Hen phế quản, viêm phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những bệnh thường gặp, có những biểu hiện và triệu chứng khá giống nhau.
Hầu hết những người mắc bệnh hen phế quản, viêm phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính đều có ho, khó thở, cò cử, gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Hen phế quản, viêm phế quản và viêm phổi tắc nghẽn mạn tính có cùng căn nguyên sinh bệnh
Trong khi y học hiện đại phân tách viêm phế quản, hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính thành những căn bệnh khác nhau thì theo Y học cổ truyền lại coi viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc thể "háo suyễn".
Tại sao lại như vậy? Giải đáp cho thắc mắc này, Giáo sư Dương Trọng Hiếu, bác sĩ chuyên khoa II y học cổ truyền, chủ nhiệm Đông phương y quán cho biết, y học cổ truyền cho rằng hen, viêm phế quản và phổi tắc nghẽn có những đặc điểm chung giống nhau.
Điểm giống nhau đầu tiên - đó là đều có nguyên nhân gây bệnh liên quan đến các yếu tố bên ngoài là môi trường, khí hậu và khói bụi. Bên cạnh đó, hen, viêm phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính đều có tình trạng viêm ở đường thở, có tắc nghẽn ở đường thở - tăng tiết nhầy, co thắt phế quản. Và cả ba căn bệnh này đều có biểu hiện lâm sàng giống nhau như ho, khạc đờm, nặng ngực, khò khè, khó thở ...
Trong lĩnh vực điều trị, Y học cổ truyền không chỉ chú trọng tới việc làm giảm các triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà còn coi trọng việc cải thiện bệnh ở sâu bên trong, nhằm tạo ra tác dụng bền vững, lâu dài.
Điều trị tận gốc thể “háo suyễn”
Với trường hợp hen phế quản, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính, những căn bệnh này thực chất không chỉ là vấn đề ở đường hô hấp mà là bệnh của toàn thân với những biểu hiện tập trung ở đường hô hấp, đặc trưng bởi sự co thắt phế quản và sự tăng tiết chất nhầy.
Do vậy, trong trị ho thường gặp ở hen, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, ngoài tác dụng làm giảm ho, trừ đờm, Đông y gọi là Tả, Tây y gọi là giảm triệu chứng, thì Đông y còn chú trọng tới tác dụng Bổ và khôi phục được chức năng của các tạng phủ liên quan như tác dụng bổ phế. Muốn bổ phế, thì không chỉ chú ý tới tạng phế, mà còn phải chú ý tới các tạng khác như: tỳ, vị, thận… Tiến triển trong quá trình điều trị theo Đông y sẽ làm bệnh nhẹ đi, thưa dần và tiến đến không tái phát cơn hen, ho trong viêm phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bên cạnh điều trị bằng cách hướng vào căn nguyên gây bệnh, Đông y còn điều trị ho hen, viêm phế quản, và phổi tắc nghẽn kết hợp với điều trị tổng thể để cân bằng khí hóa trong cơ thể dựa trên căn nguyên của bệnh, hướng vào phục hồi các tạng gây ra bệnh.
Theo Thuyết Âm dương ngũ hành, phế thuộc hành kim, tỳ thuộc hành thổ. Thổ sinh kim. Vì thế phế hư thì phải bổ tỳ, vị, hay nói cách khác là con hư bổ mẹ. Thêm nữa, thận thuộc hành thủy. Kim lại sinh thủy. Nên nếu bệnh ở phế, phải kết hợp trị bệnh ở thận, theo nguyên lý mẹ thực tả con, thận thông thì phế thông.
Như vậy nguyên tắc chung điều trị viêm phế quản, hen phế quản, phổi tắc nghẽn theo Y học cổ truyền là phò chính, khu tà. Sách Nội Kinh đã chỉ rõ: “Tà chi sở tấu, chính khí bất an”. Sau khi cắt cơn hen, tiếp tục điều trị “phò chính”, làm cho cơ thể càng khỏe lên, sức đề kháng tăng cao, sau đó dù cho môi trường bất lợi thì hen cũng không thể xảy ra được.
Cũng bởi nguyên lý chữa bệnh tận gốc, chữa trị căn nguyên gây bệnh, nên Đông y có thể chữa tận gốc rất nhiều bệnh. Và đó cũng là sự khác biệt rõ nét nhất trong việc điều trị của Đông y và Tây y.
Theo CT Tư vấn điều trị tận gốc hen phế quản
Phát sóng 9h25 – 9h35 hàng ngày VOVGT HN
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn