Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Lá thư của người bệnh và câu chuyện về cái “Tâm” của người làm thuốc


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Lá thư đầy xúc động
  2. Trăn trở của người thầy thuốc

Ngành Y là công việc vô cùng nhạy cảm, mỗi việc làm, mỗi hành động của người thầy thuốc đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

 

Thầy thuốc như mẹ hiền, từ ngàn xưa người làm nghề khám chữa bệnh đã được cả xã hội tôn vinh như thế.

 

Trong vòng xoáy kim tiền thời hiện đại, đôi khi hình ảnh của những người thầy thuốc có bị mai một. Song đó chỉ là một phần rất nhỏ, bởi còn biết bao nhiêu những người bệnh đang phải chiến đấu với bệnh tật để dành giật từng giây phút sống quý giá thì cũng còn bấy nhiêu người thầy thuốc vẫn đang ngày đêm mang hết cái “Tâm” của mình mà tận tụy ngày đêm, nỗ lực hết mình trong từng thời khắc để trị bệnh cứu người, giành giật từng giây cho sự sống của người bệnh…

 

Lá thư đầy xúc động

 

“Xin kính gửi đến tất cả các bác sĩ nghiên cứu và chữa bệnh hen. Cháu là Phạm Hải, năm nay 21 tuổi, hiện là sinh viên năm 3 của trường ĐH Đà Nẳng. Cuộc sống của cháu sẽ bình thường nếu không có cơn bệnh hen quái ác ăn mòn cuộc sống của cháu.

 

Cháu bị viêm mũi dị ứng từ nhỏ đến giờ vẫn chưa khỏi. Hễ thay đổi thời tiết hay có mùi gì nồng nặc, nặng mùi là cháu lại hắt hơi từng tràng, ngứa mũi, chảy mũi trắng trong và chảy nước mắt, kèm theo cơn khó thở. Mỗi lần đau như vậy là cháu mua thuốc nhưng thời tiết ở Huế thay đổi thất thường mãi thế nên chẳng khỏi.

 

Đến nghỉ hè năm lớp 10, cháu thấy ban đêm mình bị ho nhiều...rồi khoảng mấy phút sau là khó thở và thấy hơi tức ngực. Tưởng là do trúng gió gì, mỗi lần như thế cháu đều xoa dầu nóng con hổ. Khoảng 10 đến 20 phút sau là đỡ hẳn rồi đi vào giấc ngủ. Lên giữa năm lớp 11, cháu thấy càng ngày càng xuất hiện cơn khó thở hơn vào ban đêm. Khám ở bệnh viện huyện bác sĩ bảo cháu là viêm phế quản. Cho cháu liều thuốc năm ngày. Cháu về uống thấy cơn khó thở ít và nhanh hết hơn. Nhưng rồi cứ 10 ngày sau là lại tái phát như vậy.

 

Rồi bao lần cháu đi xin thuốc coi như vô ích, cơn khó thở ngày càng nhiều và càng nặng hơn. Đờm xuất hiện cũng dẻo quánh và nhiều hơn. Rồi bố cháu chở cháu lên bệnh viện đa khoa Nguyễn Quang Hợp, bác sĩ nói cháu là bị bệnh hen suyễn rồi điều trị cháu 3 lần cấy chỉ trong 3 tuần và cho uống 10 thang thuốc ma hoàng đinh suyễn thang. Chắc có lẽ đây là lần điều trị tốn kém nhất nhưng cháu thấy đỡ nhất. Cháu thấy mình đã mắc cơn bệnh hen, công việc học tập sinh hoạt bị ảnh hưởng rất nhiều.

 

Cháu tìm hiểu rất kĩ về bệnh hen và kiêng cữ những thứ mà có thể gây phát sinh bệnh. Sau lần điều trị ấy khoảng 3 tháng cháu thấy bắt đầu lại tái phát. Nhưng có lẽ là nặng hơn nữa, hai ba hôm là lại một lần. Cháu thật sự rất mệt khi mà mỗi lần cháu phải cò cử từng hơi thở. Rồi ba cháu lên mua tiếp 10 thang thuốc nữa cho cháu về uống. Nhưng rồi bệnh vẫn không tiến triển tốt lên. Cháu phải mua thêm bình xịt giãn phế quản để xịt mỗi khi lên cơn. Nó cắt cơn nhanh nên cháu rất mừng và hình như sống với căn bệnh nhờ nó.

 

Rồi tiếp lên năm 12, áp lực học tập làm căn bệnh cháu nặng hơn rất nhiều. Cứ khoảng một tháng là cháu phải đi nhập viện cấp cứu ở bệnh viện huyện vì cơn hen ban đêm... Rồi cứ vậy, cháu chỉ biết đến bệnh viện cấp cứu mỗi khi lên cơn nặng. Còn cơn nhẹ thì cháu mua thuốc xịt giãn phế quản và uống đủ thứ thuốc đông y, tây y, thuốc nam mà mọi người chỉ mua. Nhưng rồi đâu vào đấy, căn bệnh như sống chung cùng với cháu. Cháu đành bất lực.

 

Đến lúc chuẩn bị thi tốt nghiệp, cơn hen lại tái phát rất nặng...Ba cháu vượt tuyến lên bệnh viện TW Huế. Cháu điều trị gần một tháng, vui mừng tưởng như căn bệnh đã chấm dứt. Nhưng rồi từ từ nó bắt đầu lại, và nặng hơn. Cháu liều với căn bệnh, lúc nào có tiền cháu mua thuốc kháng sinh và giãn phế quản uống, với mỗi lần lên cơn là dùng bình xịt. Đành bất lực với căn bệnh dai dẳng này, cháu sống cuộc sống của một đứa sinh viên thật vô vị và khổ sở. Có thể ngất chết lúc nào nếu không có thuốc kề bên. Cháu biết đến thuốc hen P/H và đã đang bắt đầu dùng. Cháu hy vọng đây là bài thuốc quý giá cho cuộc sống sức khỏe của cháu. Cuộc sống sinh viên cháu rất thèm khát những giây phút khỏe mạnh để được ăn học, vui chơi quãng đời đẹp nhất này. Cháu xin cám ơn tâp thể những bác sĩ rất nhiều...”

 

(Trích thư bạn Phạm Hải - hai93.bk@gmail.com)

 

Trăn trở của người thầy thuốc

 

Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công”.

 

Đó cũng chính là tâm niệm của mỗi thành viên Phúc Hưng khi chọn cho mình cái nghiệp “làm thuốc – cứu người”. Mỗi tâm sự của bệnh nhân, mỗi lá thư gửi về, mỗi cuộc gọi nhờ tư vấn đều là nỗi niềm trăn trở của đội ngũ y bác sỹ, CBCNV trong công ty. Niềm trăn trở ấy không chỉ riêng với bệnh hen phế quản, không chỉ bạn Phạm Hải mà còn rất nhiều những căn bệnh khác, những bệnh nhân khác đang ngày đêm phải chiến đấu để dành lại sức khỏe, những giây phút tận hưởng cuộc sống bình thường như những người khỏe mạnh khác.

 

Dược sỹ - lương y Tào Văn Chiến người đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám cho người bệnh, đồng thời là người phụ trách phòng nghiên cứu sản phẩm của công ty chia sẻ: “Phần thưởng lớn nhất của những thầy thuốc là nụ cười của những người khỏi bệnh và  niềm tin của nhân dân đối với người thầy thuốc. Đó chính là động lực giúp những bác sỹ - lương y như chúng tôi vượt qua những khó khăn, thử thách để càng thêm yêu và gắn bó hơn với công việc của mình”.

 

Là một bác sĩ trẻ, tham gia khám và điều trị miễn phí cho nhiều bà con tại hệ thống phòng khám Phúc Hưng Đường của Phúc Hưng đặt tại các chùa, anh Nguyễn Đình Nam đã điều trị thành công cho rất nhiều những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh mạn tính nhiều năm mà không có điều kiện chữa trị. Nhưng bản thân anh vẫn luôn tâm niệm “Kiến thức của mình vẫn còn hạn chế, phải luôn không ngừng học hỏi ở các thế hệ đi trước, tự giác rèn luyện, tu dưỡng từng lời ăn, tiếng nói, từng thái độ ứng xử khi giao tiếp với người bệnh, bác sỹ không chỉ chữa bệnh mà còn phải là người biết động viên tinh thần cho người bệnh…”

 

Dược sỹ - Lương y Đặng Hữu Tài, một trong những người thường xuyên giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua tổng đài tư vấn 1800 5454 35 tâm sự: “Nghe xong cuộc gọi của người bệnh mà nhiều khi về nhà vẫn còn suy nghĩ mãi, không sao tập chung làm việc khác được. Người bệnh cũng như người thân của mình, giờ người thân của mình đau ốm mà mình không làm gì được cảm giác thật bất lực. Và hơn 30 sản phẩm đông dược được người bệnh tín nhiệm có lẽ là chưa đủ với Phúc Hưng, sẽ cần nhiều hơn thế khi còn rất nhiều bệnh mà Tây y chưa giải quyết triệt để được, đặc biệt là chưa kể tới những tác dụng phụ mà thuốc Tây để lại”.

 

Và xuất phát từ cái “Tâm” của người làm thuốc, vận dụng những thành quả cha ông để lại trong phòng và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, Phúc Hưng sẽ không ngừng nghiên cứu, cải tiến những sản phẩm đã có và cho ra đời thêm nhiều sản phẩm mới hữu ích hơn nữa để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, để những người bệnh như bạn Phạm Hải hay biết bao nhiêu những bệnh nhân khác đang ngày đêm phải chiến đấu với những căn bệnh mạn tính dai dẳng sẽ không còn phải lo lắng, khổ sở vì sức khỏe của mình.  


Phương Linh

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát