một sự xấu hơn của hen phế quản và cần điều trị cấp cứu, ngay cả bệnh nhân cảm thấy khỏe.
Thăm dò chức năng phổi thực hiện ở phòng khám cũng có lợi để phân biệt thở ngắn phối hợp với sự xấu hơn của hen phế quản với thở ngắn mà nhiều phụ nữ trải qua trong thai kỳ.
+ Tình trạng khỏe mạnh của con: Tình trạng khỏe mạnh của con được giám sát một cách cẩn thận qua những lần thăm khám trong suốt thai kỳ. Những lần thăm khám nầy đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ bị hen phế quản.
Thêm vào đó, những phụ nữ mang thai trên 24 tuần cần phải được giám sát cử động của con. Nếu con không cử động bình thường, cần gặp bác sĩ sản khoa tức thì. Điều này đặc biệt đúng đối với những phụ nữ bị hen phế quản hay bị lên cơn hen phế quản.
Tét không gây stress đôi khi được khuyến cáo sau 32 tuần của thai kỳ đối với những phụ nữ hay bị hen hay lên cơn hen phế quản.Tét được thực hiện để đánh giá bệnh của con. Tét được thực hiện để đo nhịp tim bằng một thiết bị sử dụng sóng siêu âm thường đo trong 15 đến 30 phút. Bình thường, nhịp tim của con phải là giữa 120 đến 160 lần mỗi phút.
- Tránh những chất kích thích:
Nhiều bước đơn giản có thể giúp kiểm soát những yếu tố môi trường làm xấu hơn hen phế quản và các cơn. Những bước nầy bao gồm:
+ Tránh phơi nhiễm những dị ứng nguyên đặc hiệu, như lông thú, bụi nhà và chất kích thích không đặc hiệu, như khói thuốc lá, mùi hắc và phấn hoa.
+ Bọc nệm và gối với những bao đặc biệt để làm giảm đi sự phơi nhiễm bét trong bụi. Tránh nằm ngủ trên giường có bọc.
+ Những phụ nữ mang thai không được hút thuốc hay cho người khác hút thuốc trong nhà.
+ Những phụ nữ sẽ mang thai trong mùa bị cúm, cần phải tiêm phòng cúm. Không có những nguy cơ do tiêm phòng cúm trên sự phát triển thai.
- Giáo dục:
Dạy về hen phế quản giúp cho bệnh nhân có thể quản lý tốt hơn những triệu chứng, dự phòng cơn hen phế quản và đối phó lại khi cơn hen phế quản xảy ra. Giáo dục hen phế quản có thể làm yên lòng và có lợi trong thai kỳ. Giáo dục hen phế quản dạy cho bệnh nhân những chiến lược để nhận biết những dấu chứng và triệu chứng của hen phế quản, tránh nhữug yếu tố có thể gây cơn hen phế quản, và sử dụng những thuốc kiểm soát hen phế quản một cách đúng đắn. Với những lợi khí nầy, cần thiết lập một kế hoạch điều trị cá nhân hóa cho những cơn cấp xảy ra đột ngột.
- Thuốc:
Trong một số ít trường hợp ngoại lệ, những thuốc được sử dụng để điều trị hen phế quản trong thai kỳ là giống như những thuốc được sử dụng để điều trị hen phế quản trong những lúc khác của đời sống con người. Lọai và liều lượng của những thuốc điều trị hen phế quản sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một cách tổng quát, thuốc hít được khuyến cáo sử dụng vì có ít tác dụng phụ trên mẹ và trên con. Có thể cần điều chỉnh loại hay liều lượng thuốc trong thai kỳ để tránh những thay đổi trong chuyển hóa của mẹ và những thay đổi trong độ trầm trọng của hen phế quản.
Tính an toàn của những thuốc kiểm soát hen phế quản: Khó để chứng minh những thuốc kiểm soát hen phế quản là hoàn toàn an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, những thuốc điều trị hen phế quản đã được sử dụng bởi những phụ nữ mang thai trong nhiều năm, chứng minh rằng phần lớn chúng hầu như chắc chắn mang lại ít hay không nguy cơ cho mẹ hay con.
Điều quan trọng trong việc cân nhắc những nguy cơ của những thuốc kiểm soát hen phế quản đựơc so sánh với tai hại trầm trọng của hen phế quản không được điều trị tốt.
Những cơn hen phế quản có thể làm giảm sự cung cấp oxy cho con. Thật vậy, vấn đề quan trọng là phải sử dụng thuốc điều trị hen phế quản để dự phòng những triệu chứng hen phế quản. Trong phần lớn các trường hợp, hen phế quản không điều trị tốt gây nên nguy cơ nhiều cho cả mẹ và con hơn là sử dụng thuốc kiểm soát hen phế quản.
6. THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN KHI MANG THAI
6.1. Thuốc giãn phế quản
Những thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn làm giảm nhanh triệu chứng. Chúng bao gồm albuterol (Ventolin) metaproterenol (Alupent), terbutaline Thuốc giãn phế quản tác dụng dài như salmeterol (Serevent) và formoterol ( Foradil) là quan trọng trong kiểm soát hen phế quản nhưng không làm giảm nhanh triệu chứng hen phế quản.
Những thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn là an toàn trong thai kỳ. Một nghiên cứu cho thấy nhữug con của phụ nữ được sử dụng thuốc trong thai kỳ không có gia tăng những vấn đề sức khỏe khi so sánh với những con của bà mẹ không sử dụng thuốc.
Không có đủ những dữ liệu về tính an toàn của những thuốc giãn phế quản tác dụng dài đẻ biết chúng có an toàn khi được sử dụng trong thai kỳ hay không. Những phụ nữ sử dụng thuốc giãn phế quản hoặc đơn đôc hoặc phối hợp với thuốc khác (như Symbicort ) cần phải bàn cải những nguy cơ và điều có lợi khi được sử dụng trong thai kỳ với chăm sóc sức khỏe.
6.2. Glucocorticoid
Glucocorticoid được sử dụng trong điều trị thêm vào trong hen phế quản. Kinh nghiệm trong việc sử dụng ở những pụ nữ mang thai cho thấy rằng nhữug thuốc nầy thường an toàn cho cả mẹ và con. Những loại glucocorticoid bao gồm thuóc viên như prednisne và thuốchít như beclomethasone (Beclovent) triamcinolone (Azmacort), budesonide (Pulmicort) và fluicasone (Flovent)
6.2.1. Glucocorticoid uống
Một vài nghiên cứu đã cho thấy có một số rất nhỏ gia tăng nguy cơ sứt môi hay sứt hầu ở con của bà mẹ sử dụng thuốc glucocorticoid uống trong 13 tuần đầu của thòi kỳ mang thai. Hai nghiên cứu cho thấy có một sự gia tăng nguy cơ nhẹ sinh non và một nghiên cứu cho thấy có một sự gia tăng con thiếu cân. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu không bác bỏ khả năng nhữug hậu quả nầy liên quan đến mức độ trầm trọng của hen phế quản và không liên quan đến sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, tất cả những nguy cơ trên có lẽ nhỏ hơn nguy cơ không điều trị hen phế quản nặng, chính hen phế quản nặng nầy có thể đe dọa tính mạng mẹ và con.
Những phụ nữ sử dụng viên glucocorticoid trong thời kỳ mang thai có thể phát triển nhiều hơn đái tháo đường thai nghén và tăng huyết áp, Những phụ nữ sử dụng viên glucocorticoid trong thời kỳ mang thai sẽ cần tiêm tĩnh mạch glucocorticoid trong các cơn go tử cung và trong lúc sinh.
6.2.2. Glucocorticoid hít
Sử dụng glucocorticoid hít là hoàn toàn yên lòng. Một số glucocorticoid hít được sử dụng trong thai kỳ. Budesonide là một trong những glucocorticoid hít an toàn nhất. Beclomethasone cũng được sử dụng rộng rãi trong thai kỳ.
6.3. Theophylline
Theophylline (Theodur) đã được sử dụng trong nhiều năm trong thai kỳ mà không bị bất kỳ một biến chứng rõ ràng nào, cho thấy rằng thuốc là an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, theophylline được sử dụng ít hơn khi có glucocorticoid hít.
6.4. Cromolyn sodium
Cromolyn sodium không làm gia tăng khuyết tật con hay những biến chứng khác khi phụ nữ sử dụng trong thai kỳ. Cromolyn sodium được xem như là một thuốc an toàn trong thai kỳ, mặc dù không hiệu quả bằng glucocorticoid hít trong kiểm soát hen phế quản.
6.5.Thuốc biến đổi leukotriene
Một vài thuốc giúp kiểm soát hen phế quản bằng cách ức chế đường leukotriene , nó giữ một vai trò quan trọng trong hen phế quản. Những thuốc nầy bao gồm zakirlukast (Accolate) Montelukast (Singulair), zileuton (Zyflo). Một nghiên cứu nhỏ đã cho thấy thuốc biến đổi leukotriene không làm gia tăng khuyết tật con và không có tác dụng phụ.
6.6. Thuốc kháng histamine
Mặc dù thuốc kháng histamine không được sử dụng trực tiếp trong điều trị hen phế quản, chúng có thể được sử dụng để điều trị dị ứng thường kèm theo hen phế quản. Những thuốc nầy bao gồm: diphenhydramine ( Benadryl), chlorpheniramine, lorataine (Claritin), fexofenadine (Allegra), cetirizine (Zyrtec).
Nhiều nghiên cứu trên cả cúc vật và người cho thấy những thuốc kháng histamine không làm gia tăng hay chỉ gia tăng rất ít nguy cơ khuyết tật con khi được sử dụng trong thai kỳ.
6.7. Thuốc chống sung huyết
Thuốc chống sung huyết không sử dụng trong điều trị hen phế quản, nhưng có thể sử dụng để điều trị triệu chứng dị ứng đường hô hấp trên. Pseudoephedrine là một thuốc chống sung huyết thường được sử dụng.
Nhiều nghiên cứu khảo sát tính an toàn của thuốc chống sung huyết trong thai kỳ là ít, khó có kết luận rõ ràng, dứt khoát. Có lẽ an toàn nhất là sử dung lọai xịt mũi hơn là sử dụng loại uốn trong 13 tuần dầu của thai kỳ. Sau 13 tuần đầu, sử dụng pseudoephedrine được xem là an toàn ở phụ nữ mang thai, nó không gây tăng huyết áp.
6.8. Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch làm giảm sự nhạy cảm của người đối với di ứng nguyên. Liệu pháp nầy được xem như là an toàn trong thai kỳ, mặc dù nó mang đến một số nguy cơ rất nhỏ phản ứng dị ứng nặng (phản vệ)
Hầu như chắc chắn là an toàn cho những phụ nữ đã sử dụng liệu pháp miễn dịch tiếp tục sử dụng mũi tiêm dị ứng trong thai kỳ. Những phụ nữ không sử dụng liệu pháp miễn dịch tại thời điểm họ mang thai thường không thể khởi đầu liệu pháp miễn dịch cho đến sau khi sinh.
7. CÁC CƠN GO TỬ CUNG, SỰ SINH VÀ GIAI ĐOẠN SAU SINH
Những phụ nữ mang thai bị hen phế quản cần phải bàn bạc về kế hoạch về các cơn go tử cung, sự sinh với bác sĩ phụ trách. Bác sĩ cần phải chọn những thuốc để dùng cho sản phụ trong các con go tử cung, lúc sinh và sau sinh
Những phụ nữ bị hen phế quản có thể được điều trị với thuốc oxytocin để gây các cơn go tử cung và để kiểm soát chảy máu sau sinh. Trong các cơn go tử cung và lúc sinh, gây tê ngoài màng cứng được chọn hơn là gây mê toàn thể cho những phụ nữ bị hen phế quản vì gây tê ngoài màng cứng giảm nhu cầu ở phổi.
Gây mê toàn thể trở nên cần thiết ví dụ như để mổ lấy thai cấp cứu.
Nuôi con bằng sửa mẹ
Nuôi con bằng sửa mẹ có thể làm giảm đi nguy cơ cho đứa trẻ bị những đợt sò sè trong hai năm đầu. Điều nầy hầu như chắc chắn là do những đứa trẻ bú sửa mẹ ít bị nhiễm trùng hô hấp trong giai đoạn nầy. Nhiễm trùng hô hấp là nguyên nhân thường gặp của sò sè ở trẻ.
Ít rõ về vấn đề nuôi con bằng sửa mẹ làm giảm nguy cơ sẽ phát triển hen phế quản sau nầy ở trẻ. Tuy nhiên, những phụ nữ bị hen phế quản được khuyến khích cho con bú sửa mẹ vì có một số những điều lợi khác cho cả mẹ lẫn con.
Theo PGS.TS LÊ VĂN BÀNG
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn