Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Khò khè ở trẻ em khi nào nguy hiểm?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Khò khè ở trẻ em là triệu chứng thường gặp
  2. Khò khè là gì?
  3. Khò khè ở trẻ sơ sinh
  4. Khò khè ở trẻ lớn khi nào là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm?
  5. Cần làm gì khi trẻ bị khò khè?
Khò khè là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, khò khè đôi khi kèm theo các triệu chứng hô hấp khác như ho, thở rít. Khi nào khò khè là dấu hiệu nguy hiểm? Các bậc phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị khò khè? Cùng lắng nghe giải đáp của chuyên gia qua nội dung bài viết sau. 
 

Khò khè ở trẻ em là triệu chứng thường gặp

 
Cũng giống như ho, khò khè có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, không có bệnh ho, hay bệnh khò khè. 
 
Khò khè là tình trạng hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề ,tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).
 

Khò khè là gì?

 
Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy, “tiếng nhạc“). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.
 
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được bằng tai bình thường. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe (chuyên khoa gọi là tiếng ran ngáy, ran rít). 
 
 
Trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được bằng tai bình thường (Ảnh minh họa)
 

Khò khè ở trẻ sơ sinh

 
Khi chẩn đoán bệnh ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè (là triệu chứng ít gặp nhưng là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này) với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng). Bởi trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho (làm trẻ thở nghe khụt khịt). Khi này, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi. 
 
Nếu cách xử lý này không làm cải thiện triệu chứng khò khè thì bố mẹ cần theo dõi kỹ các dấu hiệu kèm theo, nếu nặng lên cần cho trẻ đi khám ngay. 
 
 
Nếu cách xử lý này không làm cải thiện triệu chứng khò khè
thì bố mẹ cần theo dõi kỹ các dấu hiệu kèm theo, nếu nặng lên cần cho trẻ đi khám ngay (Ảnh minh họa)
 

Khò khè ở trẻ lớn khi nào là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm?

 
Khò khè thường xảy ra khi trẻ có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).
 
Các nguyên nhân thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là hen suyễn.
 
 
Hen suyễn là nguyên nhân thường gặp gây hen suyễn ở trẻ (Ảnh minh họa)
 
Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản )… Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.
 

Cần làm gì khi trẻ bị khò khè?

 
Cho trẻ đi khám ngay trong các trường hợp sau: khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì); khò khè tái phát.
 
Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, …)
 
Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.
 
 
Khò khè là tiếng thở bất thường nên bố mẹ cần theo dõi sát sao để kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Nếu tình trạng khò khè trong thời gian ngắn kèm theo ho đờm (dịch trắng), không có các dấu hiệu tăng nặng: sốt, nặng ngực, khó thở, tím tái, mệt mỏi… thì có thể cân nhắc dùng các bài thuốc dân gian để điều trị khò khè cho trẻ hoặc dùng các thuốc có nguồn gốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép để giảm triệu chứng và phòng ngừa tình trạng viêm tăng nặng. 
 
Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị các bệnh hô hấp: 1800 5454 35. 
 
Nguồn: Báo sức khỏe đời sống - Bộ Y tế
 
 
 
 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát