Hen phế quản là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp ở trẻ. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh hen phế quản cao gấp đôi người lớn. Tuy nhiên, việc chẩn đoán hen ở trẻ thường muộn, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi, dẫn đến tình trạng hạn chế hiệu quả điều trị, nhiều trẻ thường xuyên bị lên cơn hen phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong.
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản là bệnh hô hấp mạn tính, diễn biến âm thầm nhưng để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh. Nhất là ở trẻ nhỏ, vì trẻ chưa ý thức được việc chăm sóc bản thân.
Hen phế quản do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó là do cơ địa của chính người bệnh. Bệnh có yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng. Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen như béo phì, suy dinh dưỡng, sinh non...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hen phế quản ở trẻ còn có thể là do yếu tố môi trường. Các dị nguyên (chất gây dị ứng) trong nhà (bụi nhà, mạt, lông thú, gián, nấm mốc…), dị nguyên ngoài nhà (bụi, phấn hoa, nấm mốc, hóa chất…), nhiễm trùng, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường không khí…. Để hạn chế nguy cơ hen phế quản thì cần tránh xa và loại bỏ các yếu tố nguy cơ trong môi này.
Hen phát triển và kéo dài dưới sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường
Dấu hiệu hen phế quản ở trẻ
Trẻ có nguy cơ cao mắc hen phế quản nếu có khò khè kèm 1 trong các triệu chứng: Ho/Khó thở. Và bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:
Bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:
+ Triệu chứng tái phát thường xuyên
+ Nặng hơn về đêm và sáng sớm
+ Xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi…
+ Xảy ra khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn hô hấp.
+ Có tiền sử dị ứng (viêm mũi dị ứng, chàm da)
+ Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) hen, dị ứng
Cha mẹ khi nghi ngờ trẻ mắc hen phế quản thì cần cho trẻ tới cơ sở y tế để khám. Hen trẻ em đặc biệt là ở trẻ em < 5 tuổi thường khó chẩn đoán xác định, điều trị cũng còn nhiều khó khăn vì những lý do sau:
+ Nguyên nhân khò khè ở trẻ em rất đa dạng và khó xác định, đặc biệt khò khè ở trẻ < 1 tuổi thường dễ nhầm với viêm tiểu phế quản. Việc chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khò khè khác rất phức tạp.
+ Triệu chứng hen ở trẻ nhỏ không điển hình, khó xác định (ví dụ triệu chứng nặng ngực…).
+ Các thăm dò cận lâm sàng đặc biệt là chức năng hô hấp rất khó thực hiện vì trẻ nhỏ chưa biết hợp tác.
Hen phế quản có thể gây ra những hậu quả xấu
Khi trẻ mắc hen phế quản nếu không được điều trị đúng mức có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu:
- Trẻ thường xuyên lên cơn hen phế quản và mỗi khi trẻ lên cơn thì có thể sẽ đối diện với nguy cơ tử vong.
- Suy hô hấp mạn và suy tim mạn nếu diễn tiến quá nhiều năm mà không được điều trị.
- Ảnh hưởng đến phát triển thể chất: Suy dinh dưỡng, biến dạng lồng ngực.
- Ảnh hưởng đến phát triển tinh thần: Tâm lý mặc cảm, học kém do trẻ phải nghỉ học thường xuyên.
- Tốn kém thời gian, tiền bạc, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của cha mẹ.
Cách phát hiện khi trẻ bắt đầu có biểu hiện lên cơn hen phế quản
Trẻ có biểu hiện báo trước khi xuất hiện cơn hen như: Hắt hơi, nhảy mũi, ngứa mắt mũi, nổi mề đay…
Khi lên cơn hen trẻ có biểu hiện: Ho, khò khè, khó thở ở nhiều mức độ khác nhau (thở ra khó khăn, kéo dài, thở nhanh hay co lõm lồng ngực).
Đối với trẻ đã từng được khám và chẩn đoán hen phế quản, cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông). Cần tránh cho trẻ uống thuốc cắt cơn, vì các loại thuốc uống có tác dụng yếu và chậm hơn nhiều. Nếu không có điều kiện dùng thuốc cắt cơn, nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được cắt cơn kịp thời.
- Cha mẹ cần lưu ý cần cho trẻ đi cấp cứu ngay khi trẻ có 1 trong những dấu hiệu sau:
- Khi dùng thuốc cắt cơn mà trẻ vẫn không bớt khó thở hay chỉ giảm tạm thời.
- Trẻ nói năng khó nhọc: Không thể nói thành câu liên tục.
- Trẻ khó thở nhiều, phải ngồi thở, co kéo vùng quanh xương sườn và vùng cổ.
- Cánh mũi phập phồng.
- Tím tái (đây là dấu hiệu rất nguy kịch).
Đặc biệt lưu ý các yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen ở trẻ
Khi trẻ bị hen phế quản, cha mẹ cần chú ý đến các yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen như:
- Không để thú vật (chó, mèo…) trong nhà, nên diệt gián thường xuyên.
- Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ.
- Không để những chất nặng mùi trong nhà.
- Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng , thuốc xịt muỗi, côn trùng .
- Tránh nhang khói, khói thuốc lá, kể cả hút thuốc lá thụ động.
- Nơi ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn màn bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông, cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.
- Dùng cửa sổ (đóng hay mở) để duy trì không khí sạch và trong lành.
Tuy hen là một bệnh không thể trị dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát tốt được. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn hen, trẻ có thể sinh hoạt, học tập, vui chơi bình thường.
Cần làm gì để phòng ngừa hen phế quản ở trẻ?
- Tránh xa những nguyên nhân khởi phát cơn hen.
- Sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài.
Thuốc phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là những thuốc kháng viêm dùng dưới dạng hít hoặc thuốc thảo dược như thuốc hen Phúc Hưng cũng rất an toàn và hiệu quả. Thời gian dùng thuốc phải đủ dài (thường nhiều tháng) để có đủ khả năng cải thiện được tình trạng viêm đường thở.
Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng và cần phải cho trẻ tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc, tái khám đúng hẹn và không bao giờ được tự ý ngưng thuốc, ngay cả khi trẻ trẻ đã có dấu hiệu cải thiện.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn