Hen phế quản là bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến đường thở và phổi khá phổ biến tại Việt Nam, khoảng 5% dân số mắc bệnh lý này. Hen phế quản có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không được chẩn đoán và tuân thủ điều trị kịp thời, đúng cách. Hen phế quản ở trẻ kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới quá trình học tập, phát triển của trẻ, để lại nhiều biến chứng không mong muốn.
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản là bệnh lý mạn tính của đường thở. Kể cả khi không có triệu chứng (cơn hen cấp tính) thì người bệnh vẫn bị viêm mạn tính đường thở. Tình trạng viêm mạn tính này sẽ nặng lên khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên có trong môi trường sống.
Hen phế quản tiến triển 70-80% là do căn nguyên dị ứng. Đã là bệnh dị ứng thì không khỏi được nhưng có thể kiểm soát được, giải pháp chủ yếu là tránh yếu tố gây dị ứng, dùng thuốc dự phòng kiểm soát tình trạng viêm đường thở và sử dụng thuốc cắt cơn để làm giảm các triệu chứng khi xuất hiện cơn cấp tính.
Hen phế quản đều nặng lên khi thời tiết thay đổi
Ngoài nguyên nhân dị ứng thì hen phế quản khởi phát và diễn tiến kéo dài một phần liên quan đến virus, vi khuẩn.
Virus, vi khuẩn hiện hữu phổ biến xung quanh chúng ta. Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là hôm mưa hoặc nồm, độ ẩm tăng trên 60% có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể làm khởi phát các cơn hen cấp tính, trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại cũng dễ dẫn tới hen phế quản.
Dấu hiệu nhận biết hen phế quản
Một số dấu hiệu, triệu chứng điển hình giúp nhận biết hen phế quản như :
- Ho;
- Khò khè;
- Khó thở;
- Nặng ngực (triệu chứng này có thể không rõ ràng ở trẻ nhỏ, trẻ nhỏ thường không mô tả được cảm giác).
Mỗi người bệnh là một cá thể khác nhau, cơ địa khác nhau nên triệu chứng cũng có thể khác nhau ở từng người và từng thời điểm. Phần lớn người bệnh có các biểu hiện kể trên nhưng cũng có các trường hợp bệnh nhân hen phế quản chỉ biểu hiện duy nhất là các cơn ho.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản sẽ xem xét đến điều kiện xuất hiện các triệu chứng trên :
- Triệu chứng hay xảy ra về đêm và gần sáng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm virus và rất hay gặp khi hay đổi thời tiết.
- Khi các triệu chứng (ho, khò khè, khó thở và nặng ngực) tái phát nhiều lần.
Hen phế quản là bệnh lý mạn tính (Ảnh minh họa)
Khi tiền sử bản thân người bệnh hay tiền sử gia đình có dị ứng. Hen phế quản 70% - 80% do nguyên nhân dị ứng, bởi vậy tiền sử bản thân người bệnh và gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng. Tiền sử bản thân bệnh nhân hen phế quản thường có viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mề đay... Trong gia đình có người bị dị ứng, đặc biệt là bố mẹ, anh chị em ruột bị dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mề đay, viêm kết mạc dị ứng).
Khi có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ hen phế quản trên, cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Chuẩn bị những gì trước khi đi khám hen phế quản
Khi có các triệu chứng, dấu hiệu của hen phế quản, người bệnh có thể thăm khám tại các chuyên khoa hô hấp.
Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử sức khỏe, triệu chứng, có ai trong gia đình bị hen hoặc dị ứng (như là viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc…). Người bệnh cần thông tin cho bác sĩ về đợt hen cấp tính hoặc triệu chứng hen của bản thân. Bác sĩ cần biết khi nào thì triệu chứng xuất hiện, tần suất chúng xảy ra.
Về thăm khám cận lâm sàng, người bệnh cần thăm khám toàn thể và các bộ phận, đặc biệt là cơ quan hô hấp. Người bệnh sẽ được làm đo chức năng thông khí phổi. Bác sĩ sẽ đo xem phổi của người bệnh đang làm việc thế nào. Kiểm tra xem lượng khí của người bệnh thở ra là bao nhiêu sau khi hít sâu.
Ngoài ra, người bệnh có thể cần được chỉ định làm các xét nhiệm khác như chụp Xquang, xét nghiệm máu hoặc làm các test dị ứng khác.
Sau tất cả các bước kể trên, kết quả sẽ được sử dụng để bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị hen. Kế hoạch điều trị hiệu quả có thể ngăn ngừa mức độ tổn thương phổi.
Hen phế quản có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Hen phế quản là bệnh lý liên quan đến yếu tố cơ địa của người bệnh nên việc điều trị khỏi hoàn toàn là vô cùng khó khăn. Mục tiêu chính là người bệnh cần kiểm soát được hen phế quản. Các tiêu chí giúp đánh giá hen phế quản đã được kiểm soát bao gồm:
- Người bệnh có rất ít hoặc không có triệu chứng hen, thậm chí lúc nửa đêm hoặc sau vận động
- Ngăn ngừa tất cả hoặc hầu hết các đợt hen cấp.
- Người bệnh không khó thở khi vận động, bao gồm cả tập thể thao.
- Người bệnh không phải nhập viện hoặc nằm cấp cứu
- Người bệnh ít cần dùng thuốc cắt cơn
- Người bệnh bị rất ít hoặc không có tác dụng phụ của thuốc điều trị hen.
Chữa hen phế quản như thế nào?
Để kiểm soát và điều trị hen phế quản cần làm tốt 3 vấn đề :
- Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên
- Điều trị cắt cơn, nhận biết được các dấu hiệu của cơn hen cấp tính để xử trí kịp thời
- Điều trị dự phòng, kiểm soát tình trạng viêm mạn tính của đường thở, ngăn ngừa cơn hen phế quản tái phát trong tương lai.
Điều trị cắt cơn hen cấp tính như thế nào? Khi nào là nguy hiểm?
Người bệnh cần nắm được dấu hiệu cảnh báo cơn hen cấp tính để có thể xử trí, điều trị kịp thời. Khi có các triệu chứng của cơn hen cấp tính thì cần lưu ý 3 bước sau :
- Sử dụng đúng liều thuốc cắt cơn hen cấp tính: sử dụng các thuốc giãn phế quản theo liều chỉ định để làm giảm các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực ở người bệnh.
- Tránh yếu tố kích thích khi cơn hen cấp tính tái phát: Hãy tránh xa các yếu tố dị nguyên làm khởi phát cơn hen nếu xác định được yếu tố dị nguyên. Việc điều trị sẽ không đạt kết quả như mong muốn nếu bệnh nhân tiếp tục tiếp xúc với dị nguyên.
- Nghỉ ngơi: Người bệnh cần theo dõi mức độ thuyên giảm triệu chứng sau khi dùng thuốc, cần báo cho người nhà để sớm xử trí kịp thời nếu việc dùng thuốc cắt cơn kém hiệu quả.
Khi người bệnh có các dấu hiệu sau, hãy gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đi cấp cứu ngay:
- Tình trạng ho, khò khè, khó thở trở nên trầm trọng hơn, thậm chí ngay cả sau khi dùng thuốc và thời gian tác dụng của thuốc qua đi. Hầu hết thuốc giãn phế quản dạng hít có hiệu quả trong khoảng 5-10 phút sau mỗi lần dùng thuốc.
- Triệu chứng khó thở ngày càng tăng : Ngực và cổ co kéo hoặc rút lõm khi thở; Phải vươn người về phía trước để thở; Cố gắng hít thở; Nói khó hoặc đi khó; Môi hoặc móng tay của trở nên tím tái.
Dự phòng hen phế quản giúp ngăn ngừa cơn hen tái phát
Thuốc điều trị dự phòng hen đầu tay thường được các bác sĩ chỉ định là corticoid dạng xịt, thuốc chống dị ứng, thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài, thuốc hen P/H.
Nếu không dùng thuốc dự phòng thì nguy cơ tái cơn của người bệnh có thể tăng lên theo thời gian, mỗi lần tái cơn như vậy thường người bệnh phải dùng thuốc corticoid đường toàn thân lượng lớn sẽ gây tác dụng phụ nhiều hơn so với dùng corticoid dạng xịt.
Không những thế nếu không dùng thuốc dự phòng có thể dẫn đến tổn thương cấu trúc đường thở của người bệnh về lâu về dài. Khi bệnh tiến triển kéo dài có thể dẫn tới tổn thương đường thở không hồi phục : COPD, khí phế thũng….
Lập kế hoạch hành động hen giúp kiểm soát hen hiệu quả
Cần phải thiết lập một kế hoạch hành động để đối phó với hen phế quản dù bệnh xuất hiện ở trẻ em hay người lớn.
Bản kế hoạch liệt kê các loại thuốc mà người bệnh cần uống và cả thời gian chi tiết.
Nó cũng giúp cung cấp các thông tin để biết khi nào cơn hen phế quản không được kiểm soát tốt và gây nguy hiểm cho người bệnh.
Những hướng dẫn chi tiết ghi trong bản kế hoạch này sẽ giúp bạn bè và người thân của người bệnh biết được khi nào là cần thiết phải gọi cấp cứu.
Để xây dựng bản kế hoạch này, hãy thảo luận về liệu pháp điều trị với bác sĩ. Ghi rõ khi nào là lúc người bệnh cần phải tăng cường điều trị. Lên chi tiết những thứ cần làm trong đợt bùng phát cơn hen. Liệt kê những tác nhân gây hen cần tránh và biện pháp để hạn chế tiếp xúc với chúng. Nếu tuân thủ đúng theo kế hoạch được đặt ra, người bệnh có thể kiểm soát tốt cơn hen và phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm trong tương lai.
Hen phế quản có cần hạn chế vận động?
Có một số trường hợp sau vận động mạnh, đặc biệt ở trẻ em sau khi khóc to, cười to, hoặc sau vận động gắng sức thì lại lên cơn hen phế quản cấp tính. Thông thường với người bị hen phế quản cấp tính khi xác định được yếu tố kích thích làm khởi phát hen phế quản thì nên tránh yếu tố kích thích hen là lựa chọn đầu tiên.
Tuy nhiên, riêng với hen do vận động thì không phải người bệnh không được vận động nữa. Khi người bệnh vẫn còn lên cơn hen phế quản do vận động, đồng nghĩa với việc bệnh hen ở người bệnh chưa được kiểm soát, vậy ta phải chỉnh lại điều trị cho đạt hiệu quả. Tái khám và trao đổi với bác sĩ về liều dùng của các thuốc cắt cơn và dự phòng hen đang sử dụng.
Bên cạnh đó nên chọn các môn thể thao phù hợp và tăng dần về cường độ để tăng cường sức khỏe, một số môn thể thao có thể cân nhắc như đi bộ, chạy bộ, … tránh các môn thể thao phải gắng sức đột ngột và quá nhiều, cần khởi động kỹ trước khi tập luyện, lựa chọn môi trường tập luyện thoáng đãng, thoải mái.
Thực tế vẫn có rất nhiều vận động viên bị hen mà họ vẫn chơi thể thao.
Mục tiêu của điều trị hen phế quản là đạt được kiểm soát hen hoàn toàn và người bệnh có chất lượng cuộc sống như người bình thường. Vậy nên người bệnh không nên sợ hãi hay kiêng khem, hạn chế vận động khi mắc hen phế quản.
Bác sĩ tư vấn 1800 5454 35 / Zalo 0916 561 338
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn