Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh viêm mạn tính của đường thở với 4 triệu chứng thường gặp: ho, khó thở, khò khè và nặng ngực. Các triệu chứng này thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm, diễn tiến thay đổi theo thời gian và cường độ, thường xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên hay bội nhiễm đường hô hấp.
Thời điểm chuyển mùa từ đông sang xuân thường là thời điểm nguy hiểm đối với bệnh nhân hen phế quản (hen suyễn). Đặc biệt là thời điểm trước và sau tết nguyên đán với mức độ ô nhiễm không khí tăng cao do xe cộ lưu thông nhiều; căng thẳng của bản thân người bệnh khi phải làm việc với cường độ cao, các buổi tiệc tùng với khói thuốc lá, mùi nước hoa; khói bụi hít phải khi dọn dẹp nhà cửa, khói bếp do nấu nướng hay nhang khói ngày cúng tết tổ tiên...tất cả đều là những yếu tố nguy cơ có thể làm khởi phát cơn hen phế quản hay làm diễn tiến bệnh khó lường hơn.
Bệnh hen là gì? Dấu hiệu nhận biết đã mắc hen phế quản?
Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh viêm mạn tính của đường thở với 4 triệu chứng thường gặp: ho, khó thở, khò khè và nặng ngực. Các triệu chứng này thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm, diễn tiến thay đổi theo thời gian và cường độ, thường xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên hay bội nhiễm đường hô hấp. Có một số trường hợp mắc hen với các triệu chứng không điển hình như:
- Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh: triệu chứng không thường xuyên, không rõ, hoặc chỉ có duy nhất triệu chứng ho, ho kéo dài hoặc khò khè khi nhiễm trùng hô hấp. Thường bị chẩn đoán lầm là viêm phế quản hoặc viêm phổi.
- Biểu hiện giống như cảm cúm kéo dài.
- Người nghiện thuốc lá và người cao tuổi dễ bị chẩn đoán lầm với bệnh tắc nghẽn mãn tính.
Hen cũng có tính di truyền. Nếu cả 2 bố mẹ bị hen thì khả năng bị hen ở con là 50%, còn nếu một trong hai bố mẹ bị hen thì xác suất bị hen ở con là 30%.
Ngoài những biểu hiện lâm sàng, để xác định có bị hen hay không và ở giai đoạn nào, cần được thăm dò chức năng hô hấp để phát hiện sự tắc nghẽn luồng khí lưu thông. Hiện có hai phương pháp giúp thăm dò chức năng hô hấp:
- Lưu lượng đỉnh kế: đo lưu lượng đỉnh
- Hô hấp kế: đo thể tích thở ra gắng sức một giây đầu và dung tích sống gắng sức.
Khi bệnh nhân ho nhiều hơn, nặng ngực, khò khè, khó thở, rối loạn giấc ngủ hoặc lưu lượng đỉnh thấp hơn dù đã tăng liều thuốc là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh đang có xu hướng dẫn tiến nặng lên, cần điều trị ngay để tránh những biến chứng đáng tiếc. Đặc biệt khi bệnh nhân lên cơn hen đột ngột, khó thở khi nghỉ ngơi, hoặc nói không nổi, có vẻ hoảng loạn thì ngoài dùng thuốc cắt cơn, người nhà cần gọi ngay cấp cứu.
Đường thở bị viêm mạn tính ở bệnh lý hen (Ảnh minh họa)
Điều trị hen như thế nào? Có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, để điều trị hen hiện nay cần lưu ý ba vấn đề sau:
Điều trị cắt cơn: Khi lên cơn hen cấp tính, người bệnh cần dùng thuốc cắt cơn để làm giảm tình trạng phản ứng quá mẫn của đường thở (tiết dịch nhầy, phù nề và co thắt cơ trơn đường thở). Thuốc dùng cắt cơn nên dùng dạng xịt hay phun khí dung vì có tác dụng giãn phế quản nhanh chóng hơn dạng uống.
Điều trị dự phòng và kiểm soát bệnh: dùng thuốc chống viêm, hoặc dạng phối hợp thuốc chống viêm và thuốc chống co thắt phế quản loại có tác dụng kéo dài. Một số trường hợp chẩn đoán hen dị ứng có thể phối hợp thêm thuốc chống dị ứng. Hoặc sử dụng các thuốc thảo dược được cấp phép trong dự phòng hen.
Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích: Hạn chế tiếp xúc khói bụi, thuốc lá, nấm mốc, hoá chất, lông gia súc, phấn hoa, không khí lạnh, các thuốc như aspirin, một số thuốc điều trị huyết áp cao hay bệnh về mắt, tránh bị cảm cúm…
Hen phế quản là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được bệnh. Khi hen được kiểm soát, người bệnh có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Để đánh giá mức độ kiểm soát hen, hen có được kiểm soát triệt để hay không thì cần đánh giá qua các yếu tố sau:
- Không còn triệu chứng hen ban ngày.
- Không còn cơn hen kịch phát.
- Không phải nhập viện cấp cứu.
- Không phải dùng thuốc cắt cơn hen.
- Không có tác dụng phụ của thuốc phải thay đổi điều trị.
- Chức năng phổi trở về bình thường.
Để đạt được mức độ kiểm soát hen này, người bệnh cần:
* Quyết tâm tin tưởng bệnh hen có thể kiểm soát được
* Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ
* Biết sử dụng thuốc dạng hít khí dung
* Biết xử trí cơn hen hợp lý, kịp thời
* Biết dự phòng hen
* Tránh các yếu tố khởi phát có thể gây cơn hen
* Nắm vững các bậc hen theo phác đồ 4 bậc
* Có bác sĩ hoặc cơ sở y tế theo dõi
* Theo dõi tình trạng bệnh và tái khám định kỳ
Làm được những điều này, người mắc hen phế quản hoàn toàn có thể tự tin chung sống hòa bình với bệnh, không lo lắng cơn hen tái phát khi đón những ngày xuân về cùng gia đình và bạn bè.
Hotline bác sĩ tư vấn bệnh hen (miễn phí): 1800 545435/Zalo 0916 561 338
Thuốc hen P/H - Thuốc thảo dược số 1 được tin dùng trong điều trị hen phế quản, viêm phế quản (theo khảo sát của Thời báo Kinh tế Việt Nam)
(Sản phẩm này là THUỐC ĐIỀU TRỊ, không phải thực phẩm chức năng)
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn