Benhhen - Theo nghiên cứu mới đây ở Mỹ những người bị hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu kinh niên cao hơn gấp đôi so với những người bình thường.
Nguy cơ cao gấp đôi người thường
Nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ với sự tham gia của 4.500 người. Vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu năm 2008, các tình nguyện viên tham gia là những người thường bị đau nửa đầu dưới 15 lần trong tháng. Một năm sau đó, các nhà nghiên cứu đã đánh giá để xác định xem có bao nhiêu người bị nửa đầu kinh niên 15 lần hoặc nhiều hơn trong một tháng.
Những người bị hen suyễn có nguy cơ phát triển chứng đau nửa đầu kinh niên cao gấp đôi
so với người bình thường, không có vấn đề về hô hấp.
Kết quả cho thấy 5% những người bị hen suyễn mạn tính tiếp tục phát triển chứng đau nửa đầu. Chỉ có 2.5% những trường hợp không mắc bệnh hen suyễn chấm dứt được tình trạng đau nửa đầu.
Tác giả của nghiên cứu, TS Vincent Martin (ĐH Cincinnati) cho biết những người có bệnh hen suyễn cùng với chứng đau nửa đầu từng hồi hay không thường xuyên, về sau có nguy cơ phát triển thành một hình thức vô hiệu hóa được gọi là đau nửa đầu kinh niên.
Đồng tác giả nghiên cứu, TS Richard Lipton cho biết đau nửa đầu và bệnh hen suyễn đều liên quan đến tình trạng viêm và kích hoạt của cơ trơn hay trong mạch máu hoặc trong đường hô hấp. Do đó tình trạng viêm liên quan tới hen suyễn có thể dẫn đến sự tiến triển của bệnh đau nửa đầu.
Đau nửa đầu được xếp vào là 1 trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật. Chứng đau nửa đầu thường xuất hiện bất ngờ khiến người bệnh có cảm giác đau đầu như búa bổ… Kê đơn thuốc điều trị cho những người bị đau nửa đầu thường xuyên ở giai đoạn sớm có thể giúp giảm nguy cơ tiến triển đến bệnh đau nửa đầu kinh niên.
Những triệu chứng cần đề phòng
Hen suyễn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh không chỉ có mối liên hệ với chứng đau nửa đầu kinh niên mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như khí phế thũng, tâm phế mạn tính, suy hô hấp, tràn khí màng phổi… thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng, trong đó thường gặp nhất là các triệu chứng sau:
- Thở khò khè (tiếng huýt sáo khi thở)
- Khó thở
- Cảm giác ngực bị thắt chặt
- Ho
Những triệu chứng này thường nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm, đặc biệt nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát tốt. Nguy hiểm nhất là cơn hen cấp tính, xuất hiện đột ngột, không xử trí kịp thời, có thể gây tử vong.
Do đó khi phát hiện bản thân hoặc những người xung quanh có các dấu hiệu và triệu chứng của hen suyễn cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và tư vấn điều trị ngay.
Phòng hen suyễn
Thời tiết thất thường lạnh, mưa, khô hanh hoặc ẩm ướt, bệnh hen suyễn rất dễ phát triển. Để hạn chế cơn hen suyễn tái phát khi thời tiết thay đổi các bác sĩ khuyên:
- Xác định các tác nhân gây hen cho cơ thể và cố gắng tránh tiếp xúc với các tác nhân này, chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc, không khí lạnh hay không khí bị ô nhiễm.
- Ăn uống căn bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng với bản thân, không nên uống rượu bia, không sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc lá.
- Tập thể dục với cường độ nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe, nhất là các động tác hít thở. Tuy nhiên lưu ý không nên tập đi bộ vào sáng sớm trong thời tiết mùa đông, xuân khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp. Luôn mặc đủ ấm trong mùa đông.
- Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ. Mạng nhện, bụi, nấm mốc là những chất có thể gây dị ứng, dẫn tới hen suyễn.
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và đi từ ngoài đường về nhà.
- Thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh hen suyễn và điều trị kịp thời.
- Sử dụng các thuốc thảo dược để điều trị và dự phòng cơn hen tái phát.
Tổng hợp
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn