Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Mật cá có chữa được bệnh như nhiều người vẫn nghĩ?


Vừa qua tại Đồng Tháp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận và điều trị cho 1 bệnh nhân bị suy thận cấp. Nguyên nhân dẫn tới tổn thương trên là do bệnh nhân sử dụng mật cá éc theo lời mách bảo của nhiều người.

Ngày 14/8/2017, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân trong tình trạng suy thận cấp. Đó là ông Nguyễn Văn Beo, ngụ xã Thanh Mỹ - huyện Tháp Mười. Nguyên nhân là người này đã dùng mật cá ét pha nước uống để trị bệnh tim theo chỉ dẫn của một người bạn.

Bà Huỳnh Thị Tuyết Nhung, xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp (Vợ ông Beo) cho biết: "Ổng mới nói vậy tui về tui mua, rồi tự ổng lấy ổng mần để vô cái ly nước ớ. Ổng trụng một cái bễ, 1 cái chưa bễ. Ổng còn nói tiết quá mờ bể hết 1 cái. Trụng uống xong cái mặt ổng đỏ rần lên, rồi ói tới luôn tới chiều là đêm đó là đau bụng dữ lắm."

Sau khi bệnh trở nặng người nhà đã đưa ông Beo đến Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp để cứu chữa trong tình trạng rất trầm trọng.

Bác sĩ CKII Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc – BVĐK Đồng Tháp cho biết: "Bệnh nhân Beo nhập viện với tình trạng là không đi tiểu được, vàng da, vàng mắt, bệnh nhân có tình trạng suy thận cấp và viêm gan. Thì sao khi được điều trị tích cực bằng cách cho bệnh nhân lợi tiểu để bệnh nhân có thể đi tiểu được thì bệnh nhân nước tiểu vẫn không có. Sau đó phải nhờ lọc thận liên tục, lọc thận nhân tạo cho bệnh nhân để chống lại suy thận cấp. Hiện tại thì bệnh nhân đã tạm thời ổn định."

Cá éc, tên khoa học là Labeo chrysophekadion thuộc họ cá chép, có ở sông Mekong, sông Chao Phraya (Thái Lan), bán đảo Mã Lai, Sumatra, Java và Kalimantan.

Các bác sĩ ở Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai cho biết, hàng năm Trung tâm phải cấp cứu 20, 30, thậm chí 50 ca ngộ độc mật cá. Số ca ngộ độc vào cuối năm thường nhiều hơn vì người dân thường tát ao, có nhiều cá to.

Dân gian cho rằng mật cá chữa mờ mắt, đau mắt đỏ; tắc họng; hen suyễn; bệnh tim, tăng cường sinh lý, co giật; bệnh tiêu hóa, phụ khoa… Các thầy thuốc đông y khẳng định, mật cá không có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, thậm chí có rất nhiều trường hợp nuốt, uống mật cá đã bị ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. Mật cá trắm, cá éc nguy hiểm nhất còn mật cá trôi, chép, anh vũ cũng gây ngộ độc. Độc tố trong mật cá được xác định là Cyprinol sulfat, một acid mật C27.

 

mật cá ét

 

Độc tố xâm nhập vào cơ thể người ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng


Bà Lê Thị Tân, Chuyên gia Dinh dưỡng cho biết: "Độc tố Cyprinol sulfat có chứa trong con cá, riêng cá éc thì nằm trong tụy, gan, phần lớn ở túi mật. Có tới Cyprinol sulfat có chứa trong túi mật. đó là một chất độc với cơ thể con người."

Cyprinol sulfat vào cơ thể con người gây độc  tới các cơ quan nội tạng, cơ quan sinh sản và máu. Mặc dù ngộ độc các loại cá khác nhau, nhưng bệnh cảnh lâm sàng tương tự nhau, phù hợp với cùng một loại độc tố.

Hòa tan độc tố trong ether hay ethanol đều không thay đổi, cho thấy nó không phải là một protein hay lipid. Độc tố rất bền đối với nhiệt, vì vậy nạn nhân vẫn có thể bị ngộ độc sau khi ăn mật cá đã nấu chín.

Tác dụng độc không phải luôn luôn xảy ra mà chỉ khi nuốt túi mật lớn hoặc nhiều túi mật mới gây ngộ độc. Mật cá họ chép (éc, trắm, trôi, mè, diếc…) có trên 90% là chất Cyprinol sulfat. Cá trắm nặng 3 kg trở lên mật chắc chắn gây ngộ độc nặng, tử vong sau 2 - 3 ngày nếu không được cấp cứu kịp thời, nhưng có nhiều trường hợp trắm nặng 0,5 kg mật cũng đã gây ngộ độc.

Độc tố chỉ có trong mật, gan và tụy của cá; không có trong thịt cá. Đặc biệt chỉ thấy trong mật cá nước ngọt chứ không có trong cá nước mặn.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá phải chọn cá tươi, không bị dập mật, vỡ bụng, khi làm cá phải khéo léo bóc bỏ trọn bộ đồ lòng, nhất là cá lớn; nếu mật cá bị vỡ thì phải rửa cá nhiều lần cho thật sạch hoặc cắt bỏ phần đã bị dính mật màu xanh lá cây đậm trên bụng cá.

Lời đồn đại về công dụng chữa bệnh của mật cá éc là không có cơ sở. Và nếu thực hiện theo, nhiều người sẽ gánh chịu hậu quả, có thể còn nghiêm trọng hơn.

Theo ANTV

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát