Theo số liệu thống kê của Hội Hô hấp Việt Nam, nước ta hiện có tới 6-8 triệu bệnh nhân mắc hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Còn trên thế giới, theo báo cáo của Tổ chức hành động vì bệnh nhân hen toàn cầu (GINA) mỗi ngày có khoảng 1.000 người chết vì bệnh hen. Và số bệnh nhân mắc hen phế quản có xu hướng ngày càng gia tăng.
Trong khi đó, nước ta đang đứng trước vấn nạn ô nhiễm không khí ở mức báo động. Đây là điều kiện thúc đẩy nguy cơ bùng phát các bệnh đường hô hấp như viêm mũi/họng, viêm phế quản, viêm phổi… Đặc biệt, thời tiết lạnh và không khí ô nhiễm cũng là cơn ác mộng với các bệnh mạn tính dễ tái phát như hen phế quản, nếu dự phòng không tốt, có thể làm khởi phát các cơn hen ác tính, xử lý chậm trễ có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Vậy làm sao để thoát khỏi tình trạng này? Bí quyết nào giúp bảo vệ đường hô hấp nói chung và bệnh hen phế quản nói riêng? Đông y có thế mạnh ra sao để phòng ngừa, điều trị các bệnh lý đường hô hấp - đặc biệt là với các bệnh nhân hen phế quản?…
Tất cả những thắc mắc này đã được PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay - Chủ tịch Hội Đông Tây y kết hợp, Nguyên trưởng Bộ môn YHCT, Đại học Y Dược TPHCM và ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng - Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Phòng - Điều trị hen phế quản và các bệnh hô hấp thường gặp" diễn ra vào lúc 14g, thứ 2, ngày 6/1/2019.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay và ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng là 2 chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Hô hấp và Đông y.
Trong đó, PGS Bay đã có hơn 30 năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh bằng y học cổ truyền. Bà từng có chuyến tu nghiệp ở Nhật để cảm nhận sự phát triển Đông y ở các nước như Nepal, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc,…
ThS Hoàng hiện có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về lĩnh vực Hô hấp, đặc biệt là hội chứng ngưng thở khi ngủ.
PHẦN 1: KIẾN THỨC CHUNG VỀ HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN)
ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỚI HỆ HÔ HẤP
MC Kim Ánh: Thưa PGS.TS Nguyễn Thị Bay và ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng, thời gian gần đây chỉ số chất lượng không khí ở TPHCM và Hà Nội luôn ở mức báo động, nhiều báo đài liên tục đưa tin về ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, gây hại từ mạch máu, tủy xương, lách, tim và phổi.
Vậy có thực sự nó nguy hại đến mức đó hay chỉ là thông tin “làm quá”? Tốc độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí thế nào, gây hại ngay lập tức hay về lâu về dài? Ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung có thể gây ra những bệnh lý hô hấp nào thưa Bs? Rất nhiều người hiện nay vẫn có tâm lý chủ quan, cho rằng chỉ hít một chút bụi sẽ không nguy hiểm gì đến tính mạng.
Và trên quan điểm của Đông y, PGS Nguyễn Thị Bay có nhìn nhận như thế nào về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe, nhất là hệ hô hấp?
PGS Nguyễn Thị Bay trả lời: Đây là vấn đề thời sự. Trong 2 tháng gần đây, các phương tiện truyền thông lên tiếng cảnh báo, thậm chí có những ngày đã khuyên không nên ra đường để tránh tình trạng ô nhiễm không khí.
Mật độ dân số gia tăng sẽ kéo theo tình trạng đô thị hóa nhanh, dẫn đến tình trạng chất thải nhiều từ công trình, đường xá, xe cộ, khói thuốc lá... Tất cả những yếu tố này tạo thành hạt bụi trong không khí. Thường, nếu ở môi trường khác thì những hạt bụi này có thể tản ra, bay lên cao xung quanh, nhưng ở điều kiện đặc biệt về thời tiết khí hậu thì có thể lơ lửng ở tầng thấp hơn, khi chúng ta ra đường sẽ hít phải, rồi dẫn lưu trong cơ thể.
Bụi mịn có kích thước rất nhỏ, nếu ví với sợi tóc thì hạt bụi mịn chỉ bằng 1/30, không thấy được bằng mắt thường. Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO) kích thước của hạt bụi từ 1-10 nanômét thì cơ thể có thể lọc được, chỉ dừng ở bên ngoài thôi. Nhưng nếu hạt bụi nhỏ hơn từ 2.5 đến 10 micrômét có thể thẩm thấu tới phế nang, thậm chí qua trao đổi khí nó đi thẳng trong máu. Như vậy, không chỉ gây bệnh ở đường hô hấp mà còn ở tất cả các bộ phận khác theo đường máu đi qua.
Riêng câu chuyện bệnh lý đường hô hấp, thì bụi, khói, môi trường sẽ tác động, ảnh hưởng lên niêm mạc của đường hô hấp gây bệnh trực tiếp. Với những người có cơ địa hen thì sẽ là điều kiện để kích hoạt cho yếu tố nguy cơ từ trong cơ địa có sẵn xuất hiện ra.
Ngoài hen phế quản, viêm phế quản còn có viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đôi khi, từ yếu tố nguy cơ kích hoạt của viêm phế quả hay viêm phổi còn đưa đến bệnh hen suyễn. Hoặc đến thời điểm nào đó, cơn hen gây ra tình trạng viêm nhiễm rồi đưa đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Như vậy, các bệnh lý đường hô hấp rất phong phú và phức tạp chứ không phải chỉ có hen hay viêm phế quản thôi.
NHỮNG BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
MC Kim Ánh: Vậy thưa ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng, vấn đề hô hấp nào thường gặp nhất hiện nay?
ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng trả lời: Như PGS Bay đã chia sẻ, cuối năm là mùa của bệnh lý đường hô hấp. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp của người Việt Nam tương đối cao, nhất là trẻ em rất dễ bị tổn thương bởi mùa này. Theo thống kê tỷ lệ hen suyễn ở nước ta đang gia tăng theo từng năm, năm 2018 chỉ có 4% dân số, nhưng đến năm 2019 tăng lên 5, tức là hơn 4 triệu người bị hen suyễn. Nguyên nhân một phần là do tăng trưởng dân số nhưng phần nữa là do môi trường đang thay đổi đột ngột.
Hen suyễn là nhóm đối tượng mắc bệnh lý hô hấp thường lên cơn nhất trong mùa này. Môi trường, nhiệt độ, hạt bụi là những yếu tố kích hoạt lên cơn hen suyễn. Trong đó, trẻ em là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, dễ bị bệnh nhất trong thời điểm này.
THỰC TRẠNG VỀ HEN PHẾ QUẢN, CĂN NGUYÊN SINH HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN)
MC Kim Ánh: Trong các bệnh lý về hô hấp, hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là một bệnh mạn tính, thường gặp nhất trong cộng đồng.
Vậy thưa ThS Hoàng, liệu đã có số liệu thống kê tỷ lệ người mắc hen suyễn hiện nay ở Việt Nam? Bệnh hen suyễn là gì? Căn nguyên nào gây ra bệnh này? Không khí ô nhiễm, thời tiết thay đổi nóng lạnh thất thường như hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh hen suyễn?
PGS Nguyễn Thị Bay trả lời: Như BS Hoàng phân tích, thời tiết, khí hậu của môi trường là yếu tố tăng kích hoạt lớn nhất cho sức khỏe, nhất là bệnh lý hô hấp. Chúng ta biết, hen phế quản là bệnh lý cơ địa, có yếu tố dị nguyên. Khi cơ địa có yếu tố dị ứng như vậy, khi có điều kiện kích hoạt thì xuất hiện cơn khó thở. Đây là loại bệnh khởi đầu do sự co thắt của cơ phế quản, trong quá trình co thắt gây xuất tiết, xuất hiện tình trạng viêm và các chất xuất tiết tạo thành đàm rải ở trong ống phế quản. Như vậy, khởi đầu có thể là những cơn khó thở, nhưng về sau những cơn khó thở, trong các tình uốhng cơn hen nhẹ, con hen trung bình, cơn hen nặng, cơn hen ác tính xuất hiện và viêm nhiễm thường xuyên, chất đàm rải ứ động trong đó và đưa đến hậu quả về sau là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
Trả lời câu hỏi của Kim Ánh, mỗi cơ thể người có cơ địa dễ dị ứng, bất cứ điều kiện nào đó, không chỉ có khí hậu, thời tiết, môi trường, mà đây chỉ là yếu tố kích hoạt trước tiên. Mỗi cơn hen thường xuất hiện ban đêm, thường là từ 1-2 giờ sáng, lúc thời tiết thay đổi từ ấm áp qua lạnh thì người bệnh lên cơn khó thở.
Tuy nhiên nó không chỉ dừng lại ở thời tiết, có thể có những dị ứng nguyên khác: bụi, khói, thực phẩm, mùi hương, mùi sơn hoặc môi trường trong nhà như bụi từ đồ chơi em bé, ga gối trải giường không vệ sinh thường xuyên thì bụi vải bám vào gối gây nên… Thành ra không chỉ do thời tiết, khí hậu là yếu tố gây bệnh hen. Do đó, vấn đề dự phòng cũng cần chú ý đến những nguyên nhân này.
Bên cạnh đó là các ký sinh trùng, ví dụ, mạt nhà sinh ra từ môi trường ẩm mốc. Vì vậy nên mở các cửa cho nhà thông thoáng, giúp cơn hen không xuất hiện, nhất là trẻ em và người cao tuổi.
ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng trả lời: Ở thế giới và Việt Nam, dị nguyên rất phức tạp. Chính vì vậy khi nghĩ đến dị nguyên, chính những người bệnh sẽ nói cho chúng ta biết được bệnh nhân bị gì, ví dụ như họ ăn phải món gì đó, ngửi mùi gì đó như cô Bay nói, hoặc tiếp xúc với đồ dùng nào đó thì lên cơn hen.
Vấn đề test để xem có phản ứng với dị nguyên đó hay không có 2 mục đích: thứ nhất để ngăn ngừa người đó không tiếp xúc lại với dị nguyên đó gây nguy hiểm tính mạng, ví dụ như kích hoạt gây cơn suyễn ác tính hoặc sốc phản vệ. Ngoài ra, nếu chúng ta có thể làm thêm 1 bước nữa là giải mẫn cãm tính dị nguyên đó.
Hiện Việt Nam chỉ có một số nơi làm được việc này. Trước tiên sẽ test trên da của người bệnh, xem có phản ứng với dị nguyên đó hay không. Sau đó sẽ có 1 loại thuốc ngậm hoặc xịt dưới lưỡi theo thời gian, tính bằng tháng đến năm để giải mẫn cảm với dị nguyên đó. Nó sẽ giải quyết được câu chuyện dị ứng với chính dị nguyên đó.
Hiện tại việc này vẫn còn hạn chế và chưa được triển khai nhiều so với mặt bằng chung của dân số. Đó là hướng điều trị tương lai cho giải mẫn cảm. Hen và miễn dịch dị ứng là những phần bên Tây y đang cố gắng giải quyết nguyên nhân dị ứng do dị nguyên gây ra.
CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN THEO ĐÔNG Y
MC Kim Ánh: Xin hỏi PGS Bay, bàn về căn nguyên sinh hen và khái niệm về bệnh hen suyễn, Đông y có khác biệt nhiều với Tây y không? Để chẩn đoán hen suyễn theo Đông y thì cần làm gì thưa PGS?
PGS Nguyễn Thị Bay trả lời:
Đông y có những thuật ngữ khác để gọi các bệnh lý này. Ví dụ như hen phế quản trong Đông y gọi là chứng háo, chứng suyễn, có khi phối hợp chung lại gọi là háo suyễn. Bây giờ chúng ta gọi là hen phế quản hay suyễn thì ai cũng hiểu hết. Chứng háo hay chứng suyễn là mô tả của chứng khó thở và khi có cơn ho bật ra được thì sẽ dễ chịu, vì đặc trưng của hen phế quản cũng giống như vậy nên mới đồng hóa là hen phế quản.
Đây là bệnh lý mà người xưa cũng không biết là dị ứng hay vấn đề gì cả, nhưng nói lên được nguyên nhân là do tiên thiên, nghĩa là có vấn đề di truyền. Tiên thiên này là trong câu "tiên thiên bất túc", nghĩa là người con sinh ra đã có nền tảng của cha mẹ từ trong cơ thể rồi.
Bên cạnh đó còn có yếu tố ngoại tà. Ngoại tà ở đây không phải tà ma mà là yếu tố môi trường tác động vào cơ thể làm khởi phát bệnh. Hay nó còn phát triển thêm yếu tố lục dâm, phong hàn thử thấp... nhưng chúng ta chỉ hiểu có 2 nhóm nguyên nhân gây ra chứng háo suyễn.
Như vậy, chúng ta biết rằng người xưa có quan sát và có mô tả loại bệnh lý tương đương. Dựa trên kinh nghiệm chứ không có nghiên cứu, đưa ra phác đồ điều trị, đó là phương pháp không dùng thuốc thì có tập luyện, thở, châm cứu, phương pháp dùng thuốc thì có thảo dược, hoặc phối hợp 2 vấn đề này lại để điều trị.
CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN THEO TÂY Y, NHỮNG DẤU HIỆU CẦN ĐI KHÁM NGAY
MC Kim Ánh: Miền Bắc cứ đến mùa đông, trời rét đậm và miền Nam giao mùa là tỷ lệ bệnh nhân hen phế quản nhập viện cấp cứu tăng đột biến. Xin hỏi bác sĩ Hoàng, triệu chứng điển hình của hen phế quản khi chẩn đoán theo Tây y là gì? Nhiều người thường nhầm lẫn hen phế quản với các bệnh lý khác ở đường hô hấp như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn… Bác sĩ có thể tư vấn cho người dân cách phân biệt những căn bệnh này? Và một số những dấu hiệu người bệnh cần đi khám ngay?
ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng trả lời: Ngay cả những người làm chuyên môn như chúng tôi hằng ngày cũng phải đối mặt với những câu hỏi tương tự như vậy, nghĩa là phải làm sao khi có một bệnh nhân có triệu chứng tương tự hô hấp, làm sao để xác định bệnh nhân có bị suyễn hay viêm phế quản... Đó là lý do tại sao các bác sĩ phải học rất dài về lĩnh vực này. Qua thời gian, người ta đã có những triệu chứng của vấn đề bệnh tật và đưa ra những chẩn đoán cụ thể.
Để chẩn đoán bệnh lý về suyễn, người ta phải căn cứ rất nhiều thứ, đôi khi phải loại trừ những bệnh khác để cuối cùng lòi ra suyễn mà thôi. Có nghĩa là, khi bệnh nhân vào viện với triệu chứng ban đầu là ho khò khè, khó thở, ho đàm, bác sĩ sẽ hỏi kỹ về tiền căn của người bệnh. Ví dụ bệnh suyễn, tiền căn thường là ho tái đi tái lại, kèm theo khò khè, khó thở, ngoài ra cơ địa thường bị dị ứng như hay nổi mề đay, ngứ, viêm mũi dị ứng, chàm da hoặc trong gia đình có người mắc bệnh dị ứng… Đó là những yếu tố khởi đầu cho việc bác sĩ nghĩ rằng bệnh nhân có bị suyễn hay không.
Nếu triệu chứng lặp đi lặp lai theo thời gian, vào mùa lạnh có yếu tố kích hoạt bộc lộ thì lúc đó bác sĩ sẽ làm thêm một vài xét nghiệm nữa để chẩn đoán đo chức năng hô hấp để xác định người bệnh có bị tắc nghẽn đường thở và đáp ứng thuốc hay không; kiểm tra tế bào ái toan ở trong đàm của bệnh nhân, tình trạng viêm của bệnh nhân… Nếu hợp tất cả những lâm sàng và cận lâm sàng lại có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng cho bệnh nhân, thì đó là hen suyễn.
Ngoài ra, hen suyễn và viêm phế quản cũng không thể phân biệt rõ ràng, mà cần có quãng thời gian để bác sĩ điều trị, theo dõi người bệnh để đánh giá xem bệnh nhân có thật sự bị suyễn hay không. Viêm phế quản đơn giản ở chỗ là nếu bệnh nhân vào viện và điều trị 1 đợt với các loại thuốc cần thiết nhất của những vấn đề gốc rễ như sốt siêu vi, nhiễn trùng đường hô hấp thì sẽ hết đi và sau đó không bộc lộ trở lại nữa.
Cái mà chúng tôi hay bị nhầm lẫn, ví dụ bệnh nhân có bị hội chứng phổi tắc nghẽn mãn tính, những người trẻ hút thuốc lá có triệu chứng tương tự thì cần có thời gian, và cần làm những xét nghiệm khác nhau mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Hồi nãy cô Bay có nhắc đến tên chẩn đoán thì tôi cũng muốn nhắc lại một chút bởi nó rất thú vị. Từ xưa người ta thường gọi là hen phế quản. Về sau xảy ra câu chuyện là tranh cãi giữa hai vùng miền, miền Bắc thì gọi là suyễn, miền Nam gọi là hen, cuối cùng thống nhất là hen suyễn để không phải tranh cãi nữa. Cuối cùng hai cái đó cũng là một bệnh mà thôi.
Bây giờ người ta thống nhất hen (suyễn) để không nhầm lẫn các chẩn đoán với nhau... Như vậy các bác sĩ ở các nơi sẽ cùng thống nhất với nhau trong chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
PHÂN BIỆT HEN PHẾ QUẢN VÀ VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ
MC Kim Ánh: Chẩn đoán hen phế quản đã khó, chẩn đoán hen ở trẻ em còn khó hơn. Vậy bệnh hen phế quản ở trẻ em có khác người lớn không thưa BS? Thường ngày có những trẻ em bị ho, khò khè kéo dài thì triệu chứng đó có phải mắc bệnh hen không? Nhiều trường hợp trẻ bị ho thường xuyên về đêm hoặc ho vào sáng sớm có phải hen không ạ?
ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng trả lời:
Đúng là trẻ em rất hay bị bệnh, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 6 tuổi. Trong quá trình đánh giá người ta thấy rằng trẻ em từ khi trong bụng mẹ, đến lúc ra đời được 6 tuổi thì mới hoàn thiện cơ thể. Vì thế, trong giai đoạn này trẻ rất hay bị bệnh.
Triệu chứng hen suyễn ở trẻ em là ho, khò khè, tái lại nhiều lần, đặc biệt khi bắt đầu đi học và được tiếp xúc với môi trường bên ngoài dễ nhiễm siêu vi hơn, nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Vấn đề khó khăn thường gặp là trẻ em thường không mô tả đúng các triệu chứng mà các bé gặp phải như người lớn. Bác sĩ thường thông qua ba mẹ để biết được các triệu chứng của bé mà thôi. Đôi khi, ba mẹ vì quá lo lắng mà kể rất nhiều triệu chứng khác nhau của con hoặc có ba mẹ lại mô tả không đúng triệu chứng con gặp phải, điều này làm bác sĩ khó khăn trong việc chẩn đoánh bệnh. Do đó, thường trong quá trình thăm khám, bác sĩ chúng tôi phải kiên nhẫn để nghe hết các câu chuyện của ba mẹ, của bé nói lại.
Đối với trẻ em, hen suyễn thường bộc lộ trong những quãng năm đầu đời của trẻ. Câu hỏi đặt ra là, liệu hen suyễn có thể "im lặng" trong một khoảng thời gian, sau đó sẽ bộc lộ ra lại? Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trong 6 năm đầu đời có khoảng 50% đứa bé sẽ lưu giữ lại vấn đề hen suyễn sau khi lên 6 tuổi, 50% còn lại các bé sẽ mất đi các triệu chứng và sẽ có đợt kịch phát trong 6 năm đầu đời, nguyên nhân khởi phát do siêu vi, cúm...
Hiện, chúng ta không có xét nghiệm để chẩn đoán cụ thể nên đa số là dựa vào triệu chứng của trẻ và đáp ứng với điều trị. Do đó, khi chẩn đoán cho bé chúng tôi luôn nói với ba mẹ và gia đình cần kiên nhẫn theo dõi đáp ứng. Nếu theo thời gian nếu bé phục hồi tốt, các vấn đề được giải quyết hết thì sau này bé có thể sẽ không còn các triệu chứng nữa, nhưng nếu còn tiếp diễn thì việc điều trị, phòng ngừa sẽ giúp cho bé có cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác.
HEN PHẾ QUẢN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
MC Kim Ánh: PGS Nguyễn Thị Bay là người có nhiều công trình nghiên cứu các bệnh lý lão khoa, thưa PGS, bệnh hen phế quản ở người cao tuổi có gì khác so với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phế quản mạn tính? Hen phế quản có thể gây ra những biến chứng nào ở người cao tuổi khi mắc hen lâu năm thưa PGS?
PGS Nguyễn Thị Bay trả lời:
Nói nghiên cứu nhiều cũng không hẳn, bởi y học bây giờ chuyên khoa hóa rất sâu. Một bác sĩ lâm sàng có thể hiểu vấn đề hô hấp dị ứng nhưng khi phân ra ở trên cao hơn nữa thì có 2 nhóm. Đông y vẫn đang ở mức độ đa khoa, thành ra gần như 1 bác sĩ phải làm hết tất cả. Nói nghiên cứu về người cao tuổi nhiều thì đúng, bởi y học cổ truyền đóng một vai trò nhất định đối với một số bệnh mãn tính, còn đối với trẻ em thì thông thường xảy ra cấp tính nhiều nhơn. Cơ thể trẻ em chưa phát triển, nhất là như BS Hoàng phân tích, ở 6 năm đầu đời chưa hoàn chỉnh.
Những bệnh mãn tính ngoại trừ các bệnh lý mang tính chất cơ địa thì không nói, còn các bệnh mắc phải, thêm các yếu tố môi trường thì người cao tuổi thường là đối tượng dễ nhiễm bệnh. Giống như lúc nãy BS Hoàng phân tích các triệu chứng học, giữa hen phế quản và viêm phế quản, một số đối tượng người cao tuổi còn mắc hen chứ không hết hẳn.
Có những người thời nhỏ không mắc bệnh nhưng ở một độ tuổi nào đó, bắt đầu từ 40 trở lên (thay đổi nội tiết…) thì xuất hiện cơn hen. 50% trẻ nhỏ không hết bệnh và theo cả đời. Như vậy, ở người cao tuổi, hen phế quản là vấn đề phức tạp hơn, bởi vì quá trình lão hóa ảnh hưởng toàn thân, từ nội tiết tới những vấn đề khác, trong hô hấp lại liên quan tim mạch… Những bệnh như tim mạch, bệnh chuyển hóa cũng ảnh hưởng, và điều kiện môi trường, khí hậu, dị ứng thay đổi thì bùng lên bệnh cấp tính trên nền mạn tính.
Đối với người cao tuổi tùy theo bậc thang, thí dụ đo chức năng hô hấp: bậc 1-2 là tương đối, nhưng bắt đầu bậc 3, bậc 4 thì đó là vấn đề phải chú ý. Lúc tôi còn làm việc, trong những đêm trực rất sợ những cơn hen ở người cao tuổi, bởi từ chuyện 1 cơn hen xuất hiện bình thường tới cơn hen chuyển biến ác tính rất phức tạp.
Chúng tôi mong rằng trong các nhà quản lý tạo điều kiện cho bác sĩ y học cổ truyền được vực cơ hội học sâu, biết các kiến thức để cấp cứu cho bệnh nhân khi cần, bởi có nhiều khi chúng tôi rất lúng túng khi có bệnh nhân nặng đến viện, thở oxy như thế nào, sử dụng khí dung làm sao, châm cứu để cắt cơn hen cực kỳ khó. Thí dụ bậc hen 1-2 thì có thể, nhưng bậc hen có phối hợp thì khó cắt cơn. Vai trò của đông y là giai đoạn ngoài cơn hen. Những diễn tiến cấp tính hay đợt nào đó của cấp tính thì bắt buộc sử dụng phương pháp tây y.
Đối với đông y ngoài cơn hen có vai trò tốt hơn rất nhiều so với cắt cơn trong điều kiện cấp cứu.
LÀM GÌ KHI LÊN CƠN HEN CẤP TÍNH?
MC Kim Ánh: Khi lên cơn hen có thể xử trí tại chỗ như thế nào? Ngay lúc đó có nên dùng thuốc xịt cắt cơn hen khẩn cấp hay không thưa bác sĩ? Cần gọi cấp cứu trong trường hợp nào ạ?
ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng trả lời:
Cơn hen là một trong vấn đề mà các bác sĩ rất chú ý. Thường, một bệnh nhân đã được chẩn đoán hen suyễn thì cơn hen ác tính sẽ ít đi do họ được phòng ngừa đầy đủ.
Quan trọng là làm sao có thể phòng để không lên cơn. Để làm được điều này, chúng ta phải điều trị dự phòng đầy đủ cho bệnh nhân đến khi nào những triệu chứng không còn xuất hiện nữa. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải được tiếp tục theo dõi về sau.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng như Hiệp hội hen toàn cầu đã khuyến cáo, nếu như bệnh nhân đã được chẩn đoán hen thì họ phải luôn luôn có thuốc dự phòng bên người, đồng thời thuốc cắt cơn kèm theo. Nhưng người ta thấy rằng nếu như để bệnh nhân sử dụng thuốc cắt cơn nhiều thì lại làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó, khi bệnh nhân có triệu chứng thì sử dụng đồng thời 2 thứ, vừa cắt cơn vừa dự phòng.
Về vấn đề điều trị cắt cơn, theo khuyến cáo cần phải xịt thuốc ngay lập tức vào lúc bắt đầu có triệu chứng ho, khò khè hoặc khó thở. Nghĩa là một người khi xuất hiện triệu chứng mới chớm là phải hít liền, đừng chờ lên cơn nặng rồi mới xử lý cơn.
Nếu như người bệnh đã xử lý 3 cơn liên tiếp, tức là hít thuốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút mà các triệu chứng không thuyên giảm hoặc có chiều hướng nặng lên thì lúc đó phải vào Cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất. Điều này là bắt buộc vì lúc này đã có khả năng diễn biến xấu, bệnh nhân không xử lý được thì cần phải có hỗ trợ của nhân viên y tế. Lúc đó, bác sĩ sẽ hỗ trợ giải quyết cơn suyễn nặng và cơn suyễn khó kiểm soát.
LỰA CHỌN THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN DỰ PHÒNG HEN NHƯ THẾ NÀO?
MC Kim Ánh: Tiêu chí nào để lựa chọn được thuốc y học cổ truyền dự phòng hen hiệu quả thưa bác sĩ? Hiện nay có nhiều đơn vị quảng cáo các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Và có rất nhiều người bệnh vẫn tin rằng thực phẩm chức năng có thể chữa khỏi hen hoàn toàn?
PGS Nguyễn Thị Bay trả lời: Hiện nay TPCN hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe thường bị lợi dụng thảo dược để đưa ra rất nhiều loại và người dân rất dễ hiểu nhầm không rõ đây là TPCN hay thuốc. Đây được coi là vấn nạn liên quan đến sức khỏe con người. Trở lại câu hỏi Kim Ánh đặt ra, thực sự đông y có vai trò nhất định đối với các bệnh mạn tính, trong đó hen phế quản là bệnh có từng cơn cấp tính nhưng có chuỗi dài của giai đoạn mạn tính. Đông y cần chẩn đoán rõ ràng mới cho đơn thuốc và phác đồ điều trị.
Đông y có thể mạnh điều trị ngoài cơn. Trong đó có phối hợp không dùng thuốc lẫn dùng thuốc. Không dùng thuốc là tập luyện (như thở) để giúp thông khí và biết cách khạc, nâng cơ hoành như thế nào để người bệnh chủ động dự phòng trong cơn khó thở. Bên cạnh đó có thể châm cứu hỗ trợ.
Với cả thuốc đông và tây y, trước khi đưa ra thị trường cần phải thử. Giai đoạn đầu là thực nghiệm, trong phòng thí nghiệm, sau đó là trên người khỏe mạnh bình thường, không có bệnh để xem thuốc đó như thế nào, sau cuối mới thử trên người có bệnh, nếu có tác dụng dược lý nhất định, theo dõi các liều sử dụng (liều độc và liều bình thường).
Thuốc Đông cũng phải tuân thủ những nguyên tắc như vậy. Khi chỉ định thuốc đông y cho bệnh nhân, tôi hay dùng cá nhân hóa trong việc điều trị. Tây y thường sử dụng nhóm thuốc kháng viêm cho tất cả mọi người, và nhóm kháng viêm cần chú ý giữa hư và thực.
LÀM GÌ KHI TRẺ EM LÊN CƠN HEN PHẾ QUẢN (CƠN SUYỄN)?
MC Kim Ánh: Vậy thưa ThS Hoàng, đối với trẻ khi lên cơn suyễn thì phải làm sao? Nếu trẻ đi học thì cần chuẩn bị những gì? Có cần thông báo cho nhà trường hay không?
ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng trả lời: Trong điều trị tất cả các bệnh thì việc giáo dục chiếm phần quan trọng nhất. Ở đây, người ta sẽ giáo dục cho ba mẹ và cho bé luôn. Để làm sao cho ba mẹ hiểu được thế nào là cơn suyễn và bé cũng cần biết cách để báo cho người lớn biết các triệu chứng đang gặp phải để xử lý được cắt cơn và theo dõi bé như thế nào.
Trong tình huống bé đi học thì ba mẹ cần thông báo cho nhà trường, cô giáo, mang theo thuốc bên người cho bé, như để trong balo đi học chẳng hạn. Thường trong các cơ sở trường học luôn có phòng y tế và có một số thuốc cơ bản nhưng tôi vẫn thường khuyên ba mẹ phải luôn bỏ lọ thuốc cắt cơn cho bé trong túi. Nếu như bé cần phải sử dụng thêm dụng cụ thì ba mẹ cũng cần nhớ để mang theo, ví dụ như buồng đệm để xịt thuốc. Tương tự, khi đi dã ngoại ba mẹ cũng cần chuẩn bị như vậy.
KẾT HỢP ĐÔNG Y VÀ TÂY Y TRONG ĐIỀU TRỊ HEN NHƯ THẾ NÀO?
MC Kim Ánh: Sự phối hợp điều trị các cơn hen bằng Tây Y và Y học Cổ truyền sẽ kết hợp như thế nào trong quá trình điều trị? Cần lưu ý gì khi kết hợp Đông - Tây y điều trị, dự phòng bệnh hô hấp nói chung và hen phế quản nói riêng?
PGS Nguyễn Thị Bay trả lời: Giai đoạn cơn khó thở xuất hiện nên xử trí của y học hiện đại, bởi người ta đã cân đông đo đếm tất cả những cách để hết cơn. Còn Đông y thuần túy về kinh nghiệm, ngày xưa cũng có cách để giải quyết cắt cơn, nhưng kéo dài và gây mệt mỏi cho người bệnh. Chính vì vậy cái gì giúp người bệnh tốt nhất thì nên áp dụng. Tôi nghĩ giai đoạn cấp tính hoặc khi cơn hen xảy ra nên sử dụng các phương tiện tây y như thuốc xịt, khí dung… Ngoài cơn có thể áp dụng y học cổ truyền. Phải nói là ngoài cơn cũng có tính chất dự phòng đằng sau để thưa cơn và không tái phát.
Đông y cũng có khá nhiều dược liệu có tác dụng giúp giãn phế quản, chống viêm, chống dị ứng. Trong các dược liệu chứa thành phần như tinh dầu (tô tử, tam diệp, trần bì…) giúp giãn phế quản, thông đường thở.
Bên cạnh đó có những loạn trừ đàm, chống viêm giảm xuất tiết giảm ứ động đàm nhớt, dễ khạc, chống co thắt, dị ứng như ma hoàng chứa alkaloid ephedrin và các hoạt chất cũng như tây y và ẩn dưới dược thảo. Khi cấu tạo sẽ dựa trên cơ địa. Nếu cơ địa người này là dạng viêm phế quản mạn tính và có những đợt lên cơn khó thở thì sẽ chữa viêm phế quản mạn tính. Hay có người bị bệnh COPD thì sẽ cấu tạo 1 bài thuốc phù hợp với tình trạng đó.
SAI LẦM KHI ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN)
MC Kim Ánh: Trong quá trình thăm khám và điều trị, những sai lầm nào thường gặp nhất đối với bệnh nhân hen suyễn? Việc sai lầm này dẫn đến hậu quả như thế nào?
ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng trả lời:
Trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, chúng tôi thấy rằng việc cho bệnh nhân uống thuốc thì rất dễ dàng, vấn đề thường gặp nhất chỉ là quên thuốc thôi. Nhưng trong bệnh lý phải dùng thuốc phòng ngừa kéo dài và dùng thuốc hít, xịt, như trong bệnh hen suyễn, COPD thì bệnh nhân thường sẽ làm sai thao tác.
Chẳng hạn như, loại thuốc đáng lẽ cần hít vào miệng thì bệnh nhân lại xịt vào mũi, hoặc thao tác bóp không đúng lúc, hít không sâu, xịt thuốc ra ngoài, hít thuốc nhưng không vào đến phổi...
Những vấn đề này có thể khắc phục được bằng cách giáo dục, hướng dẫn lại cho bệnh nhân. Do đó, qua mỗi lần khám chúng tôi đều phải thực hiện công tác này, hướng dẫn và và kiểm tra nhiều lần xem bệnh nhân đã thực hiện đúng các thao tác này hay chưa.
Nhưng vấn đề khó nhất là hành vi và thói quen lại rất khó điều chỉnh. Chẳng hạn như ở trẻ nhỏ, thường ba mẹ sẽ là người quyết định việc điều trị cho bé, việc dùng thuốc ở trẻ sẽ lệ thuộc vào các bậc phụ huynh là chủ yếu. Nhưng khi trẻ lớn hơn, ở độ tuổi vào cấp 2, cấp 3 là ba mẹ khó kiểm soát được, thấy đỡ bệnh là không dùng thuốc nữa. Đây là vấn đề thường gặp cả ở những bệnh khác, chứ không chỉ riêng gì hô hấp. Còn ở độ tuổi đi làm thì thường quên đi khám, quên uống thuốc vì quá bận rộn. Ở người già thì thường gặp vấn đề đãng trí, hay hoặc không biết cách dùng thuốc. Điều đó cho thấy, mỗi độ tuổi sẽ có những câu chuyện riêng khác nhau. Qua thời gian làm việc thực tế, chúng tôi đã thấy nhiều câu chuyện như vậy. Điều này cũng giúp chúng tôi hỗ trợ cho những bệnh nhân khác không gặp phải những sai lầm như vậy nữa.
VAI TRÒ CỦA ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRONG ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN
MC Kim Ánh: Vậy vấn đề điều trị dự phòng dưới góc độ cộng đồng, góc độ bệnh nhân thì hiểu như thế nào thưa ThS Hoàng?
ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng trả lời:
Vấn đề điều trị dự phòng được đặt ra ở nhiều bệnh lý khác nhau. Trong bệnh lý đường hô hấp thì hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 2 căn bệnh mà người ta đề cập nhiều đến vấn đề dự phòng, đặc biệt là hen suyễn.
Dự phòng nghĩa là chúng ta phải phòng ngừa để không lên cơn suyễn nữa. Dựa trên nhiều nghiên cứu, bằng chứng y học, Hiệp hội hen toàn cầu đã đưa ra phác đồ điều trị cho hen suyễn, trong đó quá trình dự phòng hen suyễn điều chính yếu là dùng corticoid đường hít.
Corticoid đã được tính toán, cân nhắc hàm lượng vừa đủ để khi hít vào có tác dụng tại phổi, không gây ra tác dụng phụ trên toàn thân ở mức gây nguy hiểm.
Khác với corticoid đường uống, chích có thể gây tác dụng phụ toàn thân như loãng xương, suy tuyến thượng thận đến hội chứng cushing, corticoid đường hít dùng trên người bệnh hen suyễn hàm lượng được tính bằng microgram. Khi quy đổi, 1 miligram bằng 1.000 microgram, thì thuốc corticoid đường hít mà chúng tôi sử dụng cho bệnh nhân hen suyễn chỉ khoảng khoảng 100, 200 hay 400 microgram. Nghĩa là giảm liều lượng từ 10 - 20 lần so với liều lượng 1 viên prednisone 5mg mà thôi, nên khi hít vào thuốc chỉ có tác dụng ngay tại đường thở, hô hấp và mang lại hiệu quả giảm bớt viêm, làm giãn phế quản.
Ngoài corticoid đường hít thì thường dùng thêm giãn phế quản kéo dài, có tác dụng làm cơ trơn của phế quản được thư giãn, thường dùng 1-2 lần một ngày, liều lượng đã được giảm đi rất nhiều lần. Nó cũng nằm trong họ giãn phế quản giống như salbutanol đường uống. Nhưng nếu dùng đường uống thì gây ra tác dụng phụ rất nhiều, như hồi hộp, tim đập nhanh, run tay chân, chuột rút, vợp bẻ... Nhưng khi dùng đường hít, qua đường hô hấp thì chỉ tác dụng tại chỗ và không gây ra tác dụng phụ.
Hiện nay, tất cả các tài liệu khuyến cáo đều yêu cầu sử dụng dự phòng để không lên cơn suyễn. Nếu người bệnh đã được chẩn đoán hen suyễn thì phải được dự phòng bằng thuốc, có thể corticoid đơn thuần đường hít hoặc là corticoid kết hợp với giãn phế quản. Bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng tùy theo mức độ của bệnh nhân, tăng giảm liều tùy theo thời gian, đáp ứng của mỗi người. Lúc đó, sẽ có liệu pháp điều trị cụ thể cho mỗi cá thể.
BẢO VỆ HỆ HÔ HẤP VÀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP NHƯ THẾ NÀO?
MC Kim Ánh: Các bệnh về đường hô hấp nói chung, bệnh hen phế quản nói riêng có liên quan chặt chẽ với yếu tố môi trường, xin 2 chuyên gia tư vấn cách để bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh khi tình trạng ô nhiễm không khí leo thang, bụi mịn vượt mức như hiện nay?
PGS Nguyễn Thị Bay trả lời: Chúng ta cần hiểu rõ các vấn đề thời tiết, khí hậu hiện nay để tránh bởi nó là yếu tố kích hoạt cơn hen xuất hiện. Khi ra đường chúng ta phải đeo khẩu trang đặc biệt giúp thông khí và cản trở các bụi mịn thâm nhập vào bên trong. Thứ hai, không nên đi ra ngoài vào sáng sớm bởi không có lợi bởi trong môi trường có nhiều bụi mịn lơ lửng ở tầng thấp. mọi người nên tập thể dục lúc ánh nắng bắt đầu lên để có vitamin D, chống loãng xương…
Ở trong nhà, tránh mở cửa nhiều vào những ngàykhông khí ô nhiễm nặng. Những lúc không khí sạch sẽ thì nên mở toang cửa đẻ giúp thông khí trong nhà. Nếu nuôi thú cưng gây hại cho em bé, người già thì không nên bởi trong lông của chúng tiềm tàng các loại ký sinh trùng gây bệnh cho người. bên cạnh đó nên trông một số loại cây giúp hút những loại không khí không tốt.
Khi tập luyện cần chú ý mỗi ngày tập 30-45 phút. Nếu bị hen phế quản trong khởi động có thể đi bộ, đi tại chỗ… sau đó tập thở bụng, giúp cơ hoành ép xuống, phổi nở giúp thông khí. Khi thở hóp bụng lại để thải ra những cặn trong cơ thể. Khi gắng sức vận động giúp máu huyết lưu thông, giúp chuyển hóa năng lượng cơ thể. Đồng thời cần ngủ đủ, uống nước đủ giúp giữ gìn sức khỏe nói chung và bệnh lý hen phế quản nói riêng.
ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng trả lời: Tôi cũng có những suy nghĩ giống như cô Bay, và muốn bổ sung thêm những ý sau. Khi muốn điều trị tót thì bệnh nhân cần có kiến thức, có nhận thức đúng và nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Khi bệnh nhân có kiến thức đầy đủ, hiểu bệnh, hiểu cách phòng ngừa, cần tuân thủ điều trị như thế nào: tuân thủ lời dặn của bác sĩ, nhận sự hỗ trợ từ nhân viên y tế, người thân… khi người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt thì kiểm soát bệnh sẽ hiệu quả hơn. Kết hợp giáo dục sức khỏe sẽ hiểu đúng đắn về bệnh.
PHẦN 2: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA BẠN ĐỌC ALOBACSI
BỊ HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN) CÓ MANG THAI ĐƯỢC KHÔNG?
Phan Thị Tú - Thái Bình
Em năm nay 28 tuổi và bị bệnh hen suyễn khá nặng. Vậy bác sĩ cho em hỏi em có thể mang thai không, khi mang thai lên cơn hen có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi hay không? Nếu dùng thuốc hen có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Nếu em sinh con thì sau này con em có bị hen giống em không? Cảm ơn bác sĩ ạ.
ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng trả lời:
Tú thân mến,
Hen suyễn là căn bệnh tương đối phức tạp. Với phụ nữ có nhiều yếu tố và thường sẽ khổ sở, khó chịu hơn so với đàn ông. Bởi các chị em phụ nữ có nhiều giai đoạn trong cuộc đời sẽ bị vấn đề hen suyễn diễn biến tệ hơn. Khi còn nhỏ và dậy thì không có khác biệt so với đàn ông, nhưng đến khi mang thai lại rất khó khăn trong vấn đề sức khỏe của mẹ và bé.
Phụ nữ vẫn có thể mang thai khi mắc bệnh hen suyễn. Nhưng cần phải được kiểm soát bệnh thật tốt, chuẩn bị sức khỏe đầy đủ trước khi mang thai thì mới an toàn cho cả mẹ và bé.
Trước khi mang thai, cần thăm khám để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn, nếu như phổi phục hồi chức năng hoàn toàn, không còn triệu chứng, suyễn đã kiểm soát hoàn toàn thì người mẹ có thể mang thai.
Trong quá trình mang thai vẫn cần tái khám, điều trị hen suyễn. Nếu như vấn đề suyễn bất ổn thì người mẹ sẽ tiếp tục được sử dụng thuốc điều trị hen suyễn. Các loại thuốc này thường là an toàn cho mẹ và bé.
Trong quá trình chuyển dạ, mẹ bị hen suyễn vẫn có thể sinh thường như những người phụ nữ khác nếu cơn suyễn được kiểm soát hoàn toàn. Nếu bác sĩ Sản khoa đồng ý cho mẹ sinh thường thì bác sĩ Hô hấp sẽ có ý kiến để dùng các thuốc cần thiết trong quá trình sinh em bé.
Một câu hỏi thường gặp nhất là liệu mẹ bị bệnh suyễn thì có di truyền cho con? Câu trả lời là không nhất thiết lúc nào cũng như vậy. Vì còn tùy thuộc mức độ di truyền của đứa bé nhận được bao nhiêu từ người mẹ. Ví dụ, trường hợp chỉ có người mẹ bị hen suyễn thì nguy cơ con mắc phải căn bệnh này chỉ khoảng 1/4, tức là chiếm khoảng 25% có khả năng bị hen suyễn. Nhưng tỷ lệ này không nhất thiết sẽ xảy ra, có thể bé sẽ giống như mẹ, hoặc nhẹ hơn, chỉ biểu hiện ở viêm mũi dị ứng hoặc chàm da, nhiều khi không bộc lộ cơn suyễn ở thế hệ sau đó nữa. Do đó, bạn có thể yên tâm. Nếu cần sự hỗ trợ về y tế hơn nữa thì bạn có thể đến cơ sở y tế chuyên khoa Hô hấp để được theo dõi và phòng ngừa đầy đủ.
BÉ DÙNG THUỐC HEN P/H NHƯ THẾ NÀO?
Nguyễn Đức Luận - Thanh Hóa
Con em 5 tuổi, bị hen suyễn, thời gian gần đây Hà Nội rét, bé hay bị khó thở, khò khè nhiều. Em có mua thuốc hen P/H về cho cháu uống được 3 tuần và thấy các triệu chứng giảm hẳn. Đọc thông tin thì được biết, hen P/H là dựa trên bài thuốc cổ phương 1500 tuổi Tiểu Thanh Long thang gia giảm.
Xin hỏi PGS Bay bài thuốc Tiểu thanh long thang có công dụng như thế nào? Nếu dùng lâu dài có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không? Có cần dùng 8 tuần, nghỉ 2 tuần rồi dùng tiếp không ạ? Bé nhà em đang dùng cả thuốc bổ vì biếng ăn. Như vậy thời gian uống giữa các loại thuốc cần cách nhau bao lâu?
Mong sớm nhận được sự tư vấn của bác sĩ ạ.
PGS Nguyễn Thị Bay trả lời:
Anh Luận thân mến,
Qua câu hỏi của anh tôi nhận thấy được anh rất quan tâm đến sức khỏe của con. Anh cũng tham khảo luôn các tài liệu và biết về bài thuốc Tiểu thanh long thang. Đây là một bài thuốc cổ phương, được cấu tạo bởi các thành phần dược thảo như Ma hoàng, Tế tân, Trần bì, Hạnh nhân... thường chỉ định cho trường hợp sốt, không ra được mồ hôi.
Bài thuốc này cũng chỉ định cho trường hợp hen phế quản, nhưng thường là cho các hen phế quản có kèm theo viêm phế quản bội nhiễm gây ra sốt. Dùng bài thuốc này vừa giảm tần suất lên cơn hen, đồng thời chống viêm, giúp giải quyết bệnh lý. Tuy nhiên, khi sử dụng tiêu thanh long thang dạng thuốc sắc thì còn phải chẩn đoán xác định thể bệnh, cũng như biểu hiện của cơ địa.
Thuốc hen P/H sản xuất từ bài thuốc tiểu thanh long và có gia giảm thêm một dược liệu khác giúp giảm ho, long đờm. Bên cạnh đó, Ma hoàng, Tế tân, Hạnh nhân là những thành phần có tác dụng chống dị ứng, chống viêm. Trong thuốc hen P/H đã định lượng lại liều cho phù hợp, cũng như trong nhãn P/H có ghi rõ trong một chai 200ml bao gồm bao nhiêu gram Ma hoàng, Trần bì, tế tân. Với liều lượng đó, anh có thể sử dụng cho cháu theo chỉ dẫn, hướng dẫn trên toa.
Với thuốc hen P/H tôi thấy có một số công trình nghiên cứu. Chẳng hạn như, một nghiên cứu từ năm 2012 thấy rằng khi sử dụng liên tiếp trong 12 tuần không gây tác dụng phụ nào cho người lớn. Hay một công trình nghiên cứu khác năm 2013 cũng nêu ra khi sử dụng trên liều lượng cho trẻ em và liên tiếp trong 12 tuần không ghi nhận tác dụng phụ nào đáng kể.
Như vậy, anh có thể sử dụng cho cháu như trường hợp đã dùng 8 tuần, khi đã ổn định, hết cơn hen thì có thể ngưng. Thường, anh có thể ngưng sử dụng trong vòng 3 tháng, nếu không có bất cứ cơn hen nào thì theo dõi và không cần sử dụng tiếp tục. Nếu trong thời gian đó còn tiếp tục lên cơn hen, anh có thể sử dụng thuốc xông hay loại hít, xịt của y học hiện đại, bên cạnh đó dùng kèm hen P/H để làm thưa cơn và không xuất hiện cơn. Điều này sẽ dễ hơn cho anh trong việc lựa chọn thuốc trong việc điều trị hen suyễn cho cháu.
TRẺ BỊ DỊ ỨNG THÌ CHỮA HEN NHƯ THẾ NÀO?
Trần Việt Tuấn - TPHCM
Bác sĩ cho em hỏi, để chữa hen nhẹ do dị ứng ở trẻ 5 tuổi (xét nghiệm cho thấy dị ứng chó, mạt) thì có thể dùng các loại thuốc dân gian nào để điều trị/dự phòng hen ạ?
Nếu trong trường hợp bắt buộc dùng Tây y thì có nên lưu ý gì để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Vì theo em biết thuốc dự phòng hen chứa Corticoid có thể gây chậm phát triển, giảm khả năng tập trung ở trẻ.
Với trẻ em có thể dùng Y học cổ truyền để chữa bệnh hen không? Giả sử khi đang điều trị hen bằng cổ truyền mà lỡ lên cơn thì phải làm sao? Em xin cảm ơn!
PGS Nguyễn Thị Bay trả lời:
Với trường hợp bé 5 tuẩn bị hen nhẹ do mạt nhà, điều đầu tiên đó là gia đình cần chú ý vệ sinh trong nhà, giặt giũ đồ thường xuyên bằng nước sôi để giải quyết vấn đề mạt nhà ngăn nó trở thành yếu tố dị nứng cho bé.
Vì cháu đang bị hen nhẹ nên cần được theo dõi bởi các cơ sở y tế giành cho trẻ em như BV Nhi Đồng, các bác sĩ sẽ đo lường bậc hen cho bé, hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc cho con và cần tuân thue đúng phác đồ bác sĩ đưa ra.
Trong đông y có thể sử dụng một số bài thuốc để giải quyết dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen…
THUỐC LÁ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN)
Hoàng Huyền My – Hà Giang
Chồng và con tôi đều bị hen phế quản. Chồng tôi thường xuyên hút thuốc lá, ngày khoảng 5-6 điếu. Thỉnh thoảng anh cũng uống rượu. Tôi có đọc trên mạng và biết thuốc lá không tốt cho bệnh hen. Nhưng lần nào khuyên anh anh cũng bảo tin gì mấy thông tin trên mạng. Xin bác sỹ cho tôi hỏi, thuốc lá và rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến bệnh hen của chồng tôi. Chồng tôi hút thuốc ngoài ban công nhưng nhiều khi trong nhà cũng ám mùi thuốc. Không biết bé nhà tôi sống trong môi trường có mùi thuốc lá như vậy có sao hay không ạ? Mong sớm nhận được tư vấn của bác sỹ.
ThS.BS Nguyễn Hữu Hoàng trả lời:
Thuốc lá là vấn đề chúng tôi gặp thường xuyên bởi tôi làm về công tác thuốc lá rất lâu năm, từ 10 năm nay rồi. Chúng ta biết rằng, khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn tác động đến những người xung quanh, gọi là hút thuốc lá thụ động. Trong trường hợp chồng chị hút thuốc lá và mắc bệnh suyễn, chúng tôi luôn khuyến cáo người bệnh bỏ thuốc lá, bởi thuốc lá là nguyên nhân kích phát cơn hen và gây triệu chứng ho khò khè cho bệnh nhân, làm bệnh nhân trở lại cơn suyễn và mất kiểm soát.
Nếu chồng chị vẫn thường xuyên hút thì về tương lai sẽ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh này không thể hồi phục. Hai bệnh trên cùng 1 người sẽ tàn phá đường thở, và diễn tiễn nhanh đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính về sau. Bình thường 40 tuổi trở lên sẽ mắc bệnh COPD, nhưng nếu chồng chị đã bị hen suyễn có hút thuốc lá sẽ diễn tiến nhanh hơn. Vì vậy chồng chị nên đi gặp bác sĩ để được hiểu rõ bệnh và tác hại của thuốc lá.
Ngoài ra, con của chị có hút thuốc lá thụ động không chỉ bị hen suyễn mà tất cả các bệnh hô hấp khác. Nếu như ba bé hút thuốc lá, khói thuốc lá sẽ giữ trong phổi người hút từ 24-48 giờ đồng hồ. Nghĩa là người đó đêm đó không hút nhưng vẫn thở ra khói thuốc lá, và bé sẽ hít không khí đó và tiếp tục hút thụ động. Vì vậy bé không chỉ bị bệnh hen suyễn mất kiểm soát và các bệnh lý hô hấp diễn tiến tệ hơn.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn
THÀNH PHẦN
Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương: - Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g - Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g - Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g - Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g - Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g - Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix
et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml
CÔNG DỤNG
Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.
CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần: - Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml. - Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml. - Trẻ từ 14 tuổi trở lên và
người lớn, mỗi lần 25ml.
Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng. Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc
điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng
Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm: CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG
Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Là bộ đội nghỉ hưu, bị bệnh hen hơn 20 năm nay rồi, tôi dùng nhiều thuốc mà không khỏi.
Tình cờ biết sản phẩm thuốc hen thảo dược, tôi mua về dùng thử. Uống đến khoảng gần 2 tháng, tôi thấy bệnh hen đã được cải thiện nhiều phần.
Từ một người bị bệnh hen, không còn sức lực, sợ thời tiết thay đổi, sợ ra ngoài đường, giờ đây đã năm rồi cơn hen không còn tái phát, sức khỏe tôi rất tốt từ hơn 40kg giờ đã 63kg, đi lại và thể dục nhẹ nhàng, nhất là khi thay đổi thời tiết tôi không còn lo nữa.
1. Nếu bạn là Cán bộ Y tế:
Đây là những nội dung tóm tắt hướng dẫn sử dụng thuốc. Vui lòng xem tờ hướng dẫn sử dụng để có đầy đủ thông tin.
2. Nếu bạn là Người sử dụng thuốc:
Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được hướng dẫn sử dụng thuốc.