Tại Việt Nam hiện có khoảng 4 triệu người mắc hen phế quản, chiếm tới 5% dân số. Điều đáng lo ngại là trẻ em là đối tượng dễ mắc hen suyễn nhất. Tỷ lệ trẻ mắc hen phế quản tại Việt Nam ở độ tuổi 12 - 13 có tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản cao nhất Châu Á. Trong đó TP HCM được gọi là "thủ đô" hen suyễn tại Châu Á với tỷ lệ cứ 10 trẻ thì có 3 trẻ bị hen.
Tỷ lệ cấp cứu do hen ước tính hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,2/10.000 trẻ. Bệnh hen kéo dài là nguyên nhân hàng đầu làm cho trẻ em nghỉ học và bỏ học làm mất đi khoảng 10 triệu ngày học hàng năm của học sinh.
Những biểu hiện của bệnh hen trẻ em
- Bệnh hen phế quản trẻ em, có nhiều kiểu viêm phế quản: viêm phế quản rít, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản hen, viêm phế quản thể hen, viêm phế quản giả hen. Nghiên cứu dịch tễ học thực tễ cho thấy: viêm phế quản và hen có tiếng rít chỉ là một và đều là một bệnh có biểu hiện phản ứng quá mức của phế quản.
- Bệnh Hen phế quản thường bắt đầu từ 2-10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh hen trẻ em có bố hoặc mẹ bị hen phế quản cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh
- Nhiều khi cơn hen xuất hiện dưới dạng viêm phế quản hay viêm mũi- phế quản: cơn hen đầu tiên xuất hiện thường là sau một đợt nhiễm trùng nặng về đường hô hấp, đôi khi đó là do bụi, lông súc vật, hơi khói của bếp than tổ ong, phấn hoa, khói thuốc lá.... Có trường hợp cơn hen xuất hiện sau một thời gian cắt amidan, gắng sức trong khi chạy bộ, tiêm thuốc hay tiêm chủng, thay đổi khí hậu, môi trường sống... Hen thường kèm theo sốt, viêm họng.
Triệu chứng của các thể hen phế quản
- Viêm phế quản co thắt: có thể trẻ chỉ biều hiện duy nhất bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không tháy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít. Nhưng hậu quả của cơn ho dữ dội chính là do trẻ bị viêm phế quản co thắt, đôi khi ăn song trẻ bị nôn vọt vì ngứa họng và luôn muốn ho.
- Viêm phế quản khó thở nhiều: hen cũng có thể biều hiện dưới dạng một viêm phế quản khó thở. Khi khó thở và ho, nhiều dịch tiết ra và không giống như hen kinh điển, bắt đầu và kết thúc không đột ngột
- Hen gắng sức: khác hẳn với khó thở gắng sức, kiểu hen này thường xuất hiện sau gắng sức ở trẻ em như leo cầu thang, chạy nhảy nhiều, hoặc có thể xuất hiện khi trẻ hít phải không khí lạnh đột ngột.
- Hen ác tính: khi các cơn hen liên tiếp xảy ra vào chiều và đêm, không đáp ứng với các thuốc dãn phế quản ở liều thường dùng.
Tiến triển bệnh rất thất thường, một số trường hợp ổn định nhưng sau 15 năm lại bị hen lại, thậm chí sau 20-30 năm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thì làm giảm đáng kể tần suất hen người lớn, nhất là các thể nặng.
Điều trị hen phế quản ở trẻ em
Quan điểm trong việc điều trị hen phế quản ở trẻ hiện nay là:
- Việc chẩn đoán hen quan trọng hơn là mức độ nặng nhẹ của hen, vì việc chẩn đoán bệnh hen ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn cũng như việc điều trị hiện nay chưa kịp thời và hiệu quả, tỷ lệ dự phòng hen ở trẻ rất thấp.
- Hen thể nhẹ cũng có thể gây tử vong khi lên cơn khó thở năng (cơn hen nặng).
- Hen có thể kiểm soát tốt nếu trẻ được chẩn đoán đúng, sớm và điều trị theo dõi quản lý hiệu quả.
- Chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ dựa vào tiền sử, lâm sàng và điều trị thử.
- Thuốc dùng cho bệnh nhân hen nhất là trẻ em ưu tiên dùng thuốc dạng xịt hoặc khí dung chủ yếu có tác dụng tại chỗ hoặc dùng các loại thuốc điều trị có nguồn gốc thảo dược để tránh tối đa những tác dụng phụ không mong muốn lên cơ thể trẻ.
Để có phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của trẻ, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám và được theo dõi điều trị.
Ngoài dùng thuốc điều trị, bố mẹ cần lưu ý môi trường sống của trẻ để có thể phòng, tránh cơn hen của trẻ như: phòng ngủ của trẻ và các đồ dùng phải tránh nguy cơ gây dị ứng cho trẻ, không nên dùng thảm trải nhà, không khí trong phòng thường xuyên phải lưu thông, ga gối của trẻ nên được giặt giũ thường xuyên tránh bọ chét, mạt nhà, gây kích thích dị ứng cho trẻ, nên dùng ga bọc đệm và gối bằng vải tổng hợp, tránh dùng đồ len, không nuôi vật nuôi trong nhà như chó mèo, tránh những đồ chơi có bụi hoặc có lông, tránh cho trẻ tiếp xúc với lạnh, ẩm, bụi khói, thuốc lá....
Tổng đài bác sĩ theo dõi và tư vấn điều trị 1800 5454 35.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn