Khó thở là triệu chứng gây khó chịu hoặc khó khăn khi hít thở. Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng khó thở như bệnh phổi, bệnh tim hoặc cũng có thể là do vận động quá sức, tâm lý. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những bệnh có thể gây ra tình trạng khó thở và những việc cần làm khi gặp phải triệu chứng khó thở qua nội dung bài viết dưới đây.
Khó thở là triệu chứng của bệnh gì?
Rất nhiều người thắc mắc rằng khó thở là bệnh gì? Khó thở là tình trạng người bệnh thở hơi ngắn hay cảm thấy khó khăn trong việc hít thở. Đôi khi khó thở được người bệnh mô tả bằng những từ khác nhau như ‘thở hụt hơi’, ‘thắt ngực’, ‘không lấy đủ hơi’… Khó thở không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh. Tùy theo các triệu chứng đi kèm khó thở và tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình có thể dự đoán nguyên nhân gây ra khó thở.
Tình trạng khó thở có thể xảy ra đột ngột trong một thời điểm nào đó còn được gọi là cấp tính hoặc phát triển từ từ theo thời gian (mạn tính). Nếu đang gặp phải tình trạng khó thở, người bệnh nên đến chuyên khoa và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác.
Cũng giống như ho, khó thở không phải là bệnh mà có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau
Nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở thường gặp
Một số bệnh lý sau có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở:
- Viêm phổi: Viêm phổi được coi là một dạng của bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, nấm hoặc các virus gây ra. Những người thường xuyên hút thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi có nguy cơ cao mắc viêm phổi. Ngoài triệu chứng khó thở, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như đau tức ngực, ho khạc đờm, sốt, mệt mỏi,...Nếu không phát hiện tình trạng bệnh và chữa trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến những tai biến nguy hiểm đến tính mạng như tràn dịch màng phổi, suy hô hấp dễ dẫn tới tử vong...
- Hen suyễn (hen phế quản): Khi gặp phải tình trạng khó thở, bạn sẽ boăn khoăn và đặt câu hỏi khó thở là bệnh gì? Thực tế khó thở không phải là bệnh mà nó có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn, hay còn gọi là hen phế quản. Hen phế quản là bệnh lý mạn tính của đường hô hấp, được đặc trưng bởi 3 quá trình bệnh lý cơ bản: viêm mạn tính đường thở, tăng đáp ứng phế quản và co thắt, phù nề xuất tiết phế quản. Quá trình tiến triển của bệnh có liên quan đến yếu tố chủ thể người bệnh (cơ địa dị ứng, béo phì, suy dinh dưỡng, sinh non...) và yếu tố môi trường (thay đổi thời tiết, thuốc lá, chất tẩy rửa, nấm mốc....). Biểu hiện của bệnh hen phế quản là khó thở, ho, thở khò khè, nặng ngực...
- Ung thư phổi: ung thư phổi là tình trạng phổi người bệnh xuất hiện các mô tế bào bất thường trong phổi. Các tế bào này liên tục phát triển không có sự kiểm soát trong phổi khiến cho người bệnh ngày càng suy yếu và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài khó thở, nếu người bệnh mắc ung thư phổi có thể gặp các triệu chứng khác như thường xuyên bị ho, tức ngực, khó thở, nghiêm trọng hơn sẽ ho ra máu, cảm giác cả người đau nhức và sụt cân nhanh chóng.
- Thiếu máu: Thiếu máu cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở do nồng độ hemoglobin tụt xuống dưới mức cho phép là 8 - 10g/dl. Khi cơ thể gặp tình trạng khó thở do thiếu máu thì người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, màu da nhợt nhạt...
- Các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim mạn, thông liên nhĩ, hẹp hai lá giai đoạn đầu,...
Ngoài ra còn một số bệnh lý khác gây khó thở hoặc làm cho bệnh nhân cảm giác khó thở như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm phế mạn...
Làm gì khi bị khó thở?
Để trả lời chính xác câu hỏi khó thở là bệnh gì, bạn cần theo dõi các triệu chứng kèm theo và đi thăm khám sớm nhất có thể. Tuy nhiên, trong giai đoạn cấp tính, một số gợi ý dưới đây có thể giúp bạn bớt lo lắng khi gặp phải tình trạng khó thở:
- Hít thở thật sâu
Nếu bạn bất ngờ gặp phải tình trạng khó thở đột ngột, cách nhanh nhất là thả lỏng cơ thể và bắt đầu hít thở thật sâu bằng bụng. Khi bạn hít sâu, lượng không khí tràn vào phổi sẽ nhiều hơn. Hãy giữ không khí ở trong phổi trong khoảng và giây rồi mới thở ra. Nên thở chậm ra bằng miệng và lắp lại hoạt động này trong vòng 5 đến 10 phút.
- Uống một ly trà gừng
Nếu tình trạng khó thở của bạn không quá nghiêm trọng, bạn có thể uống một ly trà gừng. Trà gừng sẽ giúp bạn giảm đi sức ép ở khoang mũi, tạo cảm giác dễ thở hơn rất nhanh.
Ngoài ra, nếu như bạn mắc phải những căn bệnh phổi mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản co thắt mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính thì việc mang theo thuốc giãn phế quản là điều vô cùng cần thiết để làm giảm nhanh cơn hen cấp tính gây ra tình trạng khó thở, tức ngực. Chủ động dự phòng để ngăn ngừa các cơn hen cấp tính tái phát sẽ giúp người bệnh không còn lo lắng khi phải đối mặt với tình trạng khó thở.
Hi vọng qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi khó thở là bệnh gì? Nếu gặp phải tình trạng khó thở thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ để nhận tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Xem thêm thông tin về thuốc thảo dược điều trị hen phế quản, viêm phế quản đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng:
Thuốc hen P/H
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản
Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.
Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.
Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.
Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.
Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.
Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG
Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).
Liên hệ 1800 545435.
Thông tin tại https://www.benhhen.vn/ hoặc facebook.
Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
|
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn