Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

NGÀY HEN PHẾ QUẢN THẾ GIỚI NĂM 2023: Chăm sóc bệnh hen phế quản cho mọi người


Ngày hen phế quản (hen suyễn) Thế giới (WAD) (2 tháng 5 năm 2023) được tổ chức bởi Sáng kiến Toàn cầu về Bệnh hen phế quản (GINA) ( www.ginasthma.org ) - tổ chức có sự hợp tác của nhiều nước trên thế giới được thành lập vào năm 1993.

 

Ngày hen phế quản (hen suyễn) thế giới - WAD được tổ chức vào tháng 5 hàng năm để nâng cao nhận thức của bệnh hen phế quản trên toàn thế giới.

 

GINA đã chọn “Chăm sóc bệnh hen phế quản cho mọi người”  làm chủ đề cho Ngày Hen phế quản Thế giới năm 2023.

 

 

GINA đã chọn “Chăm sóc bệnh hen phế quản cho mọi người”  làm chủ đề cho Ngày Hen phế quản Thế giới năm 2023 (Ảnh: https://ginasthma.org/)

 

Phần lớn gánh nặng bệnh tật và tử vong do hen xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. GINA cố gắng giảm bớt gánh nặng này bằng cách khuyến khích các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại mỗi quốc gia đảm bảo có sẵn nguồn lực y tế cần thiết và người bệnh có thể tiếp cận với các loại thuốc hiệu quả, đảm bảo chất lượng trong điều trị hen phế quản.

 

Thông điệp “Chăm sóc bệnh hen phế quản cho mọi người” thúc đẩy sự phát triển và thực hiện các chương trình quản lý bệnh hen phế quản (hen suyễn) hiệu quả ở tất cả các quốc gia.

 

GINA đặt mục tiêu tăng cường và củng cố mối liên kết của tổ chứ với lãnh đạo trong lĩnh vực y tế tại địa phương. GINA cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể trong điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh và ngăn ngừa nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc hen phế quản trong tương lai tại mỗi quốc gia.

 

GINA đang nỗ lực để cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh hen phế quản (hen suyễn) trên toàn cầu và tăng cường sự hợp tác nhiều mặt với các tổ chức/quốc gia để cải thiện mọi khía cạnh của việc chăm sóc bệnh hen phế quản (hen suyễn).

 

Theo định nghĩa của GINA (Tổ chức hen toàn cầu), hen phế quản còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn là bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào.

 

Cơ chế sinh lý học của bệnh hen phế quản rất phức tạp, về cơ bản có thể mô tả bởi 3 cơ chế: viêm mạn tính đường thở, tăng đáp ứng đường thở; giới hạn luồng khí thở (thì thở ra), cụ thể:

 

- Viêm mạn tính đường thở là tình trạng thường xuyên của phế quản ngay cả khi hen phế quản ở người bệnh đã được kiểm soát. Tổn thương mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn chính là yếu tố chính khiến hen phế quản có thể tái phát sau nhiều năm khi sức đề kháng của người bệnh giảm và thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát hen có trong môi trường.

 

- Tăng đáp ứng đường thở khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát (dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết, gắng sức, tâm lý) thì cơ trơn đường thở bị co thắt, tăng tiết nhầy, phù nề niêm mạc đường thở.

 

- Giới hạn luồng khí là tình trạng diễn ra khi đường thở tăng đáp ứng, đường thở ở người mắc hen phế quản luôn trong tình trạng viêm thì lòng phế quản vốn dĩ đã bị thu hẹp so với người bình thường, nếu có kèm theo tình trạng co thắt và tiết nhầy, phù nề niêm mạc thì luồng khí thở ra bị hạn chế, biểu hiện thành các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Đây là những triệu chứng điển hình của một cơn hen cấp tính.

 

HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN) CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ KHỎI DỨT ĐIỂM KHÔNG? THẾ NÀO LÀ KIỂM SOÁT HEN HOÀN TOÀN?

 

Hen phế quản có 2 đặc tính then chốt: bệnh sử các triệu chứng hô hấp (cơn hen cấp tính) biến đổi theo thời gian và cường độ (mức độ nặng nhẹ khác nhau theo thời gian), và sự giới hạn luồng khí thở ra có thể thay đổi.

 

Giữa các cơn hen cấp tính thì bệnh nhân hen phế quản có thể cảm thấy bình thường, khỏe mạnh như một người không bệnh tật. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người bệnh nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh và không cần điều trị dự phòng, chỉ cần khi nào lên cơn khó thở thì dùng thuốc là được. Sai lầm này đang để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc.

 

Người bệnh khi mắc hen phế quản thì điều đầu tiên cần nhớ chính là viêm đường thở là MẠN TÍNH (kể cả khi không có triệu chứng thì đường thở vẫn bị viêm) nên việc điều trị hen phế quản là “mạn tính”, nghĩa là cũng cần nhiều thời gian và một điều kém may mắn là cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen/suyễn hoàn toàn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này mà thôi. Vậy nên nếu có ai đó mách cho bạn phương thuốc có thể chữa khỏi dứt điểm hen phế quản, bạn hãy hỏi người đó những kiến thức cơ bản về bệnh hen phế quản, chắc chắn câu trả lời của họ có thể làm bạn phải bật cười đó.

 

Quay lại vấn đề hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn, vậy câu hỏi tiếp theo sẽ là, hen có thể kiểm soát được không? Chẳng lẽ tôi phải khổ sở vì hen phế quản suốt đời?

 

Câu trả lời cho bạn đây: HEN PHẾ QUẢN HOÀN TOÀN CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC.

 

Khi kiểm soát bệnh hen phế quản tốt nghĩa là:

 

- Không có triệu chứng hen phế quản vào ban ngày.

- Không thức giấc vào ban đêm do hen phế quản; đặc biệt là thời điểm nửa đêm về sáng.

- Biết cách tự xử trí cơn hen phế quản cấp tính, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì khi lên các cơn cấp tính.

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, trẻ em không phải nghỉ học vì hen phế quản, người lớn không phải nghỉ làm vì hen phế quản.

- Chức năng phổi của người bệnh trở về bình thường. 

 

Khi hen được kiểm soát người bệnh có cuộc sống như người bình thường nhưng để đạt được điều đó, người bệnh phải được điều trị DỰ PHÒNG. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, không phải người bệnh nào cũng có đủ kiến thức về bệnh và quan tâm đúng mức đến việc điều trị và dự phòng hen phế quản. Đó là nguyên nhân chính dẫn tới trung bình có 3000 người tử vong mỗi năm do hen phế quản. Con số này đang tăng nhanh và chỉ đứng sau số tử vong do ung thư, vượt lên trên các bệnh về tim mạch. Thành phố Hồ Chí Minh được coi là "Thủ Đô" của bệnh hen phế quản tại Châu Á khi trung bình cứ 10 trẻ thì có 3 trẻ mắc căn bệnh mạn tính này. Hen phế quản là nguyên nhân khiến 25% bệnh nhân phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học, 29% người lớn nghỉ làm. Chi phí cho bệnh hen phế quản theo một thống kê cho thấy hiện bằng cả hai căn bệnh thế kỷ là LAO và HIV/AIDS cộng lại.

 

>> Xem thêm: Hen phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

 

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 250ml chế phẩm: 250ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 20g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 20g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 20g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 20g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 20g
- Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 20g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 20g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 15g
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 30g
- Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 6g
Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 250ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35
Số GPĐKQC: 1969/2022/XNQC-ATTP

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát