Sau khi loại trừ các nguyên nhân ho do lao, áp-xe, giãn phế quản..., những bệnh nhân ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục sẽ bị coi là viêm phế quản mạn tính. Tùy vào triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Viêm phế quản mạn tính là gì?
"Phế quản" là từ dùng để chỉ bộ phận ống dẫn không khí vào bên trong phổi. Hệ thống phế quản trong cơ thể có thể hình dung tương tự như hệ thống cành cây, bao gồm có nhiều cành, các nhánh to và nhánh nhỏ dẫn không khí vào trong phổi. Hai nhánh lớn nhất được gọi là phế quản phải và phế quản trái.
Viêm phế quản là bệnh lý được đặc trưng bằng tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc của ống phế quản. Khi ống phế quản bị viêm sẽ dẫn đến hiện tượng lớp tế bào trong ống phế quản bị tổn thương, niêm mạc bị phù nề, các cơ trơn dưới lớp mô bị phù nề và sẽ tiết ra các chất dịch nhầy gây bít tắc phế quản.
Viêm phế quản mạn tính là căn bệnh thường gặp ở đối tượng hút thuốc lá thường xuyên
Viêm phế quản được phân loại thành viêm phế quản cấp tính và mạn tính tùy vào thời gian bệnh:
- Viêm phế quản cấp tính thường kéo dài từ 5 - 7 ngày, có thể tự cải thiện trong vài ngày.
- Viêm phế quản mạn tính là tình trạng bệnh lặp đi lặp lại, dễ tái phát khi thời tiết thay đổi và có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính
Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính thường gặp là do sự tấn công của vi khuẩn, virus và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
Hoặc do yếu tố môi trường: môi trường sinh sống bị ô nhiễm, khói bụi khói thuốc, thời tiết thay đổi đột ngột,… tạo điều kiện thuận lợi để phát sinh bệnh viêm phế quản.
Khói thuốc lá: những người hút thuốc lá thường có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn bởi chất nicotin trong khói thuốc khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm và tổn thương nghiêm trọng.
Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản mạn tính
Khi bị viêm phế quản mạn tính, bệnh nhân thường có các triệu chứng: ho xảy ra nhiều trong năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt.
Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, khối lượng đờm hằng ngày ít nhất 5-10ml, về sau tăng nhiều hơn. Khi tiến triển lâu ngày, thêm biến chứng giãn phế quản hoặc áp-xe hoá, khối lượng đờm có thể hàng chén. Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác “trống hơi” nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí...
Vậy ho lâu ngày có phải là triệu chứng của viêm phế quản mạn tính hay không? Câu trả là có thể, sau khi loại trừ được các nguyên nhân gây ho khác như lao, giãn phế quản...
Để giúp các bạn dễ dàng phân biệt đúng bệnh viêm phế quản tham khảo thêm bài viết nhận biết viêm phế quản cấp và mạn tính
Với bệnh lý viêm phế quản, nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu không phát hiện và điều trị đúng cách sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: hen phế quản, suy hô hấp, bệnh phổi mạn tính,… vô cùng nguy hiểm và điều trị rất khó khăn. Thậm chí, nếu không điều trị bệnh triệt để dẫn tới ung thư phế quản, ung thư phổi,…
Điều trị viêm phế quản mạn tính như thế nào?
Về nguyên tắc, điều trị viêm phế quản mạn tính gồm 3 nội dung chính: chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm); phục hồi lưu thông không khí; chống nguy cơ suy hô hấp. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh này là:
- Thuốc kháng viêm:
Khi mắc chứng bệnh này, niêm mạc phế quản bị viêm và phù nề. Việc sử dụng thuốc kháng viêm là rất cần thiết. Loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
- Thuốc ho, long đờm:
Biểu hiện chủ yếu của bệnh là chứng ho có đờm. Sử dụng thuốc long đờm có tác dụng làm tiêu đờm, hạn chế tình trạng tiết đờm của niêm mạc, giúp ống phế quản của người bệnh được thông suốt, hô hấp dễ dàng hơn.
- Thuốc kháng sinh:
Thông thường, bệnh viêm phế quản không cần điều trị kháng sinh bởi nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh là virus mà kháng sinh thì không diệt được virus. Tuy nhiên, những trường hợp mắc bệnh có thêm các triệu chứng do vi khuẩn gây nên như có đờm xanh hoặc vàng, những người bị mắc viêm phế quản kèm theo chứng suy giảm miễn dịch,… sẽ được điều trị bệnh với kháng sinh. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm: penicillin, ampicillin, amoxicillin, quinolone,...
Ngoài ra người bệnh có thể dùng thuốc thảo dược để vừa có tác dụng chống viêm, giảm ho lại có thể tăng sức đề kháng.
>> Xem thêm thông tin về thuốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng:
➡️ Hướng dẫn sử dụng thuốc & phác đồ điều trị: https://benhhen.vn/nhomtin/benh-hen-thuoc-hen-ph.html
➡️ Ý kiến chuyên gia: https://benhhen.vn/nhomtin/benh-hen-y-kien-chuyen-gia.html
➡️ Bệnh nhân chia sẻ câu chuyện điều trị: https://benhhen.vn/nhomtin/benh-nhan-chia-se.html
➡️ Feedback người bệnh hoặc người thân đã có người nhà dùng thuốc hen P/H: https://bit.ly/2wkgeKE
➡️ Khảo sát của Thời báo Kinh tế Việt Nam về mức độ tin dùng của người bệnh
https://suckhoedoisong.vn/vinh-danh-thuoc-hen-ph-duoc-tin-dung-hang-dau-trong-dieu-tri-hen-phe-quan-tu-dong-duoc-n166482.html
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn