Có nhiều câu hỏi đã gửi đến BenhHen.vn về giúp phân biệt, các dấu hiệu của viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn tính. Hôm nay chúng tôi có bài viết so sánh trực tiếp giúp các bạn nắm rõ được thế nào là viêm phế quản cấp và mạn tính. Từ đó hiểu hơn về bệnh viêm phế quản nói chung.
VIÊM PHẾ QUẢN CẤP
1. Nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp thường xảy ra do nguyên nhân siêu vi (virus) tấn công vào lớp niêm mạc của phế quản. Những triệu chứng như sưng, tiết dịch là hậu quả của những phản ứng của cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Cần phải có thời gian để cơ thể giết chết siêu vi & làm lành các tổn thương ở phế quản.
Trong hầu hết các trường hợp, các virus thường gây ra cảm cúm cũng là nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp tính. Những nhà nghiên cứu cho biết các viêm phế quản cấp tính gây ra bởi vi khuẩn ít hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây. Rất hiếm khi viêm phế quản cấp tính gây ra do nấm.
2. Bạn bị viêm phế quản cấp tính như thế nào?
Virus gây ra viêm phế quản cấp tính bay lơ lững trong không khí hay dính vào tay của người đã bị nhiễm, ..., khi họ ho. Bạn có thể bị viêm phế quản cấp tính khi tiếp xúc với các virus (hít, tiếp xúc da trực tiếp với virus,...).
Nếu bạn có hút thuốc hay môi trường xung quanh nhiều bụi bậm thì Bạn dễ bị viêm phế quản cấp tính hơn và bị kéo dài hơn. Điều này có thể do các phế quản đã bị tổn thương trước đó và nhiễm siêu vi lần này chỉ là nguyên nhân để bùng phát cơn viêm phế quản cấp.
3. Lưu ý trong điều trị viêm phế quản cấp tính
Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính đều tự khỏi sau vài ngày hoặc một tuần. Viêm phế quản cấp tính đa phần đều có nguyên nhân virus nên các kháng sinh không có vai trò điều trị. Ngay cả khi ho có đàm đặc & có màu đi chăng nữa, kháng sinh hầu như cũng không có tác dụng cải thiện bệnh nếu như nguyên nhân là virus.
Nếu bạn hút thuốc, hãy ngưng thuốc lá hoặc chí ít là giảm thiểu lượng thuốc hít trong thời gian hồi phục và áp dụng các phương pháp chữa viêm phế quản cấp tính.
Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa các thuốc thường thấy trong điều trị hen suyễn nhằm mục đích làm sạch đờm nhớt trong phế quản.
4. Triệu chứng ho trong viêm phế quản cấp tính kéo dài bao lâu?
Ho trong viêm phế quản cấp có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Ho kéo dài là do các phế quản chưa lành lặn. Tuy nhiên ho có thể là triệu chứng của bệnh lý khác như suyển hoặc viêm phổi.
Nên đi bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Ho, khò khè kéo dài hơn một tháng, đặc biệt nhiều hơn khi ngủ hay khi vận động nhiều
- Ho hơn một tháng và ho khạc ra dịch đàm hôi.
- Ho, mệt, sốt cao liên tục
- Ho ra máu
- Khó thở khi nằm
- Sưng phù chân
5. Làm gì để tránh bị tái nhiễm viêm phế quản cấp?
Nếu Bạn hút thuốc thì đây là một lý do để bỏ thuốc. Hút thuốc gây ra tổn thương các cấu trúc phế quản và virus dễ dàng tấn công gây bệnh và làm cho vết thương ở phế quản lâu lành. Ngoài ra thường xuyên rửa tay để loại bỏ virus dính trên tay trong sinh hoạt hàng ngày.
VIÊM PHẾ QUẢN MẠN TÍNH
1. Viêm phế quản mạn tính là gì?
Theo Hội thảo quốc tế tại Anh 1965, viêm phế quản mạn tính là ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác (lao, apxe, giãn phế quản...)
- Có 3 loại chính: thể đơn thuần ho khạc đờm nhày; thể đờm mủ (hay mắc đi mắc lại); và thể khó thở.
2. Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính là gì?
Nguyên nhân chủ yếu là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Triệu chứng thay đổi khác nhau tùy từng giai đoạn:
- Mới bắt đầu là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, khối lượng đờm hằng ngày ít nhất 5-10ml (đầy một đáy bao diêm) về sau tăng nhiều hơn. Khi tiến triển lâu ngày, thêm biến chứng giãn phế quản hoặc apxe hoá, khối lượng đờm có thể hàng chén. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.
- Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác "trống hơi" nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự.
- Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...
3. Điều trị viêm phế quản mạn tính
- Tùy từng trường hợp cụ thể, về nguyên tắc, điều trị viêm phế quản mạn gồm 3 nội dung chính: chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm); phục hồi lưu thông không khí; chống nguy cơ suy hô hấp.
Phòng bệnh: dự phòng 3 cấp: 1. dự phòng căn nguyên, loại trừ các yếu tố gây bệnh (dự phòng cơ bản); 2. dự phòng "chậm trễ": phát hiện kịp thời, điều trị đúng lúc; 3. dự phòng "tàn phế": tích cực điều trị dù đã muộn, hạn chế tàn phế, đẩy lùi tử vong
- Chống hút thuốc và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (khói, bụi, không khí bẩn) trong gia đình cũng như nơi làm việc
- Chữa các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng
- Giảm uống rượu
- Phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em
- Điều trị sớm và triệt để các viêm nhiễm đường hô hấp.
VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Viêm phế quản ở trẻ em nếu được điều trị sớm và kịp thời thì thường không nguy hiểm. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản nặng, cha mẹ không phát hiện sớm khiến bệnh tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm kèm theo nguy cơ biến chứng rất cao.
Một số nguy cơ mà trẻ mắc phải khi không được điều trị sớm bao gồm:
- Viêm phổi.
- Hen suyễn (hen phế quản)
- Tràn dịch phổi và gây tử vong.
- Có thể gây ra tình trạng suy hô hấp do tắc hẹp ống thở, phù nề niêm mạc phế quản.
Khi trẻ có triệu chứng viêm phế quản cấp tính, các bậc phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.
Thông thường bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng của trẻ thông qua tiền sử bệnh và khám thực thể kết hợp với thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như chụp X - quang phổi, xét nghiệm máu và nuôi cấy đờm (chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác).
Ngoài việc dùng thuốc điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ thì các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản:
- Giữ ấm cho trẻ, tránh bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên cũng không cần thiết cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo gây nóng bức và khó chịu cho trẻ.
- Chú ý tới mũi họng của trẻ, nếu thấy nước mũi ra nhiều hãy lấy thường xuyên để trẻ dễ thở, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ.
- Bổ sung nước hoa quả hoặc canh súp giúp lỏng, vitamin C vào chế độ dinh dưỡng cho con.
Hi vọng với những thông tin trên bạn đọc đã có những kiến thức cơ bản về bệnh lý viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính. Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh và các phương pháp điều trị, bạn có thể gọi cho bác sĩ hô hấp qua tổng đài 1800 5454 35 / zao 0916 561 338.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn