Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính ở phế quản, quá trình viêm này có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự nhạy cảm quá mức của đường dẫn khí làm cho người bệnh khó thở, nặng ngực và ho. Vì vậy bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có bài tập phù hợp với thể trạng bệnh.
Lựa chọn bài tập nào phù hợp với người bệnh?
Các bài tập thể dục trong thời gian ngắn, liên tục có gắng sức như bóng chuyền, tập gym, bơi, bóng chày và đấu vật khá phù hợp với những người bị bệnh hen suyễn.
Những hoạt động khác tốt cho người bị hen suyễn bao gồm đạp xe, tập aerobic, đi bộ và chạy bộ.
Nếu các triệu chứng của hen suyễn xuất hiện trong khi đang tập luyện, hãy dừng ngay các hoạt động và làm đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy luôn mang theo thuốc dạng hít bên mình. Nếu tình trạng xấu đi, hãy gọi cấp cứu ngay.
Kiểm soát hen suyễn trong khi tập luyện như thế nào?
Vận động làm nóng người trước khi tập và có khoảng thời gian thư giãn sau khi tập.
Nếu thời tiết quá lạnh, hãy tập luyện trong nhà và nhớ quàng khăn hoặc khẩu trang để giữ ấm mũi và miệng.
Nếu bạn bị hen do dị ứng, tránh các hoạt động ngoài trời trong mùa phấn hoa hoặc khi bầu không khí quá ô nhiễm.
Hạn chế vận động khi bạn bị nhiễm virus (như cảm cúm).
Yoga là môn thể thao phù hợp với bệnh nhân hen
Phương pháp luyện tập với người bệnh
Người bệnh hãy duy trì một lối sống về thể chất và tinh thần. Bởi hen suyễn không có nghĩa là dừng tập luyện mà người bệnh cần duy trì tập luyện ở mức độ phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khoẻ của người bệnh.
Làm nóng đúng mức: khởi đầu bằng đi bộ và các động tác nhẹ nhàng, mềm dẻo, sau đó chạy nhanh từng đoạn ngắn khoảng 30 giây, rồi nghỉ 60 giây. Có thể lặp lại 2-3 lần. Thời gian khởi động trung bình từ 5 – 10 phút, người lớn tuổi thường cần khởi động kéo dài hơn. Cường độ gắng sức cần bắt đầu từ cường độ thấp, và tăng dần lên từ từ.
Thay đổi môn thể dục thể thao phù hợp:
Các môn thể dục - thể thao mà bệnh nhân suyễn thường chịu đựng tốt là: các môn thể dục nhẹ nhàng, yoga, đi bộ, chạy cự ly ngắn.
Các môn chơi đồng đội (như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền) cũng thường phù hợp cho bệnh nhân hen.
Các môn thể thao có những giai đoạn gắng sức ngắn (khoảng 10 giây) kèm giai đoạn nghỉ dài hơn (khoảng 30 giây) nối tiếp nhau (như quần vợt, cầu lông, bóng bàn) hiếm khi đưa đến hen gắng sức.
Trong khi đó, chạy cự ly dài (maraton, chạy băng đồng), đua xe đạp và đặc biệt là thể dục nhịp điệu dễ gây hen gắng sức hơn. Vì vậy, bệnh nhân hen phải thận trọng khi tham gia luyện tập các môn này.
Bơi lội: tập bơi trong điều kiện trời ấm là phù hợp và rất tốt cho bệnh nhân hen vì họ được vận động trong môi trường ấm và ẩm vốn có lợi cho bệnh nhân hen. Tuy nhiên, nếu bơi khi trời lạnh, bơi trong các hồ bơi không đảm bảo vệ sinh hoặc có quá nhiều chất sát trùng (chlor) lại làm bệnh nhân dễ lên cơn hơn.
Môn thể thao duy nhất mà bệnh nhân hen phải rất thận trọng khi chơi là môn lặn biển vì có thể sẽ gặp nguy hiểm.
Không nên tập luyện thể dục - thể thao ở nơi không khí ô nhiễm, nhiều buị bặm, phấn hoa, cỏ cũng như nơi có không khí lạnh, khô.
TS. Vũ Nguyên Khôi
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn