Theo ghi nhận tại bệnh viện Nhi Trung Ương, khi vào mùa thu đông, thời tiết có nhiều chuyển biến thì cũng là thời điểm tỉ lệ trẻ em nhập viện do các bệnh đường hô hấp tăng cao, đặc biệt là bệnh viêm phế quản.
Viêm phế quản phát triển nhanh khi giao mùa
Theo thông tin, hơn 1 tuần nay, khoa hô hấp của bệnh viện Nhi Trung ương phải tiếp nhận khám hơn 500 ca/ ngày, nhập viện điều trị nội trú tăng từ 50 tới 100 rồi lên hơn 200 trẻ có dấu hiệu viêm phế quản hoặc
viêm phế quản cấp.
Bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà... rất dễ bị viêm phế quản. Những trẻ đẻ non, còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc và thường diễn tiến nặng đến viêm phổi. Đây là một bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao ở trẻ em, đứng hàng thứ 2 sau bệnh tiêu chảy.
Hình ảnh được ghi lại mới đây nhất tại bệnh viện Nhi Trung Ương.
Theo số liệu, khoa hô hấp của bệnh viện Nhi Trung Ương phải tiếp nhận khám hơn 500 ca/ ngày (Ảnh minh họa)
Không nhất thiết phải dùng kháng sinh khi mắc viêm phế quản
Khi trẻ bị viêm phế quản, nhiều bậc phụ huynh thường muốn giảm ho và bệnh nhanh khỏi nên thường tìm đến kháng sinh. Tuy nhiên, đối với căn bệnh này, không nhất thiết là phải dùng kháng sinh, chỉ dùng khi có bằng chứng rõ là nhiễm khuẩn và được bác sĩ khuyên dùng. Ở trẻ quá nhỏ phản xạ ho không nhiều, hoặc động tác ho yếu không đủ để tống đờm ra thì dễ đưa đến nghẹt đờm, cần phải cho trẻ đi hút đờm nhớt.
Các bậc phụ huynh không nên tự ý cho uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều. Nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.
Lưu ý: Viêm phế quản chủ yếu là do virut gây nên, điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không đem lại ích lợi gì cho việc điều trị.
Vì thế, hãy tìm đến những cách chữa trị viêm phế quản an toàn và ít tác dụng phụ hơn!
Nguyên tắc điều trị căn bệnh này là phải giữ ấm, làm sạch các đường phế quản nghĩa là giúp tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để dễ thở hơn.
Bên cạnh đó, hãy uống nhiều nước ấm mỗi ngày, để giúp không bị tắc nghẽn sung huyết. Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không bụi bẩn và không khói thuốc sẽ giúp tránh được cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp. Khi sốt nhẹ chỉ cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, rút mồ hôi, không nên ủ ấm hoặc mặc đồ có nhiều chất liệu tổng hợp.
Ngay khi bị cảm lạnh hay bắt đầu ho sổ mũi, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau Trong trường hợp ở trẻ em có biểu hiện thở mệt, hay thở nhanh, da tái hoặc không ăn uống, nôn thì nên đưa bé tới bệnh viện ngay để nhờ tới sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
Khi trẻ bệnh không nên ép trẻ ăn, chỉ cần cho uống nước nhiều, cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, như nước súp, nước cháo, nếu trẻ đòi ăn nữa có nghĩa là cháu bắt đầu hồi phục bệnh. Sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được theo dõi sát và chăm sóc chu đáo (giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh, ưu tiên bồi dưỡng cho trẻ) để tránh tái phát bệnh.
Ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ đẻ non và trẻ dưới 2 tháng tuổi, bệnh thường rất nặng, trong khi triệu chứng lâm sàng lại rất sơ sài, có thể không thấy các biểu hiện bệnh ở phổi. Do vậy, khi thấy trẻ bú kém hoặc bỏ bú, sụt cân, rối loạn tiêu hóa (nôn trớ hoặc tiêu chảy), khó thở cần cho trẻ đi bệnh viện ngay. Thông thường, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì sau vài ngày trẻ sẽ hết sốt, đỡ khó thở, hết tím tái...
Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị CÁC BỆNH HÔ HẤP miễn cước 1800 5454 35/ zalo 0916 561 338
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn