Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều ở người lớn và trẻ nhỏ


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Bình xịt định liều (MDI)
  2. Sử dụng bình xịt định liều (không có buồng đệm)
  3. Sử dụng bình xịt định liều có buồng đệm
  4. Sử dụng bình xịt định liều có buồng đệm và mặt nạ
  5. Vệ sinh bình xịt định liều và buồng đệm
  6. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BÌNH XỊT ĐỊNH LIỀU
  7. MỘT SỐ SAI LẦM PHỔ BIẾN

Hiện tại ở Việt Nam các thuốc xông-hít điều trị hen phế quản, COPD được sử dụng dưới 4 hình thức chính: bình xịt định liều (MDI), bình hít hạt mịn Respimat, bình hít bột khô (DPI) và máy phun khí dung.

 

Nếu sử dụng đúng kỹ thuật trong những điều kiện lý tưởng thì lượng thuốc được đưa vào đường hô hấp của 4 loại trên là như nhau. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chỉ có thể sử dụng tốt loại dụng cụ này mà không thể sử dụng loại khác.

 

Bình xịt định liều (MDI)

 

Bình xịt định liều (MDI) là một dụng cụ cung cấp thuốc dưới dạng khí dung, với liều được định sẵn là một nhát xịt. Bệnh nhân nhận thuốc trong bình xịt thông qua mỗi nhát xịt được hít từ miệng vào phổi.

 

Đây là liệu pháp rất quan trọng trong điều trị hen phế quản, COPD để cắt cơn, dự phòng hen suyễn hoặc kết hợp cả hai. Việc sử dụng MDI đúng cách giúp đưa thuốc vào đường thở tốt hơn nhằm đạt hiệu quả điều trị. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng cách sẽ có rất ít hoặc không có thuốc vào đường thở. Do đó, đối với bệnh nhân hen suyễn đặc biệt là trẻ em, phụ huynh cần biết sử dụng bình xịt định liều đúng cách.

 

Riêng với đối tượng trẻ em có thể sử dụng bình xịt định liều đơn lẻ hoặc phối hợp với buồng đệm hoặc buồng đệm kèm mặt nạ. Sử dụng buồng đệm sẽ giúp giữ thuốc từ bình xịt định liều trong vài giây, bệnh nhân không phải ấn nút bình xịt và hít vào cùng một lúc, giúp nhận được nhiều thuốc hơn vào trong phổi và giảm nguy cơ tác dụng phụ như khàn tiếng hoặc nhiễm nấm khi hít corticoid do thuốc lắng đọng ở hầu, họng. Bình xịt định liều dùng kèm buồng đệm được khuyến cáo sử dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em và khi cần sử dụng corticoid dạng hít. Mặt nạ thì được dùng cho trẻ dưới 4 tuổi.

 

 

Một số loại thuốc điều trị hen, COPD dạng bình xịt định liều thường gặp như Flixotide, Ventolin, Berodual, Seretide…

 

Sử dụng bình xịt định liều (không có buồng đệm)

 

Sử dụng thuốc được cho là đúng khi đưa được thuốc vào đúng nơi nó phát huy được hiệu quả (niêm mạc phế quản) và giảm được sự lắng đọng thuốc ở những nơi không mong muốn (niêm mạc vùng hầu họng).

 

Với bình xịt định liều các bước sử dụng cơ bản như sau:

Bước 1: Mở nắp dụng cụ hít

Bước 2: Giữ dụng cụ hít bằng ngón trỏ và ngón cái, lắc trong vòng 5 giây.

Bước 3: Ngồi thẳng lưng hoặc đứng.

Bước 4: Hơi ngửa cổ ra sau.

Bước 5: Thở ra không qua dụng cụ hít.

Bước 6: Ngậm kín ống ngậm sau đó ngón trỏ ấn mạnh phần đáy để giải phóng thuốc, đồng thời hít vào từ từ và sâu.

Bước 7: Nín thở trong vòng 10 giây, sau đó thở ra qua miệng hoặc mũi.

Bước 8: Lập lại từ bước 4 – 7 nếu cần dùng thêm liều tiếp.

Bước 9: Đóng nắp dụng cụ.

 

 

Hướng dẫn sử dụng bình hít định liều (MDIs)

Nguồn : Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bộ Y tế

 

Sử dụng bình xịt định liều có buồng đệm

 

Đối với người bệnh gặp khó khăn trong việc sử dụng bình hít đơn thuần (cầm nắm và hít thở kém) thì buồng đệm sẽ giúp cải thiện phân bố thuốc và giảm lượng thuốc dính ở họng (có thể gây khó chịu hoặc nhiễm khuẩn ở những vùng thuốc đọng) hoặc mất vào không khí hơn. Những đối tượng này thường là trẻ em, người lớn tuổi khó phối hợp động tác tay và thở.

 

Dưới đây là những bước chính khi sử dụng bình xịt định liều có buồng đệm:

 

Đầu tiên phải kiểm tra để đảm bảo không có vật lạ.

Bước 1: Tháo nắp ra khỏi đầu ngậm, lắc bình xịt kỹ vài giây để trộn đều các thành phần thuốc trong bình xịt

Bước 2: Nhét đầu ngậm của bình xịt vào đầu khớp với buồng đệm và giữ bình xịt ở vị trí thẳng đứng (đầu ngậm nằm phía dưới)

Bước 3: Thở ra hết cỡ một cách thoải mái, tránh thở vào buồng đệm, với trẻ em, hướng dẫn trẻ khép môi xung quanh đầu ngậm của buồng đệm

Bước 4: Ấn vào đỉnh bình xịt để giải phóng thuốc vào trong buồng đệm

Bước 5: Hít vào chậm và sâu khoảng 15 giây.

Bước 6: Với trẻ em, lấy bình xịt và buồng đệm ra khỏi miệng trẻ. Thở ra chậm.

Nếu sử dụng nhiều hơn 1 nhát xịt, đợi 30 giây sau đó lặp lại các bước trên.

 

 

Thao tác sử dụng bình xịt định liều kèm buồng đệm

 

Sử dụng bình xịt định liều có buồng đệm và mặt nạ

 

Trước khi sử dụng buồng đệm, phải kiểm tra để đảm bảo không có vật lạ.

Bước 1: Tháo nắp ra khỏi đầu ngậm

Bước 2: Lắc bình xịt kỹ vài giây để trộn đều các thành phần thuốc trong bình xịt

Bước 3: Nhét đầu ngậm của bình xịt vào đầu khớp với buồng đệm và giữ bình xịt ở vị trí thẳng đứng (đầu ngậm nằm phía dưới)

 

 

Thao tác sử dụng bình xịt định liều kèm buồng đệm và mặt nạ

 

Vệ sinh bình xịt định liều và buồng đệm

 

Với bình xịt định liều: cần được làm sạch thường xuyên ít nhất 1 lần/tuần để tránh tắc nghẽn. Mở nắp đậy ống ngậm, lau sạch mặt trong và ngoài của ống ngậm và vỏ nhựa bên ngoài bằng vải mềm hoặc giấy lụa.

Với buồng đệm: có thể tháo rời, vệ sinh bằng nước ấm và xà bông nhẹ như nước rửa chén mỗi tháng 1 lần, để cho buồng đệm tự khô, không được lau chùi mặt trong của buồng đệm. Mặt nạ thì vệ sinh thường xuyên hơn.

 

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BÌNH XỊT ĐỊNH LIỀU

 

Kiểm tra bình xịt trước khi sử dụng lần đầu hoặc sau hơn 1 tuần không sử dụng. Đầu tiên tháo nắp đậy ống ngậm, lắc kỹ bình xịt trong vài giây, phun vào không khí đảm bảo bình xịt hoạt động, số lần phun để chuẩn bị cho bình xịt định liều sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng loại thuốc và được ghi rõ trong tờ hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

Đối với các thuốc hít có chứa corticoid, súc miệng sau khi dùng thuốc để tránh nuốt thuốc và tác dụng phụ bị nấm miệng.

 

Kiểm tra bình xịt còn hay hết thuốc: kiểm tra số hiển thị trên cửa số báo liều trên bình xịt định liều (nếu có). Một số loại bình xịt không có cửa sổ báo liều, bệnh nhân cần theo dõi và ghi nhận số nhát sử dụng mỗi lần sử dụng để trừ đi so với tổng số nhát của bình xịt từ đó tính được số liều còn lại. Một cách khác để kiểm tra là tháo bình xịt kim loại bên trong ra khỏi ống thuốc. Sau đó, thả bình kim loại vào trong thau nước và dựa vào vị trí của bình xịt so với mặt nước để biết lượng thuốc còn trong bình. Nếu bình kim loại nổi lềnh bềnh nằm ngang trên mặt nước thì đã hết thuốc, chìm xuống sâu thì thuốc còn đầy.

 

MỘT SỐ SAI LẦM PHỔ BIẾN

 

Để việc sử dụng bình xịt định liều đạt hiệu quả tối đa và tránh các tác dụng phụ, cần tránh những điều sau đây:

- Quên kiểm tra bình xịt lần đầu tiên hoặc sau hơn 1 tuần không sử dụng

- Quên kiểm tra bình xịt còn thuốc hay hết thuốc

- Quên tháo nắp bình ra khỏi ống ngậm và lắc bình xịt trước khi sử dụng

- Hít bằng đường mũi

- Hít vào quá nhanh khi thao tác ấn bình xịt, không nín thở sau khi hít vào

- Xịt nhiều hơn hai liều liên tục mà không lặp lại các bước

- Không súc miệng khi sử dụng các thuốc hít có chứa corticoid.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát